Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại toàn cương (Trang 120 - 131)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cp tư vấn xây dựng và

4.4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công

của công ty CP tƣ vấn xây dựng và thƣơng mại Toàn cƣơng

Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu hay chính là nâng cao khả năng thắng thầu, điều đó có ý nghĩa sống còn đối với các nhà thầu trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà thầu trên thị trường xây dựng hiện nay. Các nhà thầu cần chú ý làm sao để nâng cao được 4 loại tiêu chuẩn cơ bản mà các chủ đầu tư thường quan tâm đó là: tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng, tiêu chuẩn về kinh nghiệm, tiêu chuẩn về tài chính, giá cả và tiêu chuẩn về tiến độ thi công.

Nhà thầu nào đáp ứng được đủ 4 loại tiêu chuẩn này thì khả năng trúng thầu sẽ cao hơn. Do đó để nâng cao khả năng thắng thầu của các nhà thầu cần không ngừng đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật, các hoạt động của doanh nghiệp mình.

Sắp xếp lại bộ máy, tổ chức tinh gọn, hiệu quả: lao động gián tiếp, trực tiếp

4.4.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Để đạt được mục tiêu về tăng trưởng dự án trúng thầu, ngoài những giải pháp như phát triển marketing, đầu tư máy móc trang thiết bị kỹ thuật thì việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là giải pháp mang tính cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty trong giai đoạn hiện nay. Giải pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao năng lực tài chính là đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và thu hồi vốn kịp thời. Điều này là một phần do bản thân Công ty có quy mô vốn không lớn do đó cần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, phần khác do thực tế trong nghành xây dựng tình trạng công nợ chồng chéo diễn ra khá phổ biến: như các chủ đầu tư nợ các nhà thầu, các nhà thầu nợ ngân hàng, Nhà nước không cấp đủ vốn cho các công trình theo dự kiến. Để khắc phục tình trạng này Công ty cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn:

- Huy động nguồn vốn tiết kiệm trong cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty dưới hình thức góp vốn cổ phần, hoặc thành lập quỹ tín dụng huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên.

- Tận dụng tối đa máy móc thiết bị tạm thời nhàn rỗi bằng cách cho các doanh nghiệp khác thuê sử dụng. Thu hồi vốn thông qua thanh lý tài sản, thiết bị tồn kho không sử dụng đến nữa.

- Tăng cường liên doanh, liên kết để tranh thủ nguồn lực và công nghệ của bạn hàng.

- Tạo niềm tin, hiết lập mối quan hệ với các đối tác kinh doanh như các đơn vị cung ứng vật tư, thiết bị, cung cấp nguyên vật liệu nhằm có được sự ưu đãi về giá và thời gian thanh toán.

- Xây dựng quan hệ hợp tác gắn bó với các tổ chức tín dụng, ngân hàng. - Công tác thanh quyết toán công trình cần tiến hành nhanh ngọn, chính xác. Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp xây lắp cùng với đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thì thường bị chiếm dụng vốn rất lớn và kéo dài, nên

gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán và trả lãi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bị chiếm dụng vốn, thu hồi công nợ chậm làm cho hiệu suất việc sử dụng vốn bị giảm sút, điều này tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của công ty. Để khắc phục tình trạng này, công ty cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân của sự chậm trễ và khó khăn trong thu hồi nợ với từng dự án cụ thể, từ đó xây dựng kế hoạch thu nợ. Mặt khác công ty cần chú ý đến quá trình giải ngân của các dự án, kịp thời làm thủ tục thanh toán ngay theo khối lượng công việc đó thực hiện hoàn thiện hồ sơ quyết toán theo đúng quy định của pháp luật, đưa ra các giải pháp thi công hợp lý, trình tình trạng gián đoạn, chậm tiến độ dự án làm ảnh hưởng đến việc thanh quyết toán công trình.

Ngoài việc cần thay đổi cơ chế tài chính, thực hiện thuê tài chính, doanh nghiệp xây dựng cần đa dạng hoá kinh doanh và chuyển đổi theo hướng một mặt vừa cung cấp dịch vụ xây dựng cho chủ đầu tư, mặt khác tiến hành sản xuất kinh doanh xây dựng công trình và sản xuất vật liệu, kết cấu xây dựng để tạo ra nguồn thu trực tiếp trang trải các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, phát triển hoạt động thương mại.

4.4.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật

Năng lực kỹ thuật của các nhà thầu trong lĩnh vực xây lắp thể hiện ở khả năng đáp ứng các yêu cầu, xu thế của công nghiệp hóa xây dựng và cơ giới hóa thi công. Tăng cường máy móc, thiết bị thi công là yếu tố cơ bản tạo thành năng lực kỹ thuật của nhà thầu, nhất là trong điều kiện thi công các công trình quy mô lớn và phức tạp. Máy móc thiết bị đóng góp rất lớn vào giá thành sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, việc đề ra các giải pháp nhằm phát triển các trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ cho công ty có vai trò hết sức quan trọng trong việc cạnh tranh và thắng thầu các Công trình xây dựng trong giai đoạn hiện nay.

