Vai trò, ý nghĩa của tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 25 - 27)

2.1.2.1. Vai trò của tích tụ ruộng đất trong phát triển nông nghiệp

- Tích tụ ruộng đất sẽ góp phần làm giảm chi phí xã hội

Tích tụ ruộng đất sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư vào CSHT ở khu vực nông thôn như đường và hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó, tích tụ ruộng đất sẽ thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất chuyên canh mang tính thương mại, đồng thời các chính sách nông nghiệp của vùng cũng được thực hiện một cách dễdàng hơn. Việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung sẽ giúp bảo vệ diện tích nông nghiệp được tốt hơn trước sự bùng nổ của công nghiệp và đô thị hóa. Sự mở rộng của tích tụđất đai sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếở khu vực nông thôn theo hướng phân công lại lao động trong nông nghiệp. Ngoài ra, FAO (2003) và Bentley (1987) còn cho rằng, tích tụ và tập trung ruộng đất còn góp phần cải thiện chất lượng đất và giảm tình trạng sói mòn và suy thoái đất đai.

-Tích tụ ruộng đất là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp

Các quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á, nơi mà sản xuất nông nghiệp tồn tại dưới hình thức quy mô nhỏ là phổ biến. Với chủ trương phân chia ruộng đất để đảm bảo công bằng và giải quyết vấn đề dân số ở khu vực nông thôn tăng nhanh đã khiến cho diện tích canh tác ngày càng manh mún. Bentley (1987) và Blarel (1992) chỉ ra rằng tình trạng manh mún đất đai sẽ làm phát sinh nhiều cho phí và gây ra tình trạng mất đất, lãng phí đất do có nhiều bờ vùng, bờ thửa gây ra. Chính vì vậy, tích tụ ruộng đất được xem là một trong những công cụ hiệu quả cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Theo FAO (2003), tích tụđất đai sẽ hỗ trợ hình thành một nền sản xuất nông nghiệp cạnh tranh trên cơ sở phát huy lợi thế về quy mô và khắc phục hạn chế do tình trạng manh mún gây ra. Kết quả này có được trên cơ sở khả năng tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp, mở rộng diện tích đồng thời giảm thiểu tình trạng lãng phí đất, qua đó nâng cao năng suất và khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.

2.1.2.2. Ý nghĩa của tích tụ ruộng đất trong phát triển nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đang đứng trước tác động mạnh của biến đổi khí hậu

không còn con đường nào khác là cần tổ chức lại sản xuất. Trong đó, tích tụ, tập trung ruộng đất có ý nghĩa rất quan trọng, để phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập của nông dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2011).

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Tích tụ đất đai góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản hàng hóa. Nhờ có nhiều ruộng đất, biết đầu tư tiền vốn, khoa học - kỹ thuật, sản xuất theo chuỗi giá trị, gia đình ông đã làm giàu từ chính nghề nông. Không những thế, nhiều hộ nông dân khác trong xã cũng có đời sống kinh tếổn định thông qua việc liên kết làm ăn với các doanh nghiệp. Tích tụ ruộng đất đã diễn ra với nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các doanh nghiệp và sản xuất trang trại tại các nông hộ phát triển từđó nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2011).

- Tích tụ, tập trung ruộng đất để hiện đại hóa nông nghiệp

Tích tụ ruộng đất tạo được đột phá về tổ chức sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nông nghiệp được nâng cao; thực hiện hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại dịch vụ. Tích tụ ruộng đất, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, nhiều địa phương, hộ dân đã biết cùng nhau liên kết, mở rộng diện tích canh tác, tạo ra chuỗi nông sản hàng hóa có giá trị cao. Nhờ có diện tích ruộng lớn, nhiều nông dân đã trở thành những chủ doanh nghiệp nông nghiệp. Trong nền nông nghiệp hàng hóa lớn, việc chủ động về diện tích canh tác với hàng nghìn héc-ta chuyên canh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2011).

- Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp bền vững

Tích tụ ruộng đất mang lại nhiều mặt tích cực cho phát triển nông nghiệp như hạn chế được tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp; Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp bền vững. Tựu chung lại tích tụ ruộng đất sẽ tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp bền vững; nâng cao được khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp, giảm thiểu rủi ro, tăng cường đầu tư. Tích tụ ruộng đất hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng giảm thiểu được chi phí; áp dụng khoa học kỹ thuật, quản lý được chất

lượng sản phẩm hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại, tiên tiến (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 25 - 27)