Chính sách của nhà nước, địa phương có liên quan đến tích tụ ruộng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 97 - 100)

đất phát triển nông nghiệp

Chính sách của nhà nước có liên quan đến tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp là một trong những yếu tốảnh hưởng lớn đến tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp ở địa phương. Đây là cơ chế và là căn cứ quan trọng để thực hiện tích tụ ruộng đất vừa đảm bảo tập phù hợp với lợi ích của cá nhân, tổ chức tham gia tích tụ. Mặt khác phải đảm bảo lợi ích của người dân tránh được những góc khuất trong tích tụ ruộng đất. Để thực hiện được vấn đề này trên địa bàn huyện

Bảng 4.14 Chính sách của nhà nước, địa phương có liên quan đến tích tụ

ruộng đất phát triển nông nghiệp.

STT Ngày tháng

của văn bản Số của văn bản Nội dung

1 29/11/2013 45/2013/QH13 Luật đất đai

2 14/05/2014 46/2014/NĐ-CP Nghị định quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

3 09/9/2016 135/2016/NĐ-CP

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng

đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

4 25/10/2013 50/2014/QĐ-TTg

Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn

5 19/12/2013 210/2013/NĐ-CP Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

6 08/4/2016 05- NQ/TU

Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo

đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp nông thôn Tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035

7 19/8/2013 18-CT/TU

Đẩy mạnh thực hiện NQ TW 5 khóa IX về

tiếp tục đổi mới phát triển, nâng cao hiệu quả

kinh tế tập thể.

8 18/12/2018 /KH – UBND

Về việc thực hiện Nghị quyết số 05- NQ- TU của tỉnh ủy và Nghị quyết số 09- NQ/HU của Huyện ủy vềđẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp tại bước đột phá phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Bình Lục.

9 17/12/2017 314/QĐ-UBND

Việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện tích tụ

ruộng đất để liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa sạch huyện Bình Lục

10 20/2/2017 01/TB-BCĐ

Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện tích tụ

ruộng đất để liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa sạch huyện Bình Lục.

Trong thời gian gần đây ủy ban nhân huyện đã có những chỉ đạo gắt gao để thực hiện tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp tuy nhiên các chính sách, quy định hiện nay vẫn chưa cụ thể và rõ ràng có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện vẫn chưa được quy định cụ thể như khung giá đất; vấn đề hoàn thổ sau khi cá nhân, tổ chức thuê đất kết thúc quá trình thuê đất trả lại ruộng cho người dân; vấn đề liên quan đến hợp đồng. Những vấn đề trên đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp ởđịa phương.

Bảng 4.15. Mức độảnh hưởng chính sách của nhà nước, địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp

ĐVT: %

Nội dung Không ảnh hưởng Ảnh hưởng

trung bình

Ảnh hưởng mạnh

Rào cản các quy định của Nhà nước,

địa phương 21,1 23,4 55,5

Khung pháp lý chưa thông thoáng 10,0 20,1 69,9

Chính sách chưa phù hợp 9,9 17,1 72,9

Hiệu quả chính sách chưa cao 21,1 21,1 57,6 Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra (2017) Ảnh hưởng của chính sách của nhà nước, địa phương đến tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp được đánh giá qua các nhân tố: (1) Rào cản các quy định của Nhà nước, địa phương; (2) Khung pháp lý chưa thông thoáng; (3) Chính sách chưa phù hợp; (4) Hiệu quả chính sách chưa cao.Qua đánh giá của cán bộ và các hộ dân được phỏng vấn cho thấy chính sách không phù hợp ảnh hưởng mạnh nhất đến tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp ởđịa phương có tới 72,9% đánh giá ở mức độ mạnh. Tiếp đến là khung pháp lý chưa thông thoáng (69,9% đánh giá ở ảnh hưởng ở mức độ mạnh). Nguyên nhân còn nhiều quy định của địa phương còn gò bó khiến các tổ chức, cá nhân chưa dám mạnh dạn tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp ví dụ như vấn đề hạn điền vẫn còn quy định ở mức thấp 30 ha. Với diện tích này không nhiều tổ chức muốn tích tụ vì diện tích thấp khảnăng thu lại lợi nhuận là không cao.

4.2.2. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ

điều kiện tự nhiên. Những năm gần đây việc sản xuất nông nghiệp không hiệu quả dẫn tới các hộ không mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Để nông nghiệp phát triển nhà nước đã tiến hành tái cơ cấu nền nông nghiệp để thực hiện phát triển nông bền vững thì tích tụ đất đai là một giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng khá mạnh đến vấn đề này thể hiện qua điều kiện đất đai thổnhưỡng; chênh lệch giữa các chân đất sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.16. Mức độảnh hưởng điều kiện tựnhiên đến tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp

ĐVT: %

Nội dung ảnh hưởngKhông Ảnh hưởng

trung bình

Ảnh hưởng mạnh

Chất lượng đất 15,7 15,4 68,9

Chân đất sản xuất 15,1 19,1 65,7

Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra (2017)

Qua bảng 4.16 sự khác biệt của hai nhân tố này đến tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp là khá cao nhưng không có sự chênh lệch nhiều của mức độ ảnh hưởng giữa hai nhân tốnày đến tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp. yếu tố chân đất sản xuất được các hộđánh giá cao hơn có tới 65,7% ý kiến đánh giá ảnh hưởng ở mức mạnh. Chất lượng đất và chân đất sản xuất khiến khó có thể tích tụ đất đai do các điều kiện này khác nhau dẫn tới việc phân vùng sản xuất khó khăn để tạo thành các vùng diện tích lớn để phát triển. Hơn nữa chất lượng đất và chân đất sản xuất khác nhau để có thể tích tụ diện tích lớn để phát triển nông nghiệp khiến chi phí đầu tư tăng cao như các chi phí cải tạo đất; sản phẳng; thủy lợi để phục vụ sản xuất. Điều này dẫn tới không nhiều cá nhân, tổ chức có vốn để tích tụvà cơ quan chức năng khó kiêu gọi được các tổ chức cá nhân tham gia tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 97 - 100)