Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 47)

3.1.1. Vị trí địa lý huyện Quỳ Hợp

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quỳ Hợp là huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Nghệ An, phía bắc giáp huyện Quỳ Châu, phía nam giáp huyện Tân Kỳ và Anh Sơn, phía đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía tây giáp huyện Con Cuông và Quỳ Châu.

Diện tích: 941,28 km2 Dân số: 120.000 người

Huyện Quỳ Hợp gồm Thị trấn Quỳ Hợp và 20 xã: Yên Hợp, Châu Hồng, Châu Tiến, Châu Thành, Đồng Hợp, Liên Hợp, Tam Hợp, Châu Lộc, Châu Quang, Minh Hợp, Châu Đình, Châu Cường, Thọ Hợp, Châu Thái, Nghĩa Xuân, Văn Lợi, Nam Sơn, Hạ Sơn, Châu Lý, Bắc Sơn.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Quỳ Hợp có tổng diện tích tự nhiên 94.220,55 ha. Huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Trong đó gần 4 ngàn ha núi đá và sông suối, còn lại trên 90 ngàn ha thuộc 2 nhóm chính là đất địa thành và đất thủy thành. Nhìn chung đất đai Quỳ Hợp đa dạng, độ phì cao, tầng dày khá (>170cm) thích hợp với nhiều loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao so với nhiều huyện miền núi khác. Từ thời Pháp thuộc, ở vùng Phủ Quỳ (cũ), trong đó có một phần đất của Quỳ Hợp, đã xuất hiện các đồn điền...Sau hoà bình được lập lại, Quỳ Hợp đã có 2 Nông trường được thành lập, tồn tại và phát triển đến nay đã chuyển đổi thành công ty làm ăn có hiệu quả.

Cũng như đặc điểm chung của toàn tỉnh, huyện Quỳ Hợp có lượng mưa phân bố không đều trong năm (tập trung chủ yếu vào tháng 8, 9) trong khi độ dốc lớn, lòng sông, suối hẹp nên nguồn nước mặt ở Quỳ Hợp cũng có những hạn chế. Sớm ý thức được điều đó, Đảng bộ và nhân dân huyện Quỳ Hợp đã chăm lo đầu tư, xây dựng các công trình thuỷ lợi, phục vụ sản xuất. Đến nay, toàn huyện có 46 hồ, đập lớn nhỏ với tổng diện tích mặt nước có khoảng 200 ha, đáp ứng tuới tiêu cho 2.239,15 ha lúa nước (2 vụ). Với kỹ thuật chăm bón tốt, kết hợp với các giống lúa lai kinh tế, năng suất lúa bình quân của Quỳ Hợp là 58,5 ta/ha, sản

lượng lúa hàng năm đạt trên 25 ngàn tấn, giải quyết cơ bản nhu cầu về lương thực trên địa bàn huyện. Sau năm 2015, khi Hồ chứa nước Bản Mồng được đưa vào sử dụng, dự kiến, sẽ cấp nước tưới cho 18.871 ha đất sản xuất, chủ yếu là ở Quỳ Hợp. Khi đã chủ động được nguồn nước tưới, Quỳ Hợp sẽ có sự thay đổi cơ bản cơ cấu các loại cây trồng, một số diện tích cây màu sẽ chuyển sang thâm canh lúa nước.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2008 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 51.612,17 ha, chiếm 54,78% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất 38.855,37 ha, còn lại là đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Trong những năm gần đây, trên địa bàn Quỳ Hợp, việc trồng rừng đã trở thành phong trào, bà con nhân dân đã biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong việc trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, nên diện tích rừng trồng phát triển tốt. Năm 2008, toàn huyện đã trồng được 1.491 ha rừng, 6 tháng đầu năm 2009 đã trồng được 923 ha rừng. Dự kiến, năm 2009 Quỳ Hợp sẽ trồng rừng vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 1.500 ha).

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi ở Quỳ Hợp cũng phát triển khá mạnh. Năm 2008, tổng đàn trâu 26.740 con, tổng đàn bò 12.751 con, đàn lợn 43.298 con, gia cầm 606.879 con. Trong thời gian gần đây, diện tích đồng cỏ có xu hướng giảm vì phần lớn diện tích đã bố trí cho trồng trọt, nhất là việc trồng rừng, từ đó tập quán chăn nuôi gia súc thả rông không còn phù hợp và đã từng bước chuyển sang chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại, nuôi nhốt chuồng...vừa thuận lợi trong việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh vừa tận dụng được nguồn thức ăn từ các sản phẩm của trồng trọt như ngô, lá mía...

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Huyện Quỳ Hợp được thành lập ngày 19-4-1963 theo Quyết định 52-CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách 10 xã: Châu Quang, Châu Thành, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Thái, Châu Sơn, Châu Cường, Châu Lý, Châu Đình, Châu Yên thuộc huyện Quỳ Châu và 3 xã: Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Nghĩa Sơn thuộc huyện Nghĩa Đàn.

