Các chính sách liên quan đến tích tụ ruộng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 44 - 45)

Luật đất đai 2003 đã hình thành cơ chế cho quá trình tích tụ và tập trung đất khi cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 61, Luật đất đai 2013). Tuy nhiên Luật đất đai 2013 lại chỉ ra mức hạn điền đối với từng loại đất. Theo luật này hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộgia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không quá 3 hécta. Luật này cũng cho phép các hộgia đình được tích tụđất đai không quá 10 lần hạn mức, tức không quá 30 hécta (Điều 129 Luật Đất đai năm 2013). Thời hạn cho thuê đất trồng cây hàng năm là không quá 20 năm, trong khi đó cây lâu năm và đất rừng sản xuất cho hộ gia đình là không quá 50 năm. Mặc dù Luật đất đai 2003 đã cho phép chuyển nhượng và thuê đất, nhưng lại chỉ ra hạn điền hay là giới hạn diện tích đất mà hộ sử dụng và giới hạn thời gian sử dụng đất. Trong khi đó đất đai vẫn được quy định thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước có quyền thu hồi. Chính vì vậy, cơ chế có nhưng lại không tạo ra sựan toàn đầu tư vào đất, điều này có thể hạn chế sự tích tụđất đai (Nguyễn Đình Bổng, 2013).

Nhận thức được tác động tiêu cực của tình trạng manh mún đất, CP đã có chủ chương khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương chuyển đổi ruộng đất từ các ô thửa nhỏ thành các ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác. Nghị đinh 64/CP ngày 27/09/1993 đã đưa ra chủ trương về dồn điền đổi thửa. Sự ra đời của Nghị định 64 đã tạo ra phong trào dồn điền đổi thửa trong cả nước. Tuy nhiên phần lớn tác động của dồn điền đổi thửa thường tập trung vào

tình trạng manh mún ô thửa, tức là giảm số mảnh đất canh tác của hộ, mà không tác động đến thay đổi quy mô ruộng đất nông hộ. Quy mô sản xuất nhỏ vẫn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy dồn điền đổi thửa mang nặng tính chất kỹ thuật hơn là xã hội. Dồn điền đổi thửa chỉ có tác dụng mở rộng quy mô của một thửa đất và giảm số thửa đất của hộ, qua đó tạo điều kiện cho hộ quản lý sản xuất thuận lợi và hiệu quảhơn mà không làm tăng quy mô ruộng đất của hộ gia đình. Trong khi đó, tích tụ tập trung đất đai vừa có tác dụng giảm thiểu số mảnh, vừa gia tăng quy mô ruộng đất nông hộ, góp phần phát huy lợi thế nhờ quy mô. Qúa trình này thường liên quan đến ruộng đất và phân hóa kinh tế nông hộ (Nguyễn Đình Bổng, 2013).

Vấn đề tích tụ đất đai đang trở thành một trong những yêu cầu cho đổi mới nông nghiệp của Việt Nam. Sự ra đời của Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương khóa X đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình cải cách nông nghiệp của Việt Nam. Nghị quyết về tam nông đã có chủ trương đẩy mạnh và chính sách khuyến khích kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp và sản xuất hàng hóa lớn. Vấn đề Luật đất đai cũng cần được sửa đổi theo hướng tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả, giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài. Đặc biệt là vấn đề mở rộng hạn mức sử dụng đất, thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai và công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường đồng thời có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng lúa. Như vậy vấn đề tích tụ và tập trung đất đã được Đảng và Nhà nước nhận thức và chủtrương đưa chính sách vào thực tiễn. Mặc dù đã thấy được vai trò tích cực của tích tụ tập trung ruộng đất, nhưng việc thực hiện đẩy nhanh tích tụ ruộng đất lại đang vấp phải nhiều rào cản. Một trong những rào cản đó chính là bài toán giữu hiệu quả và công bằng trong tích tụ đất đai ở Việt Nam (Nguyễn Đình Bổng, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 44 - 45)