Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2014 2013
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 49.499 74.160 35.865
2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 192 352 261
3. Tổng tài sản Triệu đồng 18.734 10.256 12.420 4. Hàng tồn kho Triệu đồng 7.545 3.048 8.204 5.Vốn cố định Triệu đồng 2.510 2.905 917 6.Vốn lưu động Triệu đồng 16.224 7.351 11.503 7. Tỷ lệ VCĐ(7)=(5)/(3) - 0,13 0,28 0,07 8. Tỷ lệ VLĐ (8)=(6)/(3) - 0,87 0,72 0,93 9. Hiệu quả sử dụng TS (9)=(1)/(3) - 2,64 7,23 2,89 10. Tỷ lệ LN trên vốn SXKD(10)=(2)/(5)+(6) - 0,01 0,03 0,02
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của Công ty (2013-2015) Năm 2015 hiệu quả sử dụng TS của công ty giảm so với năm 2014 và 2013. Một đồng tài sản đem lại 2,64 đồng doanh thu, giảm 4,59 đồng so với năm 2014 và 0,25 đồng so với năm 2013. Mức hao phí TS năm 2015 so với năm 2014 là 8 triệu đồng. Tức là để đạt được hiệu suất sử dụng như năm 2014 thì công ty chỉ cần 8.478 triệu đồng tài sản.
Tỷ lệ VCĐ và VLĐ của doanh nghiệp đang có mức chênh lệch lớn và năm 2015 mức chênh lệch này càng thăng. Mức chênh lệch này hiện nay là không hợp lý.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2015 là một đồng sản thu về được 0,01 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2014 giảm 0,02 đồng lợi nhuận. Mức độ sinh lời trên một đồng tài sản giảm, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm.
f. Về nguồn vốn tín dụng:
Nguồn vốn vay chủ yếu của công ty đang huy động là vay ngân hàng. Hiện tại công ty đang có quan hệ rất tốt với một số ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Việt Yên, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, tổng hạn mức tín dụng là 20 tỷ đồng. Tuy vậy, với chỉ ba ngân hàng và hạn mức tín dụng có hạn thì công ty khó có thể chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình đấu thầu, nhất là khi công ty triển khai nhiều dự án, tham dự nhiều cuộc đấu thầu cùng một thời điểm. Việc đảm bảo được nguồn vốn tín dung là một trong những quy định của bên Chủ đầu từ đối với các nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Vì vậy với hạn mức tín dụng hiên nay của Công ty cần mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tài chính nhằm gia tăng nguồn vốn tín dụng cho mình.
Hiện nay có nhiều các tổ chức tài chính, tín dụng thuộc các thành phần kinh tế bắt đầu hoạt động trong khu vực. Công ty cần phải tranh thủ để thu hút vốn từ khu vực này để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực đấu thầu. Vì với nguồn vốn hiện nay công ty không thể tham gia các gói thầu lớn yêu cầu nguồn vốn cao.
Để có thể hình dung được ta có thể so sánh năng lực tài chính của Công ty Toàn Cương với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên địa bàn khu vực:
Bảng 4.8. Năng lực tài chính của một số công ty xây dựng trong khu vực Bắc Giang – Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: triệu đồng
TT Tên DN
Các chỉ tiêu
Tổng T.S Vốn chủ SH Tổng nợ
2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013 2014 2015
1 Công ty CP Tư vấn Xây Dựng và Thương mại Toàn Cương 12.420 10.256 18.734 6.123 6.469 6.574 6.297 3.786 12.160 2 Công ty CP xây dựng Tú Tài Kinh Bắc 6.759 14.734 16.826 2.038 5.728 5.904 4.721 9.005 10.921 3 Công ty TNHH Tiến Lộc 17.182 15.784 21.706 11.106 10.315 10.710 6.076 5.468 10.996 4 Công ty CP Xây dựng số 1 Bắc Giang 76.271 75.738 82.818 8.483 8.781 9.195 67.788 66.957 73.622 5 Công ty TNHH Toàn Sáng 17.432 19.576 17.984 2.579 2.455 2.471 14.852 17.120 15.512
Các công ty trên bảng là các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thường gặp tại các cuộc đấu thầu trong thời gian vừa qua. Qua bảng so sánh trên có thể thấy Công ty có tổng tài sản khá tương đương so với các đối thủ cạnh tranh khác. Số vốn chủ sở hữu cũng khá tương đương, tỷ lệ vay vốn lớn, đây là hạn chế trong cạnh tranh vì sự tự chủ trong tài chính của công ty còn ở mức thấp.
Công ty đã thành lập được 10 năm tuy nhiên lượng vốn bổ sung cho vốn chủ sở hữu không cao, chưa tích lũy được nhiều vốn. So sánh với các đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn 2013-2015 có tỷ lệ cơ cấu vốn chủ sở hữu và tổng nợ không chêch lệch nhiều như so với các đối thủ còn lại. Điều này cho thấy năng lực tài chính của công ty khá ổn định, không chịu nhiều ảnh hưởng từ nguồn vay tín dụng như các đối thủ. Trong quá trình đấu thầu Chủ đầu tư ngoài tập chung vào lợi nhuận và doanh thu thì đảm bảo khả năng huy động vốn, mức độ rủi ro của công ty thấp nhất. Qua bảng trên thì tổng nợ của công ty là thấp nhất trong các công ty xây dựng trên, bên cạnh việc công ty có khả năng tự chủ tài chính cao thì Công ty chưa biết khai thác đòn bảy tài chính – Huy động vốn bằng hình thức đi vay.
Nhìn chung, với quy mô tài sản và nguồn vốn hiện nay của công ty đảm bảo được yêu cầu về tài chính cho cạnh tranh đấu thầu với các gói thầu có quy mô vừa và nhỏ. Chủ đầu tư ngoài doanh thu và lợi nhuân thì cũng quan tâm đến cơ cấu và quy mô tài sản của Công ty. Khó khăn hiện nay của công ty là khả năng về tài chính, nguồn vốn và khả năng huy động vốn chưa cao.
4.1.2.3. Chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm và năng lực thi công của công ty
Kinh nghiệm và năng lực
Chỉ tiêu kinh nghiệm và năng lực thi công là chỉ tiêu xác định điều kiện đầu tiên đảm bảo nhà thầu được tham gia đấu thầu, tùy thuộc vào từng quy mô gói thầu mà mức độ yêu cầu kinh nghiệm và năng lực khác nhau. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng hiện có của mỗi một nhà thầu về tổng thể khả năng trên các mặt: kinh nghiệm, năng lực thi công, năng lực tài chính, kinh nghiệm nhân viên kỹ thuật, lượng nhân lực của công ty.
Bảng 4.9. So sánh kinh nghiệm và năng lực Công ty Toàn Cƣơng với một số đối thủ cạnh tranh đến năm 2015 Tiêu chuẩn Nhà thầu Kinh nghiệm (năm hoạt động) Nhân lực (Số lƣợng) Tài chính (tổng tài sản) (Triệu đồng)
Công ty CP Tư vấn Xây Dựng và
Thương mại Toàn Cương 14 183 18.734
Công ty CP xây dựng Tú Tài Kinh
Bắc 14 129 16.826 Công ty TNHH Tiến Lộc 09 205 21.706 Công ty CP Xây dựng số 1 Bắc Giang 11 236 82.818 Công ty TNHH Toàn Sáng 15 141 15.512
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Qua bảng trên ta thấy Công ty có chỉ tiêu kinh nghiệm và năng lực khá đồng bộ so với đối thủ cạnh tranh, một số chỉ tiêu có sự vượt trội cao hơn, đây là ưu điểm để công ty có thể nâng cao khả năng trúng thầu so với các công ty khác. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh nghiệm và năng lực còn xét trên nhiều khía cạnh khác tùy thuộc vào từng gói thầu. Tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu được đánh giá bằng số năm kinh nghiệm hoặc số hợp đồng quy mô tương tự đã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây với các điều kiện tương tự. Tiêu chuẩn nhân lực ngoài số lượng nhân công còn được đánh giá bởi trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật, số năm kinh nghiệm, những công trình đã tham gia. Tiêu chuẩn năng lực tài chính được đánh giá bằng một số các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, doanh thu, lợi nhuận, tài sản... trong vòng 3 đến 5 năm. Mỗi nhà đầu tư khi thực hiện mở thầu sẽ căn cứ vào quy mô dự án xây dựng mức tiêu chuẩn tối thiểu cho từng tiêu chí.
Chất lượng sản phẩm
Bất kỳ một loại hình kinh doanh nào đều phải chú trọng đến chỉ tiêu