Giải pháp và đề xuất nâng cao hiệu quả tích tụ ruộng đất cho phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 106)

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu ở địa phương để nâng cao hiệu quả tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam cần thực hiện các giải pháp sau:

4.3.2.1. Hoàn thiện bổ sung cơ chế chính sách về tích tụ và tập trung ruộng

đất cho phát triển nông nghiệp

Chính sách và các quy phạm pháp luật là căn cứđể thực hiện tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp. Hoàn thiện bổ bổsung cơ chế chính sách về tích tụ và tập trung ruộng đất cần rà soát một cách toàn diện hệ thống chính sách và pháp luật có liên quan đến đất đai; tập trung đất đai Đối với chính sách hạn điền: Luật Đất đai năm 2013 chính thức được áp dụng từ ngày 1-7-2014, đã có nhiều điểm mới khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, nhất là thời hạn giao đất và hạn mức nhận chuyển QSDĐ. Tuy nhiên, hiện nay chính sách hạn điền vẫn được coi là “cản trở” đối với quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất cần được tháo gỡ. Mặc dù luật đấtđai 2013 chính thức được áp dụng từ 1/7/2014 đã có nhiều điểm mới khuyến khích tích tụ ruộngđất nhất là về thời hạn giao đất và hạn mức nhận chuyển quyềnsử dụng đất. Đối với Tây Nam Bộ thời hạn giao đất là 50 năm và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất gấp 10 lần hạn điền đối với đất nông nghiệp. Tuy nhiên, hạn điền vẫn giữ nguyên ở mức 3 ha, đây vẫn là một cản trở cho tiến trình tích tụ ruộng đất. Để gỡ bỏ cản trở này cần phải sửa đổi bổ sung về quy định hạn điền. Có thể chỉ tính hạnđiềnđối với giao đấtlầnđầu, còn nhận chuyển quyền sử dụng đất thì không tính hạn điền. Bước tiếp theo là nới lỏng hạn điền hơn nữa, thậm trí xóa bỏ hạn điền. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đấtcũngcần được nâng lên và dần dần xóa tiến tới không có hạn mức.

Bên cạnh thay đổi chính sách hạn điền, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo ruộng đất tích tụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Cần quy định về thời hạn để đất trống không sản xuất bao lâu thì thu hồi quyết địnhcấp đất, cho thuê đất (nếu được nhà nước giao, cho thuê), bắt buộc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất (đối với đất mua). Những biện pháp này để tránh tình trạng đầu cơ đất nông nghiệp theo kiểu mua để đó chờ giá lên, hoặc chờ dự án, hoặc tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng. Tình trạng này xảy ra sẽ làm cho những người

thật sự muốn tích tụ ruộng đất để sản xuất thì gặp khó khăn trong việc mua đất do giá cả bịđẩy lên vì nhu cầu mua ruộngđấtđầucơ.

Ngoài chính sách về hạn điền Cần điều chỉnh thuế sử dụng đất nông nghiệp để kích thích tích tụ ruộng đất. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 quy định hộ sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích thì ngoài việc phải nộp thuế theo quy định còn phải nộp thuế bổ sung đối với phần diện tích vượt hạn mức. Đến năm 2010 Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp, giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp nhưng không quá hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân. Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp. Và Nghị định này được thực hiện từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2020. Về mặt kinh tế, với những quy định như thế này sẽ không khuyến khích người dân, doanh nghiệp tích tụ ruộng đất. Khi mà lợi nhuận trong nông nghiệp không cao như hiện nay, việc đóng thuế với đất đai vượt hạn điền, vượt hạn mức nhận chuyển nhượng sẽảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyết định đầu tư.

Về mặt tâm lý người chủ thể ruộng đất không an tâm với ba chữ“vượt hạn điền”. Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện, tâm lý bị vượt hạn điền giống như là một cái gì đó sai trái, thậm trí thấp thỏm sợ bị thu hồi.

Tuy nhiên, cần đánh thuế mạnh vào những đối tượng tích tụ ruộng đất mà không “trực canh” hoặc không được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Điều này để tránh hiện tượng đầu cơ đất với các mục đích khác và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp dựa trên tích tụ ruộng đất.

Đểthúc đẩy tích tụ ruộng đất thì điều kiện thuê, chuyển nhượng phải thông thoáng. Hiện nay giao dịch giữa các cá nhân vềthuê thường không có hợp đồng chính vì vậy rất khó khăn xử lý khi xảy ra tranh chấp. Chính vì vậy, cần phát triển thịtrường chuyển nhượng và thuê đất.

