Tình hình thực hiện đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại toàn cương (Trang 59 - 61)

Kinh tế - xã hội hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh như vậy, nước ta vẫn đạt được sự tăng trưởng kinh tế trong một số ngành và lĩnh vực. Châu Á là châu lục có giá trị xây dựng cao nhất thế giới - Chiếm 44% tổng giá trị toàn cầu năm 2013. Trong khu vực, xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị ngành: 37%, do tình trạng dư cung tại Trung Quốc, giá vật liệu xây dựng trên thế giới có xu hướng giảm và ổn định hơn trong năm 2015. Giai đoạn 2000-2009, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 9,6%/năm và giai đoạn 2010-2013 đạt 4,6%/năm. Chu kỳ của ngành xây dựng Việt Nam chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế thị thường kéo dài từ 3 tới 10 năm. Nhóm doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm trên 80% trong cơ cấu xản xuất của ngành xây dựng trong giao đoạn 2011-2015. (Nguyễn Tấn Quang Vinh, 2015)

Sự phát triển của ngành Xây dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của ngành xây dựng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tư FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài chính sách tài

khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng. Như trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tư xây dựng giảm mạnh.

Tại thời điểm 01/01/2015, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của ngành: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng và kinh doanh bất động sản ước khoảng 77.750 doanh nghiệp (tăng 1.175 doanh nghiệp so tại thời điểm 01/01/2014; tang khoảng 18.266 DN so tại thời điểm 01/01/2011). (Bộ xây dựng, 2015)

Hoạt động xây dựng năm 2015 tuy còn gặp một số khó khăn trong công tác quy hoạch, năng lực quản lý và công tác giải phóng mặt bằng nhưng cũng có những yếu tố thuận lợi: Chính sách lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm đã giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận được vốn vay, giá vật liệu xây dựng tiếp tục ổn định cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án, công trình. Nhiều dự án phát triển nhà ở được hoàn thành và bàn giao trong năm cùng với hoạt động xây dựng nhà ở trong dân tăng khá cao đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành. Nhiều quy định và chính sách có lợi cho thị trường BĐS cũng đã được ban hành trong thời gian qua. Điển hình như Thông tư 32 thúc đẩy việc giải ngân gói 30.000 tỷ, Thông tư 36 giảm hệ số rủi ro cho vay đối với BĐS từ 250% xuống 150%, và Luật kinh doanh BĐS quy định chặt chẽ hơn điều kiện kinh doanh BĐS giúp ổn định nguồn cung. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong số các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI vào Việt Nam, sau công nghiệp chế biến, chế tạo.

Theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2015 trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,39% so với năm trước, ngành xây dựng đạt mức tăng 10,82% so với năm 2014, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010: năm 2011 giảm 0,26%; năm 2012 tăng 3,66%; năm 2013 tăng 5,845; năm 2014 tăng 6,93%.

Theo số liệu thông kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2014 cả nước có 51109 gói thầu thuộc lĩnh vực xây dựng.

Số gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi chiếm 13,28%, hạn chế chiếm 17,1%, chỉ định thầu chiếm 50,72%.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 974,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 82,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,4%;

khu vực ngoài Nhà nước 830,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 85,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 61,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,4%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 374,2 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 156,7 nghìn tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 318,2 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 125,3 nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại toàn cương (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)