Khái quát về KBNN Quỳ Hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 50)

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

KBNN Quỳ Hợp, Tỉnh Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 185/TC/QĐ/TCCB, ngày 21/03/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính với tên gọi Chi nhánh KBNN Quỳ Hợp, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn; KBNN Quỳ Hợp đã có những năm tháng hình thành và phát triển thích hợp, vững chắc để vượt qua những khó khăn ban đầu khi mới thành lập, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trên địa bàn huyện.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức của KBNN Quỳ Hợp tuân theo các quy định về phân cấp quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN, cụ thể gồm Ban lãnh đạo (Giám đốc và một Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và các giao dịch viên làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN trên địa bàn, thủ quỹ, bảo vệ.

Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy KBNN Quỳ Hợp như sau:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Quỳ Hợp

Nguồn: KBNN Quỳ Hợp (2019) Tại đơn vị KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng, công chức được phân công trực tiếp giao dịch với khách hàng được gọi chung là GDV( kiểm soát chi ngân sách). GDV tiếp nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ và tham gia vào quy trình kiểm soát chi, hạch toán kế toán, Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ, chứng từ và ký kiểm soát, trình lãnh đạo phụ trách phê duyệt theo quy định. Việc sắp xếp tổ chức và phân công thực hiện các nghiệp vụ tại Quy trình này đảm bảo một đơn vị sử dụng ngân sách chỉ giao dịch với một công chức kho bạc.

Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn cán bộ KBNN Quỳ Hợp

(ĐVT: người)

STT Trình độ chuyên môn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Trên ĐH 0 1 1

2 Đại học 10 10 10

3 Cao đẳng và trung cấp 1 1 1

4 Sơ cấp và chưa qua đào tạo 1 1 1

Tổng 12 13 13

Nguồn: KBNN Quỳ Hợp (2016-2018) Năm đầu tiên KBNN Quỳ Hợp mới đi vào hoạt động với 08 cán bộ công chức, trong đó cán bộ nữ 04, trình độ đại học 01 người, cao đẳng và trung cấp 03

Giao dịch viên, thủ qũy, bảo vệ

Ban lãnh đao: - Giám đốc - Phó Giám đốc

người, còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo. Năm 2013 được sự quan tâm của Bộ Tài chính, KBNN, KBNN Nghệ An; KBNN Quỳ Hợp đã được đầu tư xây dựng mới với trụ sở làm việc khang trang, sạch đẹp và hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ cán bộ công chức có kinh nghiệm trong quản lý cũng như nghiệp vụ; quản lý chặt chẽ, đúng chế độ, hiệu quả, an toàn quỹ NSNN, hoàn thành tốt nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Bộ máy tổ chức dần được kiện toàn ổn định và hoạt động hiệu quả. Chất lượng cán bộ, công chức ngày càng được nâng lên tính đến thời điểm cuối năm 2018 tổng số cán bộ của kho bạc là 13 người trong đó 01 người có trình độ trên đại học, 10 người có trình độ đại học và 2 người trình độ trung cấp và sơ cấp.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Trụ sở làm việc được bảo vệ tuyệt đối an toàn, xanh sạch đẹp phục vụ tốt cho các hoạt động giao dịch của khách hàng khi đến thanh toán và hoạt động nghiệp vụ quản lý nội bộ. Hiện nay, thực hiện chiến lược phát triển của ngành toàn đơn vị đang tập trung nguồn lực, vận hành hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (viết tắt là TABMIS) được thông suốt. Triển khai tốt dự án thu thuế trực tiếp (chương trình TCS - TT) giao diện với hệ thống TABMIS, hệ thống thanh toán Song phương điện tử, thanh toán Liên kho bạc điện tử và thanh toán bù trừ điện tử giao diện trực tiếp với TABMIS, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo đột xuất, định kỳ về tình hình thu chi NSNN và quyết toán NSNN theo quy định…nhằm đạt hiệu quả cao của dự án TABMIS - một trong ba cấu phần lớn nhất của dự án cải tài chính công.

3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ

3.2.3.1. Chức năng

KBNN Quỳ Hợp là tổ chức trực thuộc KBNN ở tỉnh Nghệ An có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Quỳ Hợp có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

3.2.3.2. Nhiệm vụ

- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý quỹ NSNN và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp huyện.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.

- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN cấp huyện theo quy định của pháp luật.

+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật: + Tiếp nhận, kiểm tra thông tin tài chính do các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp theo quy định của pháp luật.

+ Lập và gửi Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện cho KBNN cấp tỉnh để lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính đồng cấp để biết theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN cấp huyện.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại KBNN cấp huyện.

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các đơn vị, tổ chức có quan hệ giao dịch với KBNN cấp huyện; mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp huyện theo

quy định của pháp luật.

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.

- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại KBNN cấp huyện theo quy định.

- Thực hiện công tác pháp chế, công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định.

- Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện. - Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN cấp huyện theo quy định.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN cấp tỉnh giao.

3.2.3.3. Quyền hạn

- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu và thông tin

3.3.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

nhau, trên báo chi về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các lý thuyết về công tác quản lý kinh tế, các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTXDCB;

- Là luồng thông tin được lấy từ các báo cáo kết quả hàng năm tại Kho bạc, hay các báo cáo liên quan đến các dự án ĐTXDCB, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia và các báo cáo về sử dụng nguồn vốn NSNN cho ĐTXDCB tại địa phương.

3.3.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu mới từ việc tiến hành điều tra khảo khảo sát 2 nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng là chủ thể kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp, nhóm đối tượng là khách thể kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp.

