Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 55 - 60)

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Tính đến năm 2017 có hơn 270 nghìn nhân khẩu, trong đó nhân khẩu khu vực thành thị chiếm chưa đến 14%, còn hơn 86% nhân khẩu thuộc khu vực nông thôn. Tốc độ phát triển bình quân số nhân khẩu 3 năm qua là gần 103%%, mức tăng tương đối thấp. Tổng số hộ tính đến năm 2016 là hơn 72 nghìn hộ, tốc độ phát triển bình quân số hộ 3 năm qua là 101,7%, thấp hơn mức độ tăng dân số. Lực lượng lao động của huyện năm 2016 là gần 139 nghìn lao động, trong đó lao động nông nghiệp chỉ chiếm hơn 22%, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực công nghiệp gần 43% và dịch vụ là gần hơn 34%. Điều này cho thấy chủ yếu lao động ở đây làm có nghề nghiệp và sống ít phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Tốc độ phát triển bình quân số lượng lao động qua 3 năm là 101,3%, chứng tỏ dân số vẫn đang đảm bảo, chưa bị già hóa. Cơ cấu lao động cũng đang dần được thay đổi, số lượng lao động làm trong ngành nông nghệp đang ngày càng giảm đi, tập trung nhiều vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp hiện nay của Bình Lục vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, do vậy càng gây áp lực cho ngành nông nghiệp của huyện, đặc biệt trong quá trình đô thị hóa mạnh như hiện nay.

Bảng 3.2. Tình hình dân sốvà lao động của huyện Bình Lục giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 16/15 17/15 BQ I. Tổng số hộ hộ 69729 100,0 71102 100,0 72054 100,0 102,0 101,3 101,7 1. Hộ nông thôn hộ 59553 85,4 60170 84,6 60584 84,1 101,0 100,7 100,9 2. Hộ đô thị hộ 10176 14,6 10932 15,4 11470 15,9 107,4 104,9 106,2

II. Tổng nhân khẩu người 255784 100,0 264395 100,0 270879 100,0 103,4 102,5 102,9

1. Nhân khẩu nông thôn người 219508 85,8 227635 86,1 233665 86,3 103,7 102,6 103,2

2. Nhân khẩu thành thị người 36276 14,2 36760 13,9 37214 13,7 101,3 101,2 101,3

III. Tổng số lao động 135650 100,0 136462 100,0 139304 100,0 100,6 102,1 101,3

1. Lao động Nông nghiệp lđ 36215 26,7 32121 23,5 31098 22,3 88,7 96,8 92,7

2. Lao động CN – TTCN lđ 56715 41,8 58664 43,0 59702 42,9 103,4 101,8 102,6

3. Lao động TMDV lđ 42185 31,1 45235 33,1 48064 34,5 107,2 106,3 106,7

3. Lao động khác lđ 535 0,4 442 0,3 440 0,3 82,6 99,5 90,7

IV. Một số chỉ tiêu BQ

2. Số nhân khẩu BQ 1 hộ người/hộ 3,7 - 3,7 - 3,8 - 101,4 101,1 101,2

3. Số lao động BQ 1 hộ người/hộ 1,9 - 1,9 - 1,9 - 102,8 100,4 101,5 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bình Lục (2017)

Trong công nghiệp, xây dựng, tính tại thời điểm năm 2017, toàn huyện có 4.709 lao động nữ đang làm việc, chiếm 13,1%. Phần lớn số lao động này tham gia trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, như ngành may mặc … và thường đảm nhận các công việc mang tính thủ công, nửa cơ khí bởi lý do tay nghề của phụ nữ còn ở trình độ thấp. Trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, tỷ trọng việc làm của lao động nữnông thôn đang làm việc có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2015, tổng số lao động nữđang làm việc trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là: 28.863 lao động, chiếm 73,9%; đến năm 2017, giảm xuống còn 25.663 lao động, chiếm 65,8%. Nếu xét trong nội bộ ngành nông, lâm nghiêp, thuỷ sản thì việc làm của lao động nữ nông thôn trong nông nghiệp chiếm ưu thế, nhất là ngành trồng trọt, chiếm trên 60%. Trong lĩnh vực dịch vụ, việc làm của lao động nữ có xu hướng tăng. Năm 2016 lao động có việc làm chiếm 15,6%, đến năm 2017 tăng lên chiếm 22,1%.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện

Kinh tế huyện Bình Lục trong những năm gần đây có bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2015 -2017 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,9%/năm. Trong đó ngành thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất (16,2%/năm), ngành nông nghiệp thấp nhất với 2,4/năm%. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ, giảm dần ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế huyện phát triển ổn định, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Lục giai đoạn 2015 – 2017 Các chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 14/13 15/14 BQ I. Tổng giá trị sản xuất tỷ.đ 7499,5 100,00 8285,9 100,00 9226,9 100,00 110,5 111,4 110,9 1. Ngành nông nghiệp tỷ.đ 1023,0 13,64 1049,6 12,67 1073,0 11,63 102,6 102,2 102,4

