Kết quả tích tụ ruộng cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 77 - 82)

Chủtrương tích tụ ruộng đất đểứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được tỉnh triển khai từnăm 2013, và chính thức đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứXIX (tháng 10/2015), xác định là một trong ba giải pháp đột phá để xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững. Tính đến hết năm 2017, Bình Lục đã tích tụ được trên 113ha đất ở Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệcao (NNƯDCNC) tại xã An Mỹvà Đồng Du (trong đó xã An Mỹđã quy hoạch được trên 22 ha; xã Đồng Du 91,4 ha, 7 mô hình TTRĐ về liên kết, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa, cây dược liệu, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung tại các xã: An Ninh, BồĐề, Tràng An, Đồn Xá, Mỹ Thọ, Vũ Bản. Ngoài ra, còn một số mô hình TTRĐ phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, trang trại đa canh, các hộ dân góp đất, tích tụ xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Cụ thểnhư sau:

Bảng 4.6. Thực trạng tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Bình Lục

Nội dung Đơn vị

tính

Tích tụ để phát triển trồng trọt

Tích tụ để phát triển chăn nuôi

Số tổ chức, cá nhân tham gia 39 21

Diện tích Ha 95,81 17,19

Thuê đất % 90,28 96,46

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất % 1,76 -

Góp đất % 4,91 3,54

Mượn đất để sản xuất % 2,82 -

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục (2017)

Bình Lục là một trong 4 huyện trong quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Những vùng được quy hoạch trục lõi để phát triển công nghệ cao sẽ được tỉnh đầu tư xây dựng CSHT như : đường giao thông, thủy lợi,

điện… Doanh nghiệp nhận đất (do chính quyền bàn giao, ký hợp đồng thuê đất) lập phương án đầu tư sản xuất với công nghệ cao, hiện đại tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, bền vững…; Các hộ nông dân cho doanh nghiệp thuê lại quyền sử dụng đất trong thời gian từ 10-20 năm (do chính quyền (cấp huyện) đứng ra ký hợp đồng với các hộ nông dân, và trả tiền thuê đất cho các hộ), được doanh nghiệp ưu tiên tuyển lao động vào làm việc trong doanh nghiệp. Các hộ nông dân, hợp tác xã xung quanh trục lõi sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ giúp vay vốn, hướng dẫn kĩ thuật, quy trình để làm vệ tinh sản xuất các nông sản cho doanh nghiệp, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ do doanh nghiệp đảm nhận.

Những người nông dân trong vùng tích tụ được các doanh nghiệp lựa chọn vào làm việc và có thu nhập hàng tháng khá ổn định. Hơn nữa, tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp còn tạo điều kiện dịch chuyển có cấu lao động nông nghiệp sang làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp tại địa phương. Đối với những hộ có nhu cầu giữđất để sản xuất, không cho thuê mà nằm trong vùng quy hoạch khu vực tích tụ ruộng đất, UBND các xã có phương án chuyển đổi giữa các hộ, hoặc dồn vào một vịtrí đất khác tương ứng, gần đó, có điều kiện canh tác phù hợp tương tựđể các hộ tiếp tục sản xuất.

4.1.4.1. Kết quả tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp của doanh nghiệp

Hình thức tích tụ đất chính tỉnh đang triển khai hiện nay là hộ cho doanh nghiệp thuê đất (hộ nông dân cho thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp) trong thời hạn quy định, 10 hoặc 20 năm. Hết thời gian thuê, doanh nghiệp trả lại đất nguyên trạng đất nông nghiệp cho các hộ dân hoặc thuê tiếp nếu doanh nghiệp có dự án được UBND tỉnh chấp thuận. Trên địa bàn huyện có 7 doanh nghiệp thuê đất của người dân để phát triển trồng trọt với diện tích 114,1 ha cụ thểnhư sau:

Qua bảng 4.6 cho thấy doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn huyện Bình Lục có xu hướng tích tụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 85,71% và thuê trực tiếp từ hộ nông dân với diện tích là 91,07 ha. Trên địa bàn huyện mới chỉ có một doanh nghiệp tích tụ ruộng đất với mục đích phát triển chăn nuôi với diện tích 24,03 ha trong đó có 7,2 ha thuê lại từ nguồn đất công của địa phương.

