Đánh giá chung thực trạng tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 84 - 97)

4.1.6.1. Những mặt đạt được trong tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất

nông nghiệp

Chủtrương tích tụ, tập trung ruộng đất đểứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được xác định là một trong ba giải pháp đột phá để xây dựng tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Bình Lục nói riêng. Quá trình tích tụ đất đai trên địa bàn huyện Bình Lục đã thu được những kết quả đáng ghi nhận trong quá trình triển khai đã xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa và thu được hiệu quả cao. Để triển khai chủtrương nêu trên, chính quyền địa phương đã ra một loạt các văn bản, đặc biệt là Kế hoạch số 1281/KH- UBND do UBND tỉnh Hà Nam ban hành ngày 16/06/2016, nhằm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Nam ngày 8/4/2016 với chủtrương như sau:

Lấy khu nông nghiệp công nghệ cao làm nòng cốt, doanh nghiệp làm hạt nhân, nền tảng, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất;

Thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất theo hình thức chính quyền cấp xã, cấp huyện ký hợp đồng thuê đất nông nghiệp của các hộ dân, chính quyền cấp tỉnh ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê lại đúng giá thuê của nông dân để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao là sản phẩm sạch, gắn xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ bền vững, đảm bảo đủ hàng hóa nông sản sạch phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh;

Tạo đột phá về tổ chức, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại dịch vụ;

Đối với những hộ có nhu cầu giữđất để sản xuất, không cho thuê mà nằm trong vùng quy hoạch khu vực tích tụ ruộng đất, UBND các xã có phương án chuyển đổi giữa các hộ, hoặc dồn vào một vị trí đất khác tương ứng, gần đó có điều kiện canh tác phù hợp tương tựđể các hộ tiếp tục sản xuất.

Từ những ưu đãi trên các doanh nghiệp, cá nhân tham gia tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp đều thu lại những hiệu quả tích cực. Dự án do các doanh nghiệp thực hiện tại các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn được thực hiện theo chuỗi, quy mô tập trung, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và gắn kết với thị trường tiêu thụ nên đạt hiệu quả kinh tếcao hơn nhiều so với nông dân sản xuất theo truyền thống. Ưu điểm của tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp:

-Công khai mình bạch, đạt được đồng thuận cao từ hộ nông dân khi có chính quyền tham gia.

-Doanh nghiệp ký hợp đồng với 1 chủ thể duy nhất là chính quyền.

-Thời gian thuê đất dài hơn (20 năm), doanh nghiệp trả tiền thuê đất bằng đúng tiền chính quyền thuê đất của hộ nông dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư bài bản, dài hạn, ứng dụng khoa học công nghệ đểtăng hiệu quả, chất lượng của sản phẩm.

-Chi phí thuê đất thấp hơn so với chi phí doanh nghiệp mua đất để có quy mô sản xuất lớn.

-Các dự án do các doanh nghiệp tham gia thực hiện theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao tạo vùng lõi phát triển nông nghiệp hiện đại

4.1.6.2. Những hạn chế trong tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp

Trên nghiên cứu thực tế cho ta thấy ở các hình thức tích tụ ruộng đất nào cũng có những khí khăn riêng tuy nhiên các hình thức đó cùng có những khó khăn như sau:

ĐVT:%

Đồ thị 4.3. Hạn chế trong tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Bình Lục

Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiểu tra (2017) Đồ thị 4.3 cho ta thấy khó khăn lớn nhất được các hộ và cán bộ quản lý đánh giá trong việc tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục là giá thuê và mua đất cao có tới 42,86% đánh giá đây là nguyên nhân rất khó khăn. Giá thuê mua đất chưa có những quy định cụ thể nên người dân thường đẩy giá lên rất cao và không đồng nhất.