Phát triển thị trường thuê đất tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất đã được một số nước thực hiện. Ở Việt Nam, thị trường thuê mướn đất đã hình thành và sôi động nhất ở Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, thị trường thuê mướn còn thiếu tính

chuyên nghiệp trong việc cung cấp các thông tin về nhu cầu cho thuê và thuê, giá cả, trung gian chứng thực các giao dịch đảm bảo tính pháp, lý xử lý khi có các tranh chấp. Chủ yếu nhu cầu thuê, hay cho thuê đều tự người dân tìm hiểu thông tin cho nhau theo hoặc theo một sốđầu mối gọi là “cò đất”.

Đểthúc đẩy tích tụ ruộng đất thì việc chuyển nhượng phải, thuê mướn phải thông thoáng và tạo điều kiện về thủ tục. Hiện nay, giao dịch thuê đất giữa các cá nhân gần như 100% là viết tay, nhiều các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng viết tay, trong khi đó theo luật đất đai hiện hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải thông qua chứng nhận của công chứng. Nhà nước có thể có những chương trình hỗ trợ những hộ đã mua bán đất bằng giấy viết tay làm sổđỏ để họyên tâm hơn trong việc tích tụđất sản xuất.

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 thì mức thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 2%. Với giá đất nông nghiệp hiện giờ khá cao (theo số liệu thu thập khảo sát thực địa của đề tài là từ khoảng 300 đến 600 triệu đồng /ha) thì khoản thuế này khá lớn. Do đó nhà nước có thể miễn hoặc giảm khoản thuế này đối với giao dịch chuyển nhượng đất để kích thích người dân và các doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, nhưng chỉ áp dụng khi ruộng đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp (không chuyển đổi mục đích sử dụng đất).

Thị trường chuyển nhượng cũng tương tự như cho thuê, cũng chủ yếu tự phát và qua “cò” đất. Nên đã xảy ra những hiện tượng như người bán bị ép giá khi gặp hoàn cảnh khó khăn, hoặc giá cả bị thổi lên bởi những thông tin không chính thức.

4.3.2.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Trước hết là đẩy mạnh việc cung cấp thông tin quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; tiến hành quy hoạch và khoanh vùng xác định ngay diện tích sản xuất các loại giống, đồng thời triển khai kế hoạch đầu tư CSHT kỹ thuật, thiết bị, công nghệ để định hình trung tâm giống, sản xuất và cung cấp giống cho thành phố, các tỉnh và khu vực; nghiên cứu và thực hiện các giải pháp khắc phục các tồn tại, yếu kém trong thời gian qua để phát triển ổn định, bền vững. Đó là nông dân, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng, khả năng và nguồn lực để phát triển sản xuất; chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phương thức tổ chức sản xuất; chưa hình thành

các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hoá nông sản lớn; chậm phát triển cơ giới hoá, công nghệ sau thu hoạch, hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm,…

Hàng năm, UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo, xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức sản xuất, tiệu thụ sản phẩm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộgia đình, nhóm hộnông dân xác định nhu cầu và tổng hợp đăng ký thực hiện mô hình, diện tích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch vùng sản xuất, tổng hợp gửi về UBND huyện qua phòng Kinh tế vào cuối tháng 10 hàng năm. Phòng Kinh tế tổng hợp và chủ trì cùng với các Phòng Tài chính – Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đô thị, Trạm bảo vệ thực vật huyện, Trạm Khuyến nông huyện,… kiểm tra đề xuất UBND huyện chủ trương thực hiện trong vòng quý 1 của năm.

UBND huyện chỉ đạo trung xây dựng và phê duyệt các đề án, phương án, phát triển kinh tế, chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ và quá trình thực hiện các quy hoạch phát triển nông nghiệp thành vùng tập trung để tránh phát triển tự phát, phát triển ngoài quy hoạch và các dự án đầu tư triển khai nằm ngoài vùng quy hoạch phát triển của huyện.

4.3.2.3. Nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp

Để thực hiện tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp cần sự đồng ý của người dân và hiểu biết của người dân về vấn đề này để đảm bảo được lợi ích của các hộ khi tham gia vấn đề này. Để nâng cao trình độ hiểu biết của người dân vè tích tụ ruộng đất nông nghiệp cần thực hiện:

+ Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quyền cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng QSDĐ để sử dụng đất một cách hiệu quả, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người sử dụng đất, đồng thời, cũng tạo ra diện tích đất lớn đểđầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các quy hoạch vùng sản xuất đất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất của huyện đến với rộng rãi người dân trên địa bàn huyện và các nhà đầu tư để thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tích cực khuyến khích người dân tại các vùng quy hoạch tích cực tham gia vào thực hiện chuyển

đổi cơ cấy cây trồng vật nuôi để thực hiện sản xuất theo quy hoạch vùng. Tuyên truyền cho người dân tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký đầu tư, hỗ trợ thanh quyết toán theo hướng dân của các ngành thuộc huyện quản lý.