Chủ yếu các doanh nghiệp trên địa bàn thuê lại đất của các hộ nông dân trên địa bàn huyện với diện tích 98,9 ha. Việc thuê đất của hộ nông dân do UBND huyện đứng ra ký hợp đồng với dân. Thời hạn thuê là 20 năm (theo doanh nghiệp thì thời gian này mới đủđể họ thu hồi vốn đầu tư và sản xuất có lợi nhuận). UBND huyện

cam kết cho thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người dân giữ. Doanh nghiệp trả mặt bằng khi hết hạn. Tiền thuê đất trả trước một lần cho các hộ hoặc thành nhiều đợt. Giá cho thuê đất là 150 kg ngô/sào x 7.000 đồng/1kg (giá ngô hiện tại) = 21 triệu đồng/sào/20 năm (khoảng 600 triệu/ha/20 năm). Đây là giá thuê khá phù hợp, có lợi hơn khi người dân tự canh tác. So sánh nếu dân tự sản xuất chỉthu được 700 nghìn/sào, trong khi cho thuê được khoảng 1 triệu/sào, đem gửi lãi tiết kiệm và vẫn có thể tham gia lao động thì như vậy hiệu quả hơn. Người dân bỏ tiền cùng doanh nghiệp quản lý và xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi dùng chung.

Bảng 4.6. Kết quả tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất của doanh nghiệp

Chỉ tiêu ĐVT Kết quả tích tụ ruộng đất của DN Mục đích của tích tụ ruộng đất Cho phát triển trồng trọt Cho phát triển chăn nuôi

Doanh nghiệp thuê đất Số DN 7 6 1

Diện tích đất thuê ha 114,1 91,07 24,03 - Thuê của hộ nông dân ha 106,9 91,07 16,83

- Đất 5% của địa phương ha 7,2 0 7,2

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục (2017)

Kết quả tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục tuy mới diễn ra nhưng đã thu được những kết quả khá khả quan. Mô hình tích tụ ruộng đất với mục đích phát triển trồng trọt mang lại được nhiều hiệu quả. Tổng số 6 mô hình với diện tích 91,07 ha.

- Có 03 mô hình sản xuất lúa hàng hóa, diện tích từ 20 ha trởlên, trong đó: + Xã Tràng An liên kết với Công ty Giống cây trồng Trung Ương tổ chức liên kết sản xuất lúa giống Khang Dân 18 trong vụ Xuân, giống lúa Khang Dân đột biến trong vụ mùa; diện tích 20 ha.

+ Xã La Sơn liên kết với Công ty An Đình tổ chức liên kết sản xuất giống lúa Nhật ĐS1 trong vụ mùa; diện tích 25,07 ha.

+ Xã Bồ Đề liên kết với Công ty CP nông nghiệp DKT Hà Nội tổ chức liên kết sản xuất giống lúa Sơn Lâm 1 trong vụ mùa; diện tích 20 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có 03 mô hình sản xuất lúa hàng hóa, diện tích dưới 20 ha, trong đó: + Xã Đồn Xá liên kết với Công ty An Đình tổ chức liên kết sản xuất giống lúa Nhật ĐS1 trong vụ mùa; diện tích 4 ha.

+ Xã An Đổ liên kết với Công ty CP Giống và VTNN Công nghệ cao Việt Nam tổ chức liên kết sản xuất giống lúa Nhật J02 cả 2 vụ Xuân và vụ mùa; diện tích 10 ha.

+ Xã Trung Lương liên kết với Viện nghiên cứu Chân Á Thái Bình Dương tổ chức liên kết sản xuất giống lúa QJ1 trong vụ Xuân và giống lúa BQ trong vụ mùa; diện tích 12 ha.

4.1.4.2. Kết quả tích tụ ruộng đất của hộ nông dân

Nhiều nông dân sản xuất giỏi, có năng lực đầu tư đã chủđộng thuê thêm đất để mở rộng sản xuất nông nghiệp. Hình thức tích tụ ban đầu thường là thuê lại ruộng của anh em, họ hàng trong gia đình, tiếp đến thuê thêm diện tích đất từ các hộ dân không có, hoặc có ít nhu cầu sản xuất ở các thửa bên cạnh theo hình thức thỏa thuận với giá thuê dựa theo mức lợi nhuận sản xuất nông nghiệp trung bình trong vùng. Trên cơ sở có quĩ đất tập trung, hộ quy hoạch lại đồng ruộng quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa và quy trình sản xuất đồng bộ, nâng cao được sản lượng và chất lượng sản phẩm có điều kiện ký kết với các công ty thu mua với giá cao hơn thịtrường và làm tăng thu nhập của trang trại

