Nội dung phân tích tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 37 - 41)

2.1.5.1. Bối cảnh tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp đã và đang được sự quan tâm của Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương các cấp nói riêng. Để thực hiện được vấn đề này Nhà nước đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật để thực hiện sản xuất nông nghiệp vừa đảm bảo chất lượng và vừa mang tính hàng hóa như: chương trình tái cơ cấu nông nghiệp; gói hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao; các chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình hỗ trợ để phát triển nông nghiệp còn nhiều hạn chế, hiệu quả mang lại là chưa cao. Chính sách không được triển khai và không đạt được mục đích ban đầu; doanh nghiệp và người dân không tiếp cận được sự hỗ trợ của nhà nước, sự đầu tư phát triển nông nghiệp còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này đất đai manh mún dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp; chất lượng sản phẩm không đồng nhất; không thể sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mang tính hàng hóa (Tạ Hữu Nghĩa, 2004).

Đứng trước bối cảnh đó tích tụ đất đai là một giải pháp thiết yếu cần phải thực hiện để hướng tới tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng KHCN cao nhằm tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa nông nghiệp đạt yêu cầu về cả chất lượng lẫn số lượng.

2.1.5.2. Các chính sách liên quan đến tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp

Chính sách tập trung đất đai đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng KHCN cao nhằm tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa nông nghiệp đạt yêu cầu về cả chất lượng lẫn sốlượng. Trong đó, nhằm triển khai chính sách tập trung đất đai một cách hiệu quả. Mục đích của các chính sác này bảo vệ lợi ích và bảo vệ quyền lợi của người có quyền sử dụng đất và các nhà đầu tư/doanh nghiệp trong đầu tư, khai thác sử dụng quyền sử dụng đất (Nguyễn Đình Bổng và Tạ Hữu Nghĩa, 2004).

sách và quy định của nhà nước có liên quan đến tích tụ ruộng đất như luật đất đai 2013; Hạn điền; Chính sách thuê, cho thuê đất nông nghiệp; Các chính sách liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Chuyển nhượng đất nông nghiệp giữa các hộ với nhau).

2.1.5.3. Quá trình tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp

Quá trình tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp bắt nguồn từ việc hiệu quả sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả chính vì vậy để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Căn cứ trên nhu cầu của cá hộ mong muốn cho thuê đất địa phương tiến hành dồn điền đổi thửa để các hộ không muốn sản xuất nông nghiệp có nhu cầu cho thuê đất chuyển sang một khu, các hộ vẫn muốn sản xuất nông nghiệp ở một khu. Thông qua dồn điền đổi thửa, địa phương tạo quỹđất tạo thành vùng sản xuất lớn từ đó có kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu và khẳ năng để thuê đất nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn. Địa phương sẽ hỗ trợ một cách tối ưu để doanh nghiệp có thể phát triển (Nguyễn Đình Bổng và Tạ Hữu Nghĩa, 2004).

2.1.5.4. Thực trạng tích tụ ruộng đất

Ở Việt Nam xu hướng tích tụ và tập trung đất đai. Cùng với phong trào dồn điền đổi thửa, sự tích tụ và tập trung ruộng đất dưới tác động của thị trường đất đai đang hình thành. Theo Đỗ Kim Chung (2000) cho rằng thị trường đất đai đang hoạt động ở tất cả các vùng ở Việt Nam với các hình thức như đi thuê và cho thuê đất đai, chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trao đổi đất và đấu thầu đất. Ngoài ra Kerkvliet (2000) chỉ ra rằng các hộ nông dân ở nông thôn còn trao đổi, bán hay cho thuê và thực hiện các giao dịch về đất khác mà không có giấy chứng nhận của đại diện chính quyền địa phương. Mặc dù quyền chuyển nhượng sử dụng đất là không phổ biến nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng việc tích tụ ruộng đất thông qua thị trường đất đai chủ yếu là do các hộ có thu nhập khá trở nên thực hiện, nhiều nông dân không có khả năng để huy động vốn trong việc thực hiện các giao dịch vềđất.

Bất chấp các quy định về hạn điền trong Luật đất đai năm 2003, tích tụđất đai vẫn diễn ra thông qua các hoạt động cho thuê và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ở khu vực miền núi tích tụ đất diễn ra khi nông dân mở rộng khai hoang diện tích đất chưa sử dụng, các diện tích này sau đó đã được cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, phần lớn đất tích tụlà đất lâm nghiệp.

