Bối cảnh tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 64 - 66)

Phát triển nông nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế của Bình Lục nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng. Tuy nhiên phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 -2015 có nhiều điểm hạn chế:

- Hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, xuất hiện tình trạng người dân bỏ ruộng không canh tác tìm kiếm công việc mới thu được nhiều hiệu quả hơn. Do diện tích sản xuất còn manh mún không tập trung được nguồn lực để sản xuất.

Bảng 4.1. Tình hình ruộng đất của các tác nhân trước bối cảnh tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất huyện Bình lục

Các tác nhân tham gia ĐVT Năm 2013

1. Doanh nghiệp - Số DN DN 2 - Diện tích đất bình quân/ DN Ha 5,4 2. Hộ nông dân - Số hộ Hộ 18 - Diện tích đất bình quân/ hộ Ha 2,5

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục (2017)

Qua bảng 4.1 cho ta thấy các hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn khó khăn nên không có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất nông còn hạn chế trên địa bàn huyện mới chỉ có 2 doanh nghiệp tham gia tích tụ ruộng đất đầu tư vào sản xuất nông nghiệp với diện tích bình quân chỉ có 1,4 ha nên rất khó để có vùng sản xuất và chủ động được nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, trên địa bàn huyện mới chỉ có 18 hộ tham gia tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp với diện tích đất bình quân trên hộđạt 2,5ha. Các hộ này chủ yếu thuê lại phần diện tích của các hàng xóm không có nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, phần diện tích tụ của các hộ này không liền kề với nhau tạo không ít khó khăn trong việc sản xuất, đầu tư khoa học công nghệđể phát triển sản xuất.

sang HTX kiểu mới theo luật tuy nhiên các HTX này chủ yếu làm dịch vụ và chưa tham gia sản xuất.

Các hộ trên địa bàn huyên được phân chia đất theo nghị định 64 nên ruộng đất manh mún bình quân thửa trên hộ cao (7 thửa/ hộ) khó có thểđầu tư vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất còn chưa cao. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn gặp hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, tình trạng đầu tư vượt quy hoạch và đầu tư theo phong trào hiện nay rất phổ biến.

Hệ thống hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt hoặc thậm chí hạ tầng phục vụ cho công nghiệp dịch vụ ở nông thôn để thu hút lao động, để huy động lao động để giảm lao động trong nông nghiệp thì chúng ta cũng đầu tư còn chưa đạt yêu cầu đề ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có vốn đầu tư là rất khó khăn.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập, diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người rất thấp, trong khi yêu cầu chúng ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, quy mô sản xuất vừa nhỏ, vừa manh mún, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình. Do đó, rất khó khăn cho việc đưa công nghiệp và đưa KHCN vào đối với nông nghiệp.

Công nghiệp chế biến phát triển chậm, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa được chú trọng, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm. Công tác phát triển thịtrường xây dựng thương hiệu cho nông sản

Công tác quản lý nhà nước còn rất nhiều bất cập, cơ chế, chính sách chậm được điều chỉnh để đáp ứng đòi hỏi thực tế, đặc biệt là công tác dự báo, cảnh báo tín hiệu thịtrường, điều chỉnh định hướng quy hoạch...

Phát triển nông nghiệp bền vững, thu hút được lao động vào nông nghiệp nông thôn ất cần có một giải pháp tổng thể để nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp, trong đó là sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, không thểđi vào những vấn đề nhỏ hoặc phân tán.

Đứng trước bối cảnh đó tích tụ đất đai là một giải pháp thiết yếu cần phải thực hiện để hướng tới tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng KHCN cao nhằm tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa nông nghiệp đạt yêu cầu về cả chất lượng lẫn sốlượng.

trung các nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, của vùng, của địa phương gắn với việc xây dựng thương hiệu, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Tích tụ ruộng đất giúp nâng cao chất lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

4.1.2. Chính sách tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 64 - 66)