2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỷ.đ 4108,9 54,79 4491,7 54,21 4959,5 53,75 109,3 110,4 109,9

3. Ngành Thương mại, dịch vụ tỷ.đ 2367,6 31,57 2744,6 33,12 3194,4 34,62 115,9 116,4 116,2

II. Một số chỉ tiêu

1. Giá trị SX bình quân 1 hộ tr.đ/hộ 107,6 - 116,5 - 128,1 - 108,4 109,9 109,1 - Nông nghiệp tr.đ/hộ 14,7 - 15,1 - 15,4 - 102,6 102,2 102,4 - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tr.đ/hộ 58,9 - 64,4 - 71,1 - 109,3 110,4 109,9 - Thương mại, dịch vụ tr.đ/hộ 34,0 - 39,4 - 45,8 - 115,9 116,4 116,2

2. Giá trị sản xuất BQ 1 LĐ tr.đ 55,3 - 60,7 - 66,2 - 109,8 109,1 109,5

3. Thu nhập BQ 1 nhân khẩu tr.đ 29,3 - 31,3 - 34,1 - 106,9 108,7 107,8 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Lục, 2017

3.1.2.3. Văn hóa - xã hội

* Về hệ thống giáo dục và đào tạo

Huyện Bình Lục có truyền thống hiếu học. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng, luôn giữ vững truyền thống dạy tốt - học tốt.

Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được đầu tư kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị, đồdùng, đồchơi phục vụ cho việc dạy và học với tổng mức đầu tư là 37,35 tỷđồng, trong đó xây dựng mới 75 phòng học là 36,5 tỷđồng, mua sắm trang thiết bị 950 triệu đồng. Toàn huyện có 41 trường đạt chuẩn Quốc gia (Mầm non 10 trường, Tiểu học 19 trường, THCS 11 trường, THPT 01 trường).

Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có trường CĐ và dạy nghề nhưng trên địa bàn tỉnh có 10 trường CĐ, trung tâm dạy nghề, trong đó mỗi năm có từ 4.000 đến 5.000 CNKT tốt nghiệp ra trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 trường Đại học, đó là ĐH Công Nghiệp, ĐH Thương mại và ĐH Hà Hoa Tiên. Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục có một sốtrường CĐ được nâng lên ĐH. Hệ thống các cơ sở dạy nghề rộng khắp toàn tỉnh, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, tăng cường phổ cập, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng tỷ lệLĐ được đào tạo của tỉnh lên 35 - 40% vào năm 2015. Do đó tỉnh Hà Nam nói chung, huyện Bình Lục nói riêng có một nguồn LĐ dồi dào, có trình độ nghiệp vụ, tay nghề khá; tác phong công nghiệp, năng động nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao là những điểm mạnh của LLLĐ Bình Lục.

* Về công tác y tế – Dân số - KHHGĐ

Công tác y tế có chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân được thường xuyên; các đơn vị y tế thực hiện tốt nội quy, quy chế chuyên môn. Giám sát, kiểm tra các cơ sở y tế tiêm chủng trên địa bàn huyện, đều đạt các điều kiện theo quy định; chủ động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.... không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Các bệnh xã hội được quản lý chặt chẽ và phát hiện, điều trị kịp thời; chất lượng khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế xã, thị trấn được nâng lên. Chất lượng chuẩn Quốc gia về y tế xã, thị trấn được duy trì, giữ vững, toàn huyện có 15/19 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tếgiai đoạn 2011-2020.

Công tác Dân số - KHHGĐ được triển khai tích cực; hoạt động truyền thông dân số lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ tiếp tục được đẩy mạnh, duy trì thực hiện mô hình dân số tại cộng đồng đạt kết quả tốt. * Công tác

Lao động – Thương binh và xã hội. Được tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt xã hội hóa, đảm bảo chi trả đúng đủ, kịp thời chế độ, chính sách xã hội đối với các đối tượng chính sách và đối tượng bảo trợ xã hội trong các dịp Lễ, Tết, 27/7… Hoàn thành tổng điều tra rà soát chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Kiểm tra thực trạng tiến độ xây mới nhà ởngười có công với cách mạng tại các xã. Thực hiện tốt các chếđộưu đãi của Nhà nước đối với người có công. Xét duyệt hồsơ ưu đãi giáo dục cho hộ nghèo.

Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm để thực hiện có hiệu quả kế hoạch lao động, việc làm và xuất khẩu lao động. Kết quả năm 2016, số lao động được giải quyết việc làm mới đạt 3.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động là 100 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 55 - 60)