Nhóm 1 tác giả điều tra 12 cán bộ KBNN Quỳ Hợp

Nhóm 2 tác giả điều tra gồm 88 đối tượng điều tra khác gồm kế toán, chủ tài khoản kho bạc tại KBNN Quỳ Hợp có phát sinh thanh toán vốn ĐTXDCB trong giai đoạn 2016-2018, các chủ đầu tư bao gồm các đơn vị: UBND huyện Quỳ Hợp, 21 đơn vị UBND xã (thị trấn), 7 đơn vị trường học và 10 đơn vị sự nghiệp và 5 đơn vị doanh nghiệp nhà nước liên quan đến các dự án ĐTXDCB.

Căn cứ chọn mẫu:

Nhóm 1: Căn cứ số lượng cán bộ kho bạc có liên quan đến công tác kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp nên tác giả chọn mẫu khảo sát gồm 12 cán bộ viên chức tại Kho bạc;

Nhóm 2: Căn cứ vào số lượng các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Quỳ Hợp gồm UBND huyện, 21 xã (thị trấn), căn cứ vào số lượng đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước có phát sinh sử dụng vốn ĐTXDCB trên địa bàn huyện Quỳ Hợp trong giai đoạn 2016-2018, tác giả mẫu ngẫu nghiên, số lượng mẫu chọn đủ lớn để đảm bảo tính đại diện, mỗi đơn vị mẫu được chọn, tác giả điều tra 2 người gồm chủ tài khoản và kế toán trưởng. Tổng số đơn vị được chọn điều tra 44 đơn vị. Tổng số mẫu được điều tra là 88 người tương ứng 88 phiếu điều tra.

Bảng 3.2. Thông tin khách hàng được điều tra

Cơ cấu khách hàng được điều tra Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Giới tính Nữ 24 27,3 Nam 64 72,7 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 11 12,5 Từ 30 - 40 tuổi 40 45,4 Từ 41-50 tuổi 35 39,8 51 tuổi trở lên 2 2,3 Trình độ chuyên môn Trung cấp 0 0,0 Cao đẳng 23 26,1 Đại học 64 72,7 Trên đại học 1 1,2 Số năm kinh nghiệm công tác Dưới 5 năm 35 39,8 Từ 5 đến 10 năm 50 56,8 10 năm trở lên 3 3,4

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2019)

Nội dung điều tra:

- Tình hình kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp.

- Tình hình triển khai dự án, hoàn tất hồ sơ các giai đoạn, hồ sơ thanh toán, tạm ứng và quyết toán công trình.

- Những khó khăn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn và khối lượng công việc hoàn thành.

- Các quy định của Nhà nước, Kho bạc liên quan đến quản lý NSNN nói

chung và quản lý chi ĐTXDCB nói riêng.

- Phát phiếu cho các đối tượng trực tiếp.

- Thu thập phiếu điều tra, xử lý số liệu và lập bảng tổng hợp, phân tích.

3.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát thường là số liệu tổng hợp chưa đồng nhất, vì vậy cần phải xử lý trước khi phân tích, đánh giá.

Thông tin thứ cấp: Được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: Những tài liệu về lý luận; Những tài liệu tổng quan về cơ sở thực tiễn; Những tài liệu tổng kết, kết quả nghiên cứu thực tiễn qua đó chọn lọc, khảo sát, kế thừa.

Thông tin sơ cấp: Thông tin thu được trong quá trình điều tra, phỏng vấn được làm sạch xử lý bằng phần mềm Excel.

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

*Phương pháp thống kê mô tả

Dùng các con số tuyệt đối, tương đối, các bảng, đồ thị để mô tả các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích. Phương pháp này dùng để mô tả thực trạng kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp, tập hợp các thông tin về tình hình kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN Quỳ Hợp.

*Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu qua các năm. Từ đó thấy được xu hướng, kết quả đạt được giúp cho quá trình nghiên cứu đưa ra những kết luận, nhận xét.

* Phương pháp cân đối

Sử dụng phương pháp cân đối trong việc tính toán các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu, cân đối chi ĐTXDCB tại địa phương.

* Phương pháp thang đo Likert

Tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá với các mức như sau:

1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường

Từ đó tính ra mức điểm bình quân đối với mỗi chỉ tiêu để đưa ra kết luận.

3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Ngoài các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá một số nội dung về điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương và cơ sở nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu sau:

1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN

- Số lượt hồ sơ sai sót phát hiện trả lại đơn vị trong quá trình kiểm soát chi. - Số tiền từ chối thanh toán thông qua kiểm soát thanh toán. Chỉ tiêu này đánh giá kết quả kiểm soát chi vốn ĐTXDCB của KBNN. Số tiền từ chối thanh toán càng lớn càng chứng tỏ rằng công tác kiểm soát của KBNN là chặt chẽ. Qua kiểm soát chi vốn đầu tư, số tiền từ chối thanh toán thể hiện bằng số tuyệt đối, được xác định theo công thức:

Số tiền KBNN từ chối Giá trị khối lượng hoàn Giá trị khối lượng hoàn

thanh toán qua kiểm = thành chủ đầu tư và nhà thầu - thành KBNN chấp nhận

soát chi ĐTXDCB đề nghị thanh toán thanh toán

- Hiệu quả (tỷ lệ %) đánh giá kiểm soát chi qua các năm.

2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN

Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là xem xét toàn bộ quá trình kiểm soát thanh toán qua các năm phát triển theo xu hướng nào, thông qua các nội dung để đánh giá như sau:

- Số lượng hồ sơ, số tiền kiểm soát chi NS qua KBNN. - Mức thực hiện Chi NSNN theo kế hoạch:

Mức thực hiện Chi NSNN

theo kế hoạch =

Chi NSNN đã thực hiện

x100 Chi NSNN theo kế hoạch

3. Hệ thống chỉ tiêu về nội dung kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN

- Tỷ lệ giải ngân vốn ĐTXDCB từ NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)