Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 61 - 62)

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bốnhư: Các báo cáo, đề án, dự án, qua sách báo, tạp trí, bài viết, internet... có liên quan đến tình hình sản xuất của huyện. Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề mô hình tích tụ ruộng đất đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tôi tiến hành tra cứu, sao chép từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây. Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình sản tích tụ ruộng đất, tình hình chung về các giải pháp mô hình tích tụ ruộng đất ởđịa phương tôi tiến hành liên hệ, trao đổi và thu thập, tổng hợp các thông tin này tại các cơ quan, phòng ban liên quan ở địa phương như: UBND huyện, các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê, trạm Khuyến nông và cán bộ chuyên môn liên quan của huyện, UBND và các cán bộ chuyên môn liên quan của các xã... Các thông tin được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

TT Loại thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề Sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước Tra cứu, sao chép 2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình dân số, lao động UBND huyện, phòng kinh tế, phòng nông nghiệp, phòng thống kê, các cán bộ cấp huyện, xã có liên quan Liên hệ với các phòng ban xin các số liệu; tập hợp, tổng hợp và xử lý số liệu 3 Các thông tin liên quan đến

mô hình tích tụ ruộng đất, biện pháp phát triển mô hình tích tụ

ruộng đất đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Các báo cáo, dự án, đề

án có liên quan ở tỉnh, huyện xã

Chi cục thống kê, các phòng ban có liên quan

Liên hệ các phòng ban có liên quan xin số liệu và xử lý

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Để tìm hiểu, thu thập số liệu sơ cấp về mô hình tích tụ ruộng đất đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao tôi sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người sản xuất (PRA) và tiến hành điều tra thông tin tình hình thực hiện biện pháp phát triển sản xuất nấm từ 90 hộ sản xuất nấm tại 3 xã điều tra, ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu thông tin từ: Lãnh đạo UBND huyện, cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành NN&PTNT, kinh tế và hạ tầng, Tài chính-Kế hoạch, Khuyến nông, Thống kê và đoàn thể. Điều tra phỏng vấn thông qua bảng hỏi đã soạn sẵn các nội dung có liên quan đến mô hình tích tụ ruộng đất đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao và khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến vấn đề này.

Bảng 3.5. Loại mẫu điều tra

STT Loại mẫu Ngọc Lũ BồĐề An Hội Tổng

Nhóm cho thuê đất 14 07 09 30

Nhóm bán đất 12 11 07 30

Nhóm không cho thuê, bán đất 08 09 13 30

Tổng 34 27 29 90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 61 - 62)