Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến về kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN
2.2. Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN tại một số địa
MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO KBNN QUỲ HỢP
2.2.1.Kinh nghiệm của một số địa phương trong kiểm soát chi ĐTXDCB qua Kho bạc
2.2.1.1. Thực tiễn kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB của KBNN Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Căn cứ những quy định của pháp luật và chế độ chính sách của Nhà nước, thời gian qua, KBNN Nga Sơn đã thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát chi ĐTXDCB.
Để bảo đảm kiểm soát chi đúng chế độ theo quy định, tiết kiệm, chống lãng phí, KBNN Nga Sơn đã phối hợp các đơn vị trên địa bàn triển khai kịp thời các văn bản, các quy định mới của Bộ Tài chính, KBNN, nhằm đáp ứng kịp thời mọi hoạt động về thu, chi NSNN của các cấp. Kho bạc Nga sơn đã phối hợp với các cơ quan tài chính, thuế và các ngành liên quan giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong xử lý nghiệp vụ, phục vụ kịp thời nhu cầu thanh toán của các đơn vị giao dịch. Thực hiện tốt công tác quyết toán niên độ ngân sách hàng năm; tổng hợp, rà soát, đối chiếu số liệu thu, chi NSNN, số dư trên tài khoản tiền gửi và dự toán của khách hàng giao dịch với kho bạc. Qua đó, đã phát hiện và xử lý kịp thời các sai lệch bảo đảm số liệu luôn khớp đúng giữa KBNN và khách hàng giao dịch. Khi thanh toán hoặc chi tạm ứng, Kho bạc thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đối chiếu để không vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm soát đầy đủ hồ sơ, chứng từ, để các khoản chi qua kho bạc bảo đảm đúng quy định.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách, thanh toán vốn ĐTXDCB của kho bạc Nga Sơn đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc; Đó là hồ sơ hàng năm của các đơn vị nộp còn chậm, trình độ chủ đầu tư còn yếu
kém, tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản chậm; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án (Đỗ Quang Minh, 2014).
2.2.1.2. Kinh nghiệm kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB của KBNN Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
KBNN Gia Lộc trực thuộc KBNN Hải Dương với chức năng nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Tổ chức bộ máy của KBNN Gia Lộ có 12 cán bộ, bao gồm 2 cán bộ trong ban lãnh đạo và 10 cán bộ thực hiện các phần hành nghiệp vụ.
Trong quá trình hoạt động và phát triển, KBNN Gia Lộc luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã được KBNN Hải Dương và Huyện ủy - HĐND - UBND huyện ghi nhận. Với những thành tích đạt được, KBNN Gia Lộc đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng hạng Ba cùng nhiều phần thưởng cao quý khác tặng cho tập thể và cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản nhà nước giao cho quản lý.
Về công tác kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB: Trong những năm gần đây, kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB từ NSNN ở KBNN Gia Lộc tăng đều qua các năm và tỷ lệ giải ngân đạt khá cao (năm 2016: 1.176.320 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 92,50%; năm 2017: 1.226.040 triệu động, tỷ lệ giải ngân đạt 90,98%; năm 2018: 1.447.059 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 93,21%). Trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB, KBNN Gia Lộc đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến nên đã phát hiện được những sai sót như: sai khối lượng so với thiết kế được duyệt và so với khối lượng trong hợp đồng đã ký kết; sai do cộng số học...Trên cơ sở đó đã từ chối thanh toán hàng trăm món chi đầu tư và tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho NSNN (năm 2016: 2.348 triệu đồng; năm 2017: 5.193 triệu đồng; năm 2018: 4.832 triệu đồng).
Có được những thành tích trên là do KBNN Gia Lộc đã tích cực đào tạo cán bộ, tích cực hướng dẫn cho các chủ đầu tư về chính sách mới của Nhà nước. Ngoài ra trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB, KBNN Gia Lộc đã phối hợp tốt với sở, ngành liên quan trong thực thi nhiệm vụ, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương. Thường xuyên nghiên cứu các văn bản chế độ, đồng thời nắm bắt tình hình thực hiện triển khai các dự án trọng điểm để từ đó tham mưu đề xuất cho cấp ủy, chính quyền địa phương các giải
pháp chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi tạm ứng, quyết toán dự án hoàn thành, điều chỉnh kế hoạch vốn, bố trí sử dụng vốn hợp lý, không để tồn đọng và gây lãng phí.