Khi mới thành lập, huyện Quỳ Hợp có 13 xã: Châu Cường, Châu Đình, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Lý, Châu Quang, Châu Sơn, Châu Thái, Châu Thành, Châu Yên, Nghĩa Sơn, Nghĩa Xuân, Tam Hợp.

Ngày 17-4-1965, chia xã Nghĩa Sơn thành hai xã lấy tên là xã Văn Lợi và Hạ Sơn; chia xã Châu Lộc thành hai xã lấy tên là xã Châu Lộc và xã Liên Hợp;

chia xã Nghĩa Xuân thành hai xã lấy tên là xã Nghĩa Xuân và xã Minh Hợp; chia xã Tam Hợp thành hai xã lấy tên là xã Tam Hợp và xã Thọ Hợp.

Ngày 15-4-1967, chia xã Châu Yên thành hai xã lấy tên là xã Yên Hợp và Đồng Hợp.

Ngày 9-11-1983, tách 600 ha đất của xã Châu Quang để thành lập thị trấn Quỳ Hợp - thị trấn huyện lị huyện Quỳ Hợp.

Ngày 15-10-1990, chia xã Châu Hồng thành hai xã lấy tên là xã Châu Hồng và xã Châu Tiến; chia xã Châu Sơn thành 2 xã lấy tên là xã Bắc Sơn và xã Nam Sơn.

Toàn huyện có 46 hồ, đập lớn nhỏ với tổng diện tích mặt nước có khoảng 200 ha, đáp ứng tuới tiêu cho 2.239,15 ha lúa nước (2 vụ). Năng suất lúa bình quân của Quỳ Hợp là 58,5 ta/ha, sản lượng lúa hàng năm đạt trên 25 ngàn tấn.Năm 2008 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 51.612,17 ha, chiếm 54,78% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất 38.855,37 ha, còn lại là đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi ở Quỳ Hợp cũng phát triển khá mạnh. Năm 2018, tổng đàn trâu 26.740 con, tổng đàn bò 12.751 con, đàn lợn 43.298 con, gia cầm 606.879 con. Việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho gia súc vừa tận dụng được nguồn thức ăn từ các sản phẩm của trồng trọt như ngô, lá mía... Do đặc điểm thổ nhưỡng, Quỳ Hợp có điều kiện phát triển lâm nghiệp và trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: chè, cao su, cà phê, mía...cây ăn quả như: cam, vải, nhãn...Huyện cũng có tiềm năng để phát triển nông nghiệp với các loại cây như khoai, ngô, sắn. Huyện Quỳ Hợp có diện tích lúa nước nhiều hơn hẳn các huyện vùng cao khác.

Quỳ Hợp có diện tích rừng lớn, chiếm 40% diện tích tự nhiên của huyện, trữ lượng gỗ cao, bình quân 150m3/ha, với nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, gụ, lát hoa...và nhiều loại cây đặc sản, dược liệu như quế, sa nhân, cánh kiến, nấm hương...Bên cạnh đó, Quỳ Hợp còn có nhiều đồi núi với hệ thực-động vật phong phú, đa dạng, là một trong những huyện nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Quỳ Hợp có nhiều thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái như: Thẩm Poòng, hang Kẻ Ham...Thắng cảnh hùng vĩ nhất là thác nước Bản Bìa tựa như một dải lụa bạc nổi bật giữa núi rừng xanh biếc, hùng vĩ.Quỳ Hợp có nhiều khoáng sản quý như: đá quý,vàng, thiếc, ăng ti

moan,...Riêng quặng thiếc có hàm lượng cao. Quỳ Hợp còn có nhiều núi đá (đá hoa cương, đá granít). Ngoài ra, suối nước khoáng ở Bàn Khạng (xã Yên Hợp) là loại nước uống có nhiều khoáng chất tốt.

Điểm tham quan: Di tích, danh thắng: bãi tập Lê Lợi, hang Pẩn Pang– Nang Ni, làng Thái cổ, Đền Chọong, Đền cửa Tróng, Khu BTTN Pù Huống, Đền Làng Dinh, Đền Chợ Bãi, Thác bản Bìa, đền Bản Le, Hồ Thung Mây, Thác bản Tạt, Khe lạnh...

Làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm

Đặc sản Cam Vinh, Cháo lươn Vinh, Nộm chợ Vinh, Chả rươi, Nước chè xanh, Măng chua Anh Sơn, Kẹo Cu Đơ, Chè Hùng Sơn, món lạp cá, Ốc xào, tiết canh ong, cá mòi sông Lam, bánh đa vừng Đô Lương, Đặc sản ''ruốc'' rươi ở Hưng Nguyên, Rượu nếp Hưng Tân, Bánh cuốn nóng, Ốc xào, Cà pháo, và món ăn được chế biến bằng nguồn sản vật của địa phương như: cá lăng, cá mát, lợn đen, gà đen, nặm nhọoc, bò giàng, pìa; các loại rau quả như: xoài, cà ngọt, măng đắng, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ, mận, đào, Vùng núi Đại Huệ, Thiên Nhẫn có sản phẩm chè xanh thơm ngon, Giò Me Nam Đàn, Cam xã Đoài, Mật mía Nghĩa Đàn, lợn nít, vịt bầu, cá lăng, cá mát, cá chạch, gà ác, nếp cẩm, Dưa nại, măng đắng, khoai sọ, chanh le, Hó Moọc và canh môn, Chè đâm.... ...