Bảng 4.7. Kết quả tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất của hộ nông dân

Chỉ tiêu ĐVT Kết quả tích tụ ruộng đất của hộ nông dân Mục đích của tích tụ ruộng đất Cho phát triển trồng trọt Cho phát triển chăn nuôi Thuê đất hộ 52 34 18 Chuyển nhượng quyền

sử dụng đất (mua đất) hộ 23 16 7 Mượn đất hộ 26 15 11 Số mảnh đất trung bình mảnh 2 3 1 Số mảnh tăng thêm BQ mảnh 1,65 1,8 1,5 Diện tích trung bình ha 1,62 1,58 1,66

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục (2017)

Tích tụ ruộng đất để phát triển của các hộtrên địa bàn huyện Bình Lục gồm hai loại trong đó tích tụđể phát triển nông nghiệp là chủ yếu chiếm 65,38% số hộ tích tụ đất trên địa bàn huyện. Trong đó hình thức chủ yếu là thuê đất chiếm 30,77% sau đó là hình thức mua đất chiếm 28,65% chủ yếu là mua lại của anh em trong nhà không còn có nhu cầu sử dụng. Diện tích trung bình của các hộ tích tụđể trồng trọt là 3,48ha.

Các hộ tích tụđể chăn nuôi có số hộ nhỏhơn 18 hộ tương ứng với 34,62% hình thức tích tụ chủ yếu là mua đất vì chăn nuôi (25,15%) với diện tích bình quân của các hộ lớn hơn 5,56 ha vì chăn nuôi tập trung cần quỹđất lớn hơn.

Nguồn gốc đất nông nghiệp tích tụ của các hộ

Đối với các hộ thuê đất, mua đất chủ yếu là thuê, mua lại của người nhà, hàng xóm không có nhu cầu sản xuất vì sau khi dồn điền đổi thửa các thửa đất này thường liền nhau và có chung hạng đất. Có tới 34,78% số hộthuê đất thuê lại của hàng xóm bên cạnh đó các hộ này thuê lại đất 5% của địa phương chiếm 26,09%. Cụ thể:

Bảng 4.8. Nguồn gốc đất nông nghiệp tích tụ của các hộtrên địa bàn huyện Bình Lục

Nguồn gốc đất nông nghiệp tích tụ Tích tụ để trồng trọt Tích tụ để chăn nuôi SL (hộ) CC (ha) SL (hộ) CC (ha) Bố mẹ, anh chị em 6 17,65 3 16,67 Họ hàng 7 20,59 4 22,22 Hàng xóm 12 35,29 6 33,33

Đất 5% của địa phương 9 26,47 5 27,78 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục (2017)

Qua bảng 4.5 cho ta thấy tuy mục đích tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp có khác nhau tuy nhiên nguồn gốc đất nông nghiệp của hai nhóm này không có sự chênh lệch nhiều.

- Đối với các hộ tích tụđể trồng trọt nguồn gốc của đất nông nghiệp thuê chủ yếu từ hàng xóm chiếm tỷ lệ 35,29% tiếp đó là thuê đất 5% của xã chiếm 26,47% và thấp nhất là đất tích tụ có nguồn gốc từ anh em chiếm 17.65%.

- Đối với các hộ tích tụđể chăn nuôi nguồn gốc đất nông nghiệp tích tụ của hàng xóm là 33,33%; đất 5% của xã chiếm 27,78%; của họ hàng là 22,22% còn lại của bố mẹ, anh chị em chiếm tỷ lệ 16,67%.

Hình thức thanh toán của các hộnày thường bằng tiền mặt chi trả1 năm 1 lần sau đó thuê lại tiếp tục thỏa thuận giá cả. Thỏa thuận thuê đất có nhiều hình thức như bằng miêng; văn bản có người làm chứng; văn bản không có người làm chứng. Tuy nhiên, hỉnh thức phổ biến nhất là bằng miệng chiếm tới 73,91%: cụ thể:

Bảng 4.9. Hình thức thỏa thuận hợp đồng tích tụđất nông nghiệp của các hộ trên địa bàn huyện Bình Lục Hình thức thỏa thuận Tích tụ để trồng trọt Tích tụ để chăn nuôi SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) Bằng miệng 27 79,41 13 72,22 Văn bản có người làm chứng 3 8,82 2 11,11

Văn bản không có người làm chứng 4 11,76 3 16,67 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục (2017)

4.1.5. Tác động của tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 77 - 82)