- Đầu tư vốn để hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty. Xuất phát từ thực trang tài chính và trang thiết bị kỹ thuật của Công ty.

- Xây dựng chiến lược đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc công nghệ hợp lý. Công ty mua sắm các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng đặc chủng, hiện đại đồng bộ nhằm tạo nên những lợi thế trong cạnh tranh của mình và tạo ra uy tín về khoa học – công nghệ, năng lực thi công đối với các chủ dự án.

- Xác định đúng mức độ trang bị cơ giới, loại công việc cần sử dụng máy móc hoặc lao động thì tùy vào khả năng của công ty và loại việc chỉ thực hiện bằng lao động thủ công.

- Gắn đầu tư với việc sử dụng một cách hiệu quả máy móc, trang thiết bị. Trên cơ sở nhu cầu của thị trường xây dựng, yêu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc. Có kế hoạch sử dụng một cách có hiệu quả thông qua việc liên danh, liên kết với các nhà thầu, cho thuê lại máy móc, thiết bị.

- Nâng cao năng lực tay nghề của người lao động, thuê, cử kỹ sư thường xuyên tổ chức tập huấn cho nhân công về các kinh nghiệm, kỹ năng xây dựng thi công công trình. Nâng cao yêu cầu tuyển dụng đối với một số vị trí quản lý trong đội xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng thi công của người lao động

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Phải có nguồn vốn, tiềm lực tài chính dồi dào, ổn định

Phải có đội ngũ kỹ sư am hiểu về máy móc công nghệ và trang thiết bị hiện đại

Đề ra kế hoạch cụ thể đúng đắn và phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệ và quá trình phát triển của Công ty

4.4.2.3. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, công tác marketting có một vai trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các công ty. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu dài hạn của Công ty có một số giải pháp sau:

Tăng cường thu thập thông tin liên quan đến các dự án và gói thầu. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những lĩnh vực kinh doanh tương đối đặc thù, việc tìm kiếm các dự án, gói thầu cần phải căn cứ vào kế hoạch phát triển, quy hoach hóa khu dân cư, khu công nghiệp, đường giao thông,... theo quy định của pháp luật, trước khi triển khai dự án chủ đầu tư cần phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu dự án, những hạng mục của dự án sẽ thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, khoảng thời gian này rất ngắn, vì vậy ảnh hưởng đến việc hoạch định các giải pháp tham gia đấu thầu và chuẩn bị hồ sơ thầu. Dó đó để tăng cường năng lực cạnh tranh đấu thầu, cần phải tổ chức lại công tác thông tin, nghiên cứu thị trường:

+Về cơ cấu tổ chức: Phân công rõ ràng bộ phận, thành lập nhóm nhân viên chịu trách nhiệm thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, đội ngũ nhân viên am hiểu chuyên môn, quan hệ rộng. Chức năng nhiệm vụ tìm hiểu về các dự án đấu thầu, nghiên cứu chủ đầu tư, đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin về giá cả nguyên vật liệu, vị trí địa lý, điều kiện thi công các dự án...

+Đẩy mạnh công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng, nâng cao quan hệ với các bạn hàng. Để tăng cường các hoạt động nhằm giới thiệu công ty, nâng cao uy tín của công ty, tìm hiểu nhu cầu của chủ đầu tư. Xây dựng và phát triển webside của công ty để quảng bá công ty và tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng. Thực hiện hoạt động PR cho công ty thông qua các hoạt động như: tình nguyện, xây dựng nhà tình nghĩa...

+Công ty cần xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu, để chiến lược này phát huy được tính khả thi trong thực tế, cần xác định đúng đắn về nhu cầu dự thầu và các nguồn lực. Thực hiện phân tích các nguồn lực hiện có như: lao động, máy móc, kỹ thuật, tài chính... ; thu thập thông tin các dự án mới của chủ đầu tư. Tính toán nhu cầu dự thầu của công ty dựa trên: doanh thu hàng năm của công ty, doanh thu của hoạt động xây dựng... Giá trị của dự án trúng thầu là cơ sở quan trọng trong việc xác lập kế hoạch kinh doanh của công ty.

Điều kiện thực hiện giải pháp:

-Phải có đội ngũ nhân viên có trình độ và am hiểu và nghiên cứu một cách sâu sắc về thị trường, chiến lược kinh doanh.

-Có nguồn nhân lực, máy móc thiết bị công nghệ cao, có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển lâu dài bền vững, am hiểu các đối thủ cạnh tranh của mình.

