Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 52 - 55)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bình Lục nằm ởphía Đông Nam của tỉnh Hà Nam, tiếp giáp với huyện Thanh Liêm, huyện Lý Nhân của tỉnh Hà Nam và huyện Ý Yên, huyện Vụ Bản và huyện Mỹ Lộc của tỉnh Nam Định; theo đường 21A về phía Tây Bắc cách trung tâm tỉnh 12km và đi theo hướng Đông Nam cách thành phốNam Định 20km.

Huyện có mạng lưới giao thông thuận lợi: phía nam có đường quốc lộ 21 nối Phủ Lý với Nam Định, phía bắc có tỉnh lộ 62, đường ĐT 976, phía đông có đường 56, đường tỉnh lộĐT 974 nối liền phía bắc, phía nam huyện và các huyện khác. Có đường sắt Bắc Nam chạy qua. Có hệ thống giao thông đường thủy trên sông Châu Giang, sông Sắt. Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường trục xã, đường thôn, xóm chất lượng tốt, được rải nhựa và bê tông. Trên địa bàn huyện có đủ các loại phương tiện giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, thuận lợi cho người lao động. Với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, nên việc thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực cũng ngày càng được phát triển.

3.1.1.2. Khí hậu và thời tiết

Khí hậu huyện Bình Lục là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu nóng ẩm, pha trộn tính chất của khí hậu á nhiệt đới và chia thành hai mua rõ rệt.

Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, tháng 4 năm sau và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, không khí lạnh, mưa phùn, sương mù nhiều, ánh sáng ít và ẩm ướt. Mùa này có 4 tháng nhiệt độtrung bình thường 20°C. Đây cũng là thời kỳcó lượng mưa ít, trung bình 22-80mm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, nhiệt độ không khí nóng và mưa nhiều, đặc biệt nước ta cũng là 1 trong những nước chịu ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, nên có thể thấy nhiệt độ ở những tháng này trung bình đã tăng lên rất nhiều, trung bình từ 35°C - 37°C. Mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 (khoảng trên 50%). Mưa tập trung thường gây úng ngập cho lúa mùa do đặc điểm địa hình có những vùng rất trũng, khó tiêu nước.

Nhìn chung, khí hậu Bình Lục thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng gây ra không ít khó khăn như: nhiệt độ thấp

vào mùa khô kèm theo ẩm ướt, mưa phùn, thiếu ánh sáng làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển mạnh, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi, gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Đây là vấn đề đặt ra cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tạo sự phát triển ổn định, tránh tác động tiêu cực của các yếu tố khí hậu, thời tiết.

3.1.1.3. Điều kiện tự nhiên

Bình Lục có tổng diện tích tự nhiên là 11.671,2 ha, diện tích đất bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 431m2/người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Bình Lục thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.495,6 ha chiếm 55,7%, đất phi nông nghiệp có 5.106 ha, chiếm 43,7%. Diện tích đất chưa sử dụng còn 69,6 ha, chiếm 0,6%. Trong những năm gần đây UBND tỉnh Hà Nam đã có quy hoạch vùng phát triển công nghệ cao trong đó huyện Bình Lục có gần 200 ha thuộc vùng quy hoạch này.

Nông thôn huyện Bình Lục chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm Mặt khác dân số ngày càng gia tăng nên diện tích đất ở, đất chuyên dùng có xu hướng được mở rộng. Trong điều kiện đất chưa sử dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (UBND huyện Bình Lục, 2017).

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Bình Lục giai đoạn 2015- 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 Bình quân TỔNG SỐ 11671,2 100,0 11671,2 100,0 11671,2 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Đất nông nghiệp 6538,1 56,0 6538,0 56,0 6495,6 55,7 100,0 99,4 99,7 - Đất sản xuất nông nghiệp 5934,4 90,8 5934,3 90,8 5895,4 90,8 100,0 99,3 99,7 + Đất trồng cây hàng năm 5070,4 85,4 5070,3 85,4 5051,8 85,7 100,0 99,6 99,8

+ Đất trồng cây lâu năm 864,0 14,6 864,0 14,6 843,6 14,3 100,0 97,6 98,8 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 234,4 3,6 234,4 3,6 232,1 3,6 100,0 99,0 99,5

- Đất nông nghiệp khác 369,3 5,6 369,3 5,6 338,6 5,2 100,0 91,7 95,8

2. Đất phi nông nghiệp 5060,6 43,4 5060,7 43,4 5106,0 43,7 100,0 100,9 100,4

- Đất ở 1455,0 28,8 1454,8 28,7 1453,7 28,5 100,0 99,9 100,0

- Đất chuyên dùng 2333,4 46,1 2233,6 44,1 2278,9 44,6 95,7 102,0 98,8

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 59,3 1,2 59,3 1,2 59,8 1,2 100,0 100,8 100,4 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 108,2 2,1 108,3 2,1 108,0 2,1 100,1 99,7 99,9 - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1201,5 23,7 1201,5 23,7 1201,4 23,5 100,0 100,0 100,0

- Đất phi nông nghiệp khác 5,3 0,1 3,3 0,1 4,1 0,1 62,3 124,2 88,0

3. Đất chưa sử dụng 72,5 0,6 72,5 0,6 69,6 0,6 100,0 96,0 98,0

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Lục (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 52 - 55)