Trên cơ sở phân cấp của tỉnh và thực trạng đội ngũ cán bộ, KBNN Gia Lộc từng bước thực hiện phân cấp nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho từng cán bộ giao dịch viên theo từng chủ đầu tư, Ban quản lý dự án để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trên địa bàn huyện giao dịch thuận lợi, đồng thời dành nhiều thời gian để tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. (Vũ Ngọc Quang, 2015).
2.2.1.3. Kinh nghiệm kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB của KBNN Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Để có cơ sở đánh giá trình độ, năng lực cũng như có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, KBNN Hưng Nguyên đã tổ chức hội thi nghiệp vụ công tác kiểm soát chi vốn ĐTXDCB. Nội dung thi gồm 2 phần: Thi lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm và thi thực hành thông qua việc xử lý các tình huống nghiệp vụ thực tế đã phát sinh tại các đơn vị KBNN Hưng Nguyên. Hội thi diễn ra nghiêm túc, chất lượng và thành công, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra chính là dịp để công chức làm công tác kiểm soát chi học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát huy lòng yêu ngành, yêu nghề nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Luôn khuyến khích cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa học về các mảng nghiệp vụ KBNN nói chung, nghiệp vụ kiểm soát chi ĐTXDCB nói riêng. Các chương trình nghiên cứu khoa học giúp cán bộ đào sâu nghiên cứu về lĩnh vực mà mình làm việc, qua đó phân tích những hạn chế, vướng mắc từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ĐTXDCB. Việc tham gia nghiên cứu sẽ giúp mỗi công chức nâng cao khả năng tư duy, hiểu sâu, hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị. Nghiên cứu khoa học giúp cán bộ KBNN có thể tham gia đóng góp, kiến nghị với cấp trên trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách có liên qua trực tiếp đến hoạt động nghiệp vụ (Hà Xuân Trường, 2012).
2.2.1.4. Bài học rút ra cho KNNN Quỳ Hợp trong quản lý kiểm soát chi ĐTXDCB
Qua nghiêm cứu công tác kiểm soát chi vốn ĐTXDCB từ NSNN của KBNN Nga Sơn; KBNN Gia Lộc và KBNN Hưng Nguyên, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, con người là nhân tố quyết định trong quá trình thực thi công vụ, nhất là thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Do vậy, cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để có đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư có trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức để đội ngũ cán bộ này có lập trường tư tưởng vững vàng, dũng cảm phát hiện và đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, sai trái trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB, bởi vì đây là lĩnh vực khá nhạy cảm và dễ xảy ra tiêu cực.
Thứ hai, hiện đại hóa chương trình ứng dụng quản lý, kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB. Thực hiện việc tích hợp giữa chương trình ứng dụng này với các chương trình ứng dụng quản lý NSNN khác. Thực hiện việc kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành để tiến hành trao đổi, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các cấp, các ngành trong quá trình quản lý, điều hành kế hoạch ĐTXDCB từ NSNN.
Thứ ba, thực hiện phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn ĐTXDCB để kịp thời trao đổi, tìm ra hướng giải quyết đối với những khó khăn, vướng mắc trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong quá trình điều hành NSNN nói chung và trong ĐTXDCB nói riêng, đảm bảo bố trí sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, không để tồn đọng và gây lãng phí cho NSNN.
Thứ tư, Bám sát chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động nghiên cứu các văn bản chính sách chế độ mới trong lĩnh vực kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đến cán bộ Kho bạc cũng như các đơn vị chủ đầu tư.
Thứ năm, Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắm các sai sót xảy ra trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Thực hiện công khai quy trình quản lý, thanh toán vốn đầu tư.