Nội dung nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân trồngcao su với biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 30)

2.1.3.1. Ứng xử của hộ nông dân về diện tích trồng cao su

Diện tích của bất kì một loại nông sản nào cũng thể hiện mức độ hiệu quả của chính loại nông sản đó. Nhìn vào quy mô canh tác mà người ta có thể biết được thế mạnh của vùng cũng như giá trị kinh tế của loại nông sản của địa phương. Khi thời điểm giá cao su cao mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân thì các hộ thi nhau chặt bỏ các diện tích cây trồng cũ thu nhập kém để chuyển sang trồng cao su. Họ tập trung đầu tư chăm sóc cho vườn cây với mong muốn cải thiện đời sống. Đến khi có thu nhập cao thì họ tích cực mở rộng diện tích vườn cây làm cho số lượng vườn tăng lên nhanh chóng. Chính nguyên nhân tăng diện tích ồ ạt không có quy hoạch cụ thể như vậy nên đến khi giá cao su xuống thấp không vực dậy được trong thời gian qua làm cho các hộ ứng phó không kịp. Đứng trước nguy cơ cao như vậy các hộ buộc phải lựa chọn là chặt bỏ hay tiếp tục giữ lại vườn cây. Nếu lựa chọn giữ lại vườn cây thì đương nhiên phải có chi phí để chăm sóc, duy trì, còn chặt bỏ thì đến khi giá có xu hớng tăng thì lại tiếc nuối. Nhìn chung khi giá có xu hướng giảm thì các hộ lựa chọn phương án chặt bỏ là chính (Cảnh Thắng, Kiều Thiện, 2016).

2.1.3.2. Ứng xử của hộ nông dân về cơ cấu cây, con của vườn cao su

Ngoài việc thay đổi về diện tích trồng cao su thì việc bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi của vườn cao su cũng được bà con nông dân quan tâm đến. cây cao su có thời gian từ khi trồng tới khi thu hoạch là từ 6 – 7 năm, do đó người dân có thể áp dụng phương pháp đa canh để tăng nguồn thu trong thời điểm cây cao su chưa che tán. Người dân chủ yếu trồng xen canh các loại cây ngắn ngày khác như mía, sắn, nghệ, dứa,… hoặc tiến hành giảm diện tích hàng cách hàng, cây cách cây để xây dựng trang trại chăn nuôi như bò, bồ câu, gà để cải thiện thu nhập, nhưng vẫn bảo đảm đúng mật độ cây cao su (Nguyễn Khánh, 2014).

2.1.3.3. Ứng xử của hộ nông dân về mức đầu tư cho sản xuất cao su

Trong những năm vừa qua, lạm phát đã làm cho giá cả hàng hoá leo thang một cách chóng mặt. Giá cả đầu vào cho nông nghiệp cũng không phải ngoại lệ. Trong khi giá bán cao su thì ngày càng rẻ thì chi phí đầu tư cho nó ngày càng cao. Chính vì thế các hộ nông dân đã giảm bớt chi phí đầu tư cho vườn cao su. Có cách để các hộ có thể tiết kiệm chi phí đầu tư như giảm khối lượng bón phân, giảm số lần bón phân hay lựa chọn không bón phân cho cây nữa. Về phun thuốc

bảo vệ thực vật và phòng trừ sâu bệnh thì các hộ gia đình cũng tiết kiệm đến mức tối đa có thể.

2.1.3.4. Ứng xử của hộ nông dân về kỹ thuật canh tác cây cao su

Trong thời điểm hiện tại do giá mủ chưa cao, thu hoạch chưa bù lại được chi phí đầu tư, người dân nên tiếp tục chăm sóc, cải tạo vườn cây theo hướng áp dụng các phương pháp, kỹ thuật mới. theo điều tra tại địa bàn, trước đây người dân thường bón phân theo kiểu rải đều khắp vườn cây, nhưng hiệu quả không cao vì cao su chỉ hấp thụ được từ 30 – 40% lượng phân, phần còn lại sẽ bị bốc hơi, oxi hóa… thì nay áp dụng phương pháp bón phân theo hình thức đào hố, chôn lấp kỹ. Hình thức này, khối lượng phân bón ít hơn nhưng cây cao su sẽ hấp thụ tốt hơn.

Đồng thời, để giảm chi phí lao động thì người dân nơi đây cũng đã áp dụng chế độ cạo D3 hoặc D4. Theo các hộ nông dân thì với chế độ cạo này sẽ giúp cây ổn định tốt về tình trạng sinh lý, tiết kiệm được lớp vỏ nguyên sinh của cây, cho sản lượng ổn định và bền vững. Ngoài ra còn giúp cho người dân giảm mức đầu tư cho vườn cây khai thác, tiết kiệm 25% lao động sử dụng trên đơn vị diện tích cây cạo mủ, đáp ứng với điều kiện giá mủ xuống thấp (Nguyễn Thị Huệ, 1997).

2.1.3.5. Ứng xử của hộ nông dân về thời điểm thu hoạch cao su

Vì áp lực kinh tế, nhiều hộ nông dân nơi đây đã rút ngắn thời gian thu hoạch mủ. Điều này quả thật không đảm bảo, bởi không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng mủ mà còn gián tiếp làm hại đến cây cao su. Tại địa bàn điều tra, có những hộ lựa chọn thời điểm thu hoạch mủ sớm hơn để bán lấy tiền trang trải chi phí, có những hộ chọn phương án cạo muộn hơn để cho cây có thời gian nghỉ ngơi tạo mủ, còn có những hộ lựa chọn phương án không cạo mủ mà để chờ khi giá mủ tăng thì mới tiếp tục cạo (Nguyễn Thị Huệ, 1997).

2.1.3.6. Ứng xử của hộ nông dân về khâu tiêu thụ

Đối với cao su tiểu điền, sản lượng khai thác hàng ngày của các hộ nông dân là rất nhỏ, hơn nữa đường giao thông trong khu vực sản xuất không có nên xe chở mủ của các nhà máy không thể đến tận lô thu mua mủ nước trực tiếp từ các hộ nông dân. Vì vậy người dân thường xử lý thành mủ đông và cất trữ trong các nhà chứa ở khu vực sản xuất đợi các thu gom nhỏ ở địa phương đến rồi bán. Tuy nhiên do các nhà thu gom nhỏ có ít vốn và lao động, quá trình thu mua

thường không kéo dài trong toàn bộ 1 ngày mà chỉ tập trung vào sáng sớm nên họ không thể thâu tóm hết toàn bộ khối lượng mủ của địa phương được. Hộ nông dân cũng có thể thu hoạch mủ về nhà 3 – 4 ngày sau đó bán trực tiếp cho công ty. Hoặc hộ nông dân có thể vận chuyển trực tiếp đến bán cho công ty tại địa điểm đặt nhà máy chế biến hoặc có thể bán cho các đại lý thu mua mủ của công ty tại địa phượng (Nguyễn Lan Anh, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)