a. Giá thuê, mua đất cao

Qua khảo sát ở địa phương giá thuê đất bình quân khoảng gần 21 triệu đồng/ sào để phát triển sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cần thuê với diệc tích lớn và thuê lâu dài ít nhất 20 năm mới có thể yên tâm đầu tư cho sản xuất. Tính bình quân khoảng khoảng 600 triệu/ha/20 năm không có nhiều doanh nghiệp có khả năng đầu tư tích tụ ruộng đất. Giá thuê mua đất cao khiến các doanh nghiệp mua được ít đất hơn và quy mô sản xuất cũng hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân khó trong việc mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư. Ngoài ra, thị trường đất nông nghiệp chưa hình thành dẫn đến những cạnh tranh không công bằng thuê đất của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp thuê đất hạng A nhưng chỉ thuê với diện tích ít hoặc các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế

- 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Rất khó khăn Khó khăn Bình thường Không khó khăn

42.86 14.29 23.81 19.05 23.81 19.05 14.29 42.86 4.76 19.05 23.81 52.38 19.05 23.81 19.05 38.10

Giá thuê, mua đất cao Thiếu lao động nông nghiệp có chất lượng Thiếu vốn đầu tư Chưa có cơ sở pháp lý cụ thể

lớn đẩy giá thuê mua đất lên cao khiến tâm lý người dân bất ổn các doanh nghiệp khác khó có thểthuê, mua đất để sản xuất do tiềm lực kinh tế còn hạn chế

b. Thiếu lao động chất lượng

Do quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ diễn ra nhanh hơn.

Bảng 4.12. Lao động và cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Bình Lục

giai đoạn 2015 – 2017 Nội dung 2015 2016 2017 Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(người) (người) (người)

III. Tổng sốlao động 135650 100,0 136462 100,0 139304 100,0

1. Lao động Nông nghiệp 36215 26,7 32121 23,5 31098 22,3

2. Lao động CN – TTCN 56715 41,8 58664 43,0 59702 42,9

3. Lao động TMDV 42185 31,1 45235 33,1 48064 34,5

3. Lao động khác 535 0,4 442 0,3 440 0,3 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Lục (2017) Cơ cấu lao động nông lâm nghiệp và thủy sản đang có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015 – 2017. Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 26,7% năm 2015 xuống còn 22,3% năm 2017. Thay vào đó, cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp – TTCN có xu hướng tăng từ41,8 % lên 42,9% năm 2017. Lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng chất lượng lao động lại không cao do các lao động này chủ yếu là lao động già không đủ sức khỏe để làm ở các khu công nghiệp hay không có nghề tiểu thủ công nghiệp để phát triển Qua đồ thị 4.4 cho ta thấy chủ yếu lao động trong nông nghiệp là chưa qua đào tạo chiếm tới 60,53%; lao động đã qua đào tạo và cấp chửng chỉ chỉ có 18.28%. Khi tích tụ đất phát triển nông nghiệp các doanh nghiệp sẽ đầu tư máy móc quy mô lớn áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nên các lao động này không đáp ứng được yêu cầu đặt ra dẫn tới thiếu lượng lớn lao động có chất lượng trong nông nghiệp gây khó khăn không nhỏ khi doanh nghiệp tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp

ĐVT:%

Đồ thị 4.4. Trình độ của lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Lục (2017)

c. Cơ sở chính sách còn thiếu và chưa cụ thể

Tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Bình Lục nói riêng là một trong những địa phương đi đầu trong tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, có rất nhiều bỡ gỡ trong việc thực hiện vấn đề này. Hiện nay chưa có cơ chế chính sách cụ thể hay những quy định của nhà nước đối với việc tích tụ ruộng đất cụ thể trong các vấn đề: Khung giá đất; hợp đồng thuê đất, vấn đề giải quyết tranh chấp, vấn đề liên quan đến hoàn thổsau khi thuê đất. Hiện nay chính sách của nhà Nước mới quy định các vấn đề:

-Luật pháp về đất đai: Các quy định về quyền sở hữu đất, quyền sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sản xuất nông nghiệp; thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đa số các tầng lớp nhân dân nói chung và nông dân. Quy hoạch quỹ đất nông nghiệp cũng khá ổn định, thời hạn giao đất 23/6/2017 Tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn Nông nghiệp, nông thôn lâu dài giúp người nông dân yên tâm đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật và hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung trong nông nghiệp. Thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân từ20 năm lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất lâm nghiệp), hết hạn nếu phù hợp quy hoạch và không vi phạm trong quá trình sử dụng đất thì tiếp tục được gia hạn, tạo điều kiện cho người dân, các tổ chức kinh tếyên tâm đầu tư sản xuất

60.53 21.19

18.28

Chưa qua đào tạo

Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ và bằng cấp Đã qua đào tạo có chứng chỉ và bằng cấp

Người sử dụng đất nông nghiệp khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có đủ các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Như vậy, về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất ởnước ta không khác so với quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai ở một sốnước. Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từđất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại; trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Như vậy, gần như người dân có đủ quyền sở hữu đất đai mà nhà nước khó can thiệp khi cần thiết. Ngược lại, người dân trong nhiều trường hợp bị thu hồi và đền bù không thỏa đáng.

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở vùng miền Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long không quá 03 héc ta đối với mỗi loại đất, các vùng còn lại không quá 2 ha; hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng, không quá 30 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộgia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất. Trường hợp hộgia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta; Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 05 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 ha.

Về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộgia đình, cá nhân, Luật đất đai 2013 đã cho phép hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp. Không quy định hạn mức sử dụng đất đối với doanh nghiệp. Các dự án sản xuất, kinh

doanh nhà đầu tư được thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để có đất thực hiện dự án. Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Đối với các hộgia đình, cá nhân tự nguyện tham gia tổ liên kết để tạo cánh đồng lớn, hỗ trợ nhau trong sản xuất về giống, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm đầu ra theo Nghị định 62/2013/QĐTTg của CP.

Cơ chế bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được Luật Đất đai 2013 quy định chặt chẽ, đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất nông nghiệp: Thu hồi đất phải thông qua HĐND tỉnh; giá bồi thường, hỗ trợ đảm bảo ngang bằng giá thị trường trong điều kiện bình thường. Xác định giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp đã từng bước theo nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, nhờ đó bảo đảm thị trường quyền sử dụng đất đai phát triển đúng hướng, ngăn chặn được đầu cơ, đồng thời tạo nguồn vốn cho người nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Luật đất đai 2013 quy định tương đối rõ ràng các trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thoả thuận với người sử dụng đất thông qua các hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh, nhà đầu tư có nhiều phương án để thoả thuận với người sử dụng đất.

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết nên đòi hỏi quy mô sản xuất phù hợp, đảm bảo phải theo sát quá trình sản xuất diễn ra trong từng thời điểm, tùng khu vực, thậm chí đến từng cá thể cây con, để có thể tác động đúng lúc, đúng cách theo quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi thì mới đạt năng suất và hiệu quả cao nhất. Muốn đạt được điều đó cần tác động đúng lúc, đúng chu kỳsinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả cao nhất với quy mô phù hợp. Điều đó lý giải trang trại gia đình là hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến, làm ra phần lớn nông sản hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Đó là sự hạn chế lợi thế kinh tế theo qui mô trong nông nghiệp, so với công nghiệp và cũng là sự khác biệt giữa tổ chức kinh doanh nông nghiệp và tổ chức kinh doanh công nghiệp, dịch vụ.

Tâm lý chung của người nông dân là muốn giữđất nông nghiệp như một tài sản và công cụ "bảo hiểm" đảm bảo ổn định cuộc sống ở nông thôn, không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mặc dù có thể có nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đảm bảo.

- Khung pháp lý đối với thị trường đất đai trong nông nghiệp

Quyền sử dụng đất là quyền tài sản đặc biệt, khi nhu cầu sử dụng đất tăng cao thì giá trị quyền sử dụng đất cũng tăng và ngược lại. Người sử dụng có quyền chuyển đổi, tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 84 - 97)