3.2. KHÁI QUÁT VỀ KBNN QUỲ HỢP 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

KBNN Quỳ Hợp, Tỉnh Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 185/TC/QĐ/TCCB, ngày 21/03/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính với tên gọi Chi nhánh KBNN Quỳ Hợp, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn; KBNN Quỳ Hợp đã có những năm tháng hình thành và phát triển thích hợp, vững chắc để vượt qua những khó khăn ban đầu khi mới thành lập, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trên địa bàn huyện.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức của KBNN Quỳ Hợp tuân theo các quy định về phân cấp quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN, cụ thể gồm Ban lãnh đạo (Giám đốc và một Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và các giao dịch viên làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN trên địa bàn, thủ quỹ, bảo vệ.

Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy KBNN Quỳ Hợp như sau:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Quỳ Hợp

Nguồn: KBNN Quỳ Hợp (2019) Tại đơn vị KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng, công chức được phân công trực tiếp giao dịch với khách hàng được gọi chung là GDV( kiểm soát chi ngân sách). GDV tiếp nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ và tham gia vào quy trình kiểm soát chi, hạch toán kế toán, Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ, chứng từ và ký kiểm soát, trình lãnh đạo phụ trách phê duyệt theo quy định. Việc sắp xếp tổ chức và phân công thực hiện các nghiệp vụ tại Quy trình này đảm bảo một đơn vị sử dụng ngân sách chỉ giao dịch với một công chức kho bạc.

Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn cán bộ KBNN Quỳ Hợp

(ĐVT: người)

STT Trình độ chuyên môn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Trên ĐH 0 1 1

2 Đại học 10 10 10

3 Cao đẳng và trung cấp 1 1 1

4 Sơ cấp và chưa qua đào tạo 1 1 1

Tổng 12 13 13

Nguồn: KBNN Quỳ Hợp (2016-2018) Năm đầu tiên KBNN Quỳ Hợp mới đi vào hoạt động với 08 cán bộ công chức, trong đó cán bộ nữ 04, trình độ đại học 01 người, cao đẳng và trung cấp 03

Giao dịch viên, thủ qũy, bảo vệ

Ban lãnh đao: - Giám đốc - Phó Giám đốc

người, còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo. Năm 2013 được sự quan tâm của Bộ Tài chính, KBNN, KBNN Nghệ An; KBNN Quỳ Hợp đã được đầu tư xây dựng mới với trụ sở làm việc khang trang, sạch đẹp và hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ cán bộ công chức có kinh nghiệm trong quản lý cũng như nghiệp vụ; quản lý chặt chẽ, đúng chế độ, hiệu quả, an toàn quỹ NSNN, hoàn thành tốt nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Bộ máy tổ chức dần được kiện toàn ổn định và hoạt động hiệu quả. Chất lượng cán bộ, công chức ngày càng được nâng lên tính đến thời điểm cuối năm 2018 tổng số cán bộ của kho bạc là 13 người trong đó 01 người có trình độ trên đại học, 10 người có trình độ đại học và 2 người trình độ trung cấp và sơ cấp.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Trụ sở làm việc được bảo vệ tuyệt đối an toàn, xanh sạch đẹp phục vụ tốt cho các hoạt động giao dịch của khách hàng khi đến thanh toán và hoạt động nghiệp vụ quản lý nội bộ. Hiện nay, thực hiện chiến lược phát triển của ngành toàn đơn vị đang tập trung nguồn lực, vận hành hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (viết tắt là TABMIS) được thông suốt. Triển khai tốt dự án thu thuế trực tiếp (chương trình TCS - TT) giao diện với hệ thống TABMIS, hệ thống thanh toán Song phương điện tử, thanh toán Liên kho bạc điện tử và thanh toán bù trừ điện tử giao diện trực tiếp với TABMIS, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo đột xuất, định kỳ về tình hình thu chi NSNN và quyết toán NSNN theo quy định…nhằm đạt hiệu quả cao của dự án TABMIS - một trong ba cấu phần lớn nhất của dự án cải tài chính công.

3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ

3.2.3.1. Chức năng

KBNN Quỳ Hợp là tổ chức trực thuộc KBNN ở tỉnh Nghệ An có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Quỳ Hợp có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

3.2.3.2. Nhiệm vụ

- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý quỹ NSNN và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp huyện.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.

- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN cấp huyện theo quy định của pháp luật.

+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật: + Tiếp nhận, kiểm tra thông tin tài chính do các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp theo quy định của pháp luật.

+ Lập và gửi Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện cho KBNN cấp tỉnh để lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính đồng cấp để biết theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN cấp huyện.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại KBNN cấp huyện.

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các đơn vị, tổ chức có quan hệ giao dịch với KBNN cấp huyện; mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp huyện theo

quy định của pháp luật.

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)