Đối với đất lâm nghiệp báo cáo của Cục Kiểm Lâm và Viện Chiến lược toát lên một nhận định chung là hiện nay, sau 15 năm thực hiện chủ trương giao đất giao rừng, nhà nước đã giao 8,1 triệu ha đến tổ chức, hộgia đình và cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong số 3,1 triệu ha đã giao cho hộ gia đình, chỉ có 20-30% diện tích được sử dụng đúng mục đích, có nghĩa là 70% còn lại (2,1 triệu ha) chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Địa chỉ thứhai đang nắm giữ khá nhiều đất là các Lâm trường quốc doanh (khoảng 3 triệu ha) và địa phương (1,9 triệu ha). Nhận định chung khá đồng thuận tại hội thảo là Lâm trường không đủ khả năng quản lý còn địa phương thì thừa nhận đất chưa giao là trong tình trạng vô chủ. Về tích tụđất thì thực trạng cho thấy tích tụ đất đang xảy ra. Tình hình mua bán, chuyển nhượng, cho thuê đang ngày càng tăng lên. Nhưng tranh chấp và khiếu kiện đặc biệt là khiếu kiện vượt cấp đang tăng lên rõ rệt, chứng tỏ người dân ngày càng quan tâm đến đất lâm nghiệp. Tại hội thảo, một số mô hình tích tụ đất thông qua liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp với dân như của tập đoàn Trường Thành, VIJACHIP đã được đánh giá cao tại hội thảo. Theo đó, có 3 hình thức tập trung-tích tụđất cho phát triển rừng trồng phổ biến hiện nay là Mua, Thuê và Liên doanh-liên kết giữa các đối tượng dân-dân, dân-doanh nghiệp (tư nhân và FDI) doanh nghiệp (LT)-doanh nghiệp. Điểm nổi bật trong hình thức mua là dễ gây ra tình trạng mất đất của dân. Đối với hình thức liên doanh-liên kết thì điều khó khăn là dung hoà được quyền lợi của các bên về xác định mục đích kinh doanh vì hộ gia đình muốn cái lợi ngắn hạn trong khi doanh nghiệp muốn có cái lợi dài hơi hơn. Một điểm yếu của hình thức này là hiện nay doanh nghiệp FDI chưa được phép thuê đất của dân. Nhưng thực tế là đã có một sốđịa phương đã phá rào (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2011).

Trong khi đó ở các vùng đồng bằng, quá trình tích tụ đất thường diễn ra chậm hơn, các hộ gia đình chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu như hộ có việc làm phi nông nghiệp và nhận thấy một cơ hội kinh tế bền vững hơn từ các hoạt động phi nông nghiệp và nhận thấy một cơ hội kinh tế bền vững hơn từ các hoạt động phi nông nghiệp đó. Bên cạnh đó trong báo cáo khảo sát 200 hộ gia đình ở đồng bằng sông Hồng năm 1993, Đỗ Kim Chung (1994) cho rằng, phần lớn hộ gia đình tham gia vào thị trường thuê đất, lý do đi thuê đất của hộ bao gồm: phân bổđất ban đầu quá nhỏ và cần thêm đất để cải thiện thu nhập, dôi dư lao động. Lý do của việc thuê đất là thiếu vốn đầu tư, có nhiều mảnh và phân tán,

không đủ lao động hoặc chuyển sang lĩnh vực hoạt động khác. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động tích tụ đã làm cho quy mô đất của hộ gia đình tăng lên (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2011).

2.1.5.5. Tác động tích tụ ruộng đất đến phát triển sản xuất nông nghiệp

Tích tụ ruộng đất đã và vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh luận bởi những tác động của nó trong thực tế. Chính vì thế phân tích những tác động của tích tụ ruộng trên cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội sẽ cho một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn trong việc ủng hộ tích tụ ruộng đất như thế nào và làm cơ sở cho các giải pháp đối với vấn đề tích tụ ruộng đất (Hoàng Thị Thu Huyên, 2015).

Về mặt định lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua nhiều thước đo kinh tếnhư năng suất, doanh thu, lợi nhuận, hay tỷ lệ giữa chi phí và lợi nhuận... nhưng do đặc thù của sản xuất nông nghiệp mà việc đo lường doanh thu, lợi nhuận, chi phí khó khăn hơn nhiều so với năng suất, hơn nữa năng suất cao vẫn là một trong những mục tiêu của sản suất nông nghiệp, bao gồm cả lúa gạo. Do đó, năng suất được chọn là một yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả sản xuất. Mặt khác, với sinh kế chủ yếu của người dân nông thôn vẫn là nông nghiệp, thì thu nhập hộ gia đình cũng có thể được xem như một khía cạnh thể hiện hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, tích tụ ruộng đất với quy mô sản xuất lớn không chỉ tác động đến hiệu quả sản xuất thể hiện qua năng suất và thu nhập mà nó còn thể hiện qua nhiều lợi ích khá do lợi thế quy mô mang lại như giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị đầu ra, chủ động về giá bán nông sản, dễ áp dụng kỹ thuật tiên tiến, hưởng ưu đãi, khuyến mại từ nhà cung cấp vật tư....

Tác động của tích tụ ruộng đất đến phát triển sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua hai chiều hướng:

- Tác động tích cực

Tác động tích cực của tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp thông qua các yếu tố: Nâng cao được năng suất đất đai; giảm chi phí sản xuất nông nghiệp; Nông dân tiêu thị sản phẩm dễdàng hơn; Giá bán sản phẩm được cải thiện; Nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản; Nâng cao được lợi nhuận của các chủ thể sử dụng đất; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn (Hoàng Thị Thu Huyên, 2015).

- Tác động tiêu cực

Tác động tiêu cực của tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp thể hiện qua các yếu tố: : (1) Ảnh hưởng xấu đến sinh kế của người nông dân; (2) Gây bất

bình đẳng về ruộng đất; (3) Gây bất bình đẳng về thu nhập; (4) Ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội; (5) Làm tăng phân hóa giàu nghèo trong nông thôn (Hoàng Thị Thu Huyên, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 37 - 41)