4.3.2.4. Tăng cường liên kết các cơ quan có liên quan trong tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp

Để thực hiện hiệu quả tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp cần có sự phối hợp giữa các cơ quan là vô cùng quan trọng. Thực hiện phân cấp, phân công trách nhiệm rõ ràng, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phòng Quản lý đô thị và Phòng Kinh tế phối hợp với nhau trong việc kiểm tra, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, thẩm định các phương án chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại theo quy hoạch. Các phòng ban phối hợp với nhau để tổng hợp nhu cầu vốn cho xây dựng, vốn đầu tư thực hiện kiên cốhóa kênh mương, giao thông nội đồng và hạ tầng phục vụ sản xuất trong các vùng được quy hoạch phát triển. Cùng với đó là phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn các cơ sở sản xuất nông nghiệp thực hiện tốt các quy hoạch đảm bảo vệ ính môi trường trong quá trình sản xuất. Các phòng ban sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND huyện về các trường hợp phát triển sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp vi phạm các vùng quy hoạch phát triển của huyện.

Phối hợp giữa các cơ quan chức năng và các địa phương về việc quản lý cũng như xử lý các vấn đềphát sinh có liên quan đến tích tụ ruộng đất như : Hợp đồng thuê đất; khung giá đất; hoàn thổ… và các vấn đề khác có liên quan để có sựđồng nhất trong phát việc thực hiện tích tụ ruộng đất.

Cần giao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và trợgiúp người yếu thế trong quá trình tích tụ đất đai cho một số tổ chức phù hợp, có thể là chính quyền địa phương cấp xã và các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh. Đây là những tổ chức cấp cơ sở gần nhất có thể nắm bắt rõ tình hình đời sống kinh tế, ruộng đất, hoàn cảnh của từng hộ gia đình. Lưu ý, các chính sách trợ giúp cần lưu ý đến đặc điểm tâm lý tính cách của người dân. Không chỉ là hỗ trợ về tài chính và phải hỗ trợ cách thức làm ăn, theo dõi, giám sát quá trình sử dụng nguồn tài chính hỗ trợvà điều chỉnh kịp thời.

4.3.2.5. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nền nông nghiệp hàng hoá, do nhiều nhân tố khác nhau tác động, nông sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường diễn ra tình trạng: sản xuất nông nghiệp trải rộng ra trên không gian rộng nên thường tạo ra sự chênh lệch giữa giá nông trại và giá thị trường; sản phẩm nông nghiệp ứ đọng trong khi thị trường vẫn khan hiếm hoặc đắt đỏ.

Trong những năm gần đây, tiêu thụ nông sản đã trở thành một vấn đề khó khăn, thách thức lớn đối với nông nghiệp nước ta. Trong khi nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống thường xuyên quanh năm; nhưng sản phẩm lại theo mùa vụ do gắn với đất đai và khí hậu nên sản xuất nông sản được trải ra trên không gian rộng; nơi sản xuất và thị trường tiêu thụthường cách xa nhau. Do đó, phát triển công nghệ sau thu hoạch, công nghiệp chế biến, xử lý quan hệ giữa giá nông sản tại nơi sản xuất và nơi tiêu dùng cuối cùng có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế nông nghiệp.

Hiện nay, chi phí đầu tư còn cao, giá nông sản tại ruộng của nông dân cao và sự yếu kém của bảo quản, chế biến, vận tải, dịch vụ... làm cho giá của nông sản phẩm rất cao, làm giảm khả năng cạnh tranh và tiêu thụ nông sản. Thực tếnày đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích lợi thế của từng vùng để quy hoạch các vùng nông sản phù hợp; giảm thiểu chênh lệch giữa giá nông trại và giá thị trường của nông sản cũng như giảm thiểu hao hụt sau thu hoạch; kết hợp ngay từđầu giữa sản xuất nguyên liệu nông sản với công nghiệp chế biến; giảm thiểu chi phí vận tải, dịch vụlưu thông nông sản; tổ chức tiêu thụ sản phẩm khoa học chủđộng, hiệu quả.

Tăng cường hướng dẫn để người nông dân hiểu được rằng, mình cần làm gì, cần tìm ai, cần đầu tư bao nhiêu vốn và vật tư, trang thiết bị để đổi mới công nghệ, đổi mới cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao hơn, thu nhập cao hơn. Điều đó cũng có nghĩa là cần nâng cao nhận thức của người lao động nông nghiệp về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là yêu cầu to lớn và mang tầm chiến lược trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí, trợgiá, ưu đãi tín dụng, miễn giảm thuế... cho các hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trong việc ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 106)