4.4.2.4 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu và kỹ thuật đấu thầu của Công ty

a) Nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình đấu thầu của Tổng Công ty. Để nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu, Tổng Công ty cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Trên cơ sở kế hoạch sản lượng hàng năm và giá trị hợp đồng các công trình đã trúng thầu tiến hành xác định mức độ nhu cầu dự thầu hàng năm cho hợp

lý bằng cách xây dựng các công thức dựa trên cơ sở là các văn bản pháp lý nhà nước đã ban hành như: Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Quyết định số 588/QQD-BXD về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung) và Thông tư số 06/2016/TT-BXD về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng... Xây dựng một số công thức:

SLtrúngthầu = Gbìnhquân x m SLtrúngthầu : Sản lượng trúng thầu

Gbình quân : Giá trị bình quân các gói thầu trúng trong kỳ kế hoạch m : Số gói thầu dự kiến trúng trong kỳ kế hoạch

Trong phần hồ sơ pháp lý cần phải nêu rõ đầy đủ mọi thông tin mà chủ đầu tư yêu cầu như các tài liệu chúng minh tư cách pháp lý, năng lực về tài chính, năng lực về máy móc thiết bị, về nguồn nhân lực, về kinh nghiệm thi công,...

Trong phần hồ sơ kỹ thuật cần phải thực hiện đầy đủ và hoàn chỉnh các khâu:

+ Lập sơ đồ mặt bằng tổ chức thi công bao gồm các công việc lập lán trại, bố trí kho bãi tập kết vật liệu, tập kết máy móc sao cho hợp lý để công tác thi công được thuận tiện, đúng tiến độ, hiệu quả.

+ Phương án sử dụng máy móc, vì trong một dự án xây dựng thường có nhiều hạng mục công việc khác nhau, mỗi hạng mục công việc thường đòi hỏi sử dụng một loại máy móc khác nhau do đó cần phải có phương án đưa thiết bị vào thi công sao cho vừa đúng như yêu cầu của hồ sơ mời thầu, vừa đảm bảo sử dụng đúng tiến độ để tận dụng hết công suất của thiết bị.

+ Vật tư, vật liệu, nhân công, đây là những yếu tố quyết định đến chất lượng, tiến độ và giá thành công trình. Cần phải lên kế hoạch cung cấp vật tư theo đúng tiến độ thi công và nêu rõ nguồn gốc, chất lượng vật liệu như yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đưa ra các biện pháp kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi đưa vào thi công.

+ Biện pháp tổ chức thi công, trong đó phải mô tả rõ những công việc cụ thể như công tác chuẩn bị(vật liệu, nhân lực, máy móc), kỹ thuật, phương pháp thi công của từng hạng mục cụ thể và các biện pháp xử lý các phát sinh trong quá trình thi công.

+ Biện pháp an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. Xây dựng các nội quy, quy định nơi thi công, trang bị bảo hộ lao động, các kiến thức về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

b) Hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh, xây dựng các phương án

lựa chọn giá thầu hợp lý

Giá bỏ thầu là yếu tố mang tính chất quyết định đối với việc giành thắng lợi hay thất bại trong đấu thầu xây dựng. Để đảm bảo việc trúng thầu và thực hiện dự án. Hiên nay,việc các nhà thầu lợi dụng các mối quan hệ để thực hiện “thông thầu” giữa chủ đầu tư và các nhà thầu khác vẫn diễn ra, ảnh hưởng không nhó đến sự công bằng, minh bạch trong đấu thầu. Dù vậy, giá dự thầu vẫn phải được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và đảm bảo tính thực tiễn.

Căn cứ vào Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Quyết định số 588/QQD-BXD ngày 29/05/2014 về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung) và Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Giá dự thầu có thể được tính theo công thức sau:

   n i gi I dth Q xD G 1

QI: là khối lượng hạng mục công việc i do chủ đầu tư cung cấp trên cơ sở bảng tiên lượng được bóc ra từ bản vẽ thiết kế thi công.

Dgi: là đơn giá dự thầu hạng mục công việc thứ i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng dựa trên bảng thông báo giá vật liệu theo thời điểm được ấn định trong hồ sơ mời thầu và dựa trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình.

n: số lượng hạng mục công việc cần thực hiện trong dự án. Cơ cấu Đơn giá dự thầu (Dgi) bao gồm các chi phí sau:

- Chi phí trực tiếp, ký hiệu là T, bao gồm:

+ Chi phí vật liệu, ký hiệu là VL

+ Chi phí nhân công, ký hiệu là NC + Chi phí máy thi công, ký hiệu là M

+ Chi phí trực tiếp khác, ký hiệu là TT T = VL + NC + M + TT

- Chi phí chung, ký hiệu là C

- Lãi dự kiến, ký hiệu là L

- Thuế giá trị gia tăng, ký hiệu là GTGT

Cộng tất cả các chi phí, lãi, thuế ta được giá dự thầu (Gdth)

Tuỳ theo tính chất phức tạp và thời gian thi công của dự án mà ta có thể tính thêm hệ số rủi ro (Hrr) hoặc hệ số trượt giá (Htgia). Lúc này đơn giá dự thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại toàn cương (Trang 120 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)