Hiệu quả kinh tế của việc trồng cây caosu của các hộ nông dân tại địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 60)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng trồng cây caosu tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

4.1.4. Hiệu quả kinh tế của việc trồng cây caosu của các hộ nông dân tại địa

bàn nghiên cứu

Với đặc tính dễ thích nghi với môi trường, trồng được trên những vùng đất khô cằn, khó khăn… mà cây cao su đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Cây cao su không kén đất, trồng được trên các loại đất như: cát pha, đất mịn, đất bazan…. Cây cao su thường được trồng vào đầu mùa mưa khoảng tháng 6 – 7 âm lịch. Khoảng 6 đến 7 năm thì có thể thu hoạch mủ và thu hoạch khi cây có tán lá ổn định. Hơn nữa, vốn đầu tư ban đầu cũng như công sức chăm sóc thấp hơn nhiều so với những loại cây trồng khác. Cây cao su cũng là cây ít gặp những căn bệnh nhất. Năng suất mủ cho cao nhất vào khoảng cây từ 11 đến 25 năm và ngừng cho mủ từ 26 đến 32 năm.

Hiện nay, diện tích rừng đang dần được thu hẹp, vì vậy cây cao su là một lựa chọn tốt vừa mang giá trị kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Nó phủ xanh đất trống, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng sinh thái…

Lá cây cao su khi rụng lại là nguồn hữu cơ tốt cho đất. Cành lá dùng làm củi đun. Hạt cao su dùng làm giống và có giá trị cao trong công nghiệp, dùng để chế tạo sơn điện li, ép dầu làm xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt. Nhân hạt cao su làm thức ăn cho cá, vỏ hạt cao su chế biến than hoạt tính, làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp. Dầu hạt cao su có thể dùng trong hội họa, khô dầu hạt cao su làm thức ăn có giá trị cho gia súc.

Cây cao su mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Sản phẩm chính là mủ hay còn gọi là “vàng trắng” vì nó là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghệ. Ngoài ra, cây cao su còn cung cấp gỗ khi hết khả năng thu hoạch mủ. Ngày nay nguyên liệu gỗ tự nhiên đang hiếm dần vì vậy mà cây cao su ngày càng có giá trị. Gỗ cây cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau và được đánh giá là gỗ thân thiện với môi trường. Gỗ cây cao su là nguyên liệu quý giá để sản xuất các mặt hàng gia dụng và nội thất. Lợi nhuận kinh tế cây cao su mang lại là rất lớn. Theo nhiều hộ trồng cao su cho biết hàng nằm họ thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nhựa mủ cây cao su nếu giá thị trường ổn định.

Một lợi ích không thể chối bỏ của việc trồng cây cao su là có khả năng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Lao động là yếu tố cần thiết của mọi

quá trình sản xuất, để tiến hành trồng cây cao su cần thiết phải có một lượng lao động tương đối lớn và phải ổn định lâu dài. Có thể nói từ khi trồng cây cao su tại địa bàn huyện Thọ Xuân, người dân đã được giải quyết công ăn việc làm làm tại địa phương và tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi của gia đình và tăng thêm thu nhập. Lao động trong hoạt động sản xuất cao su của các hộ gia đình chủ yếu là lao động có sẵn trong gia đình, một số hộ có diện tích lớn hoặc không có lao động thì phải thuê lao động trong địa phương. Một công lao động cạo mủ có thể lên đến 200 nghìn đồng/công. Một số hộ gia đình trả theo tiền mặt cố định còn một số hộ trả theo % khối lượng sản phẩm thu được.

Theo số liệu thống kê của huyện Thọ Xuân thì trong năm 2012 khi giá cao su còn cao đạt 60 nghìn đồng/kg thì thu nhập bình quân 1ha cao su mang lại cho hộ nông dân trồng là 54.000.000 đồng. Đến năm 2013 giá cao su bắt đầu giảm xuống còn 45 nghìn đồng thì sản lượng mủ cao su cũng tụt giảm xuống còn 804kg/ha thì thu nhập bình quân của các hộ trồng cao su đạt 36.180.000 đồng. Năm 2015 là năm khó khăn nhất với các hộ nông dân trồng cao su vì giá cao su tụt giảm còn có 23 nghìn đồng/kg và năng suất cũng giảm còn 624kg/ha mang lại thu nhập còn 14.352.000 đồng, giảm hơn 3,7 lần so với thời gian năm 2012. Năm 2016 giá cao su có chuyển biến tăng lên 27 nghìn đồng thì một số hộ nông dân đã chặt bỏ một số diện tích cao su hoặc không chăm sóc nên năng suất cũng giảm mạnh xuống còn 540kg/ha mang lại nguồn thu nhập lúc này là 14.580.000 đồng. Thu nhập này là thu nhập chính từ cây cao su mang lại khi chưa tính trừ chi phí trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Trong những năm giá cao su thấp thì nếu tính trừ chi phí đầu tư chăm sóc rồi khi đó các hộ nông dân còn lại số tiền không đáng kể.

Bảng 4.4. Hiệu quả sản xuất cao su của địa bàn huyện qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năng suất bình quân Kg/ha 900 804 720 624 540 Giá bán bình quân Nghìn đ/kg 60 45 27 23 27 Thu nhập bình quân/ha/năm Nghìn đồng 54.000 36.180 19.440 14.352 14.580

Nguồn: Số liệu thống kê huyện (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ nông dân trồng cao su với biến động giá bán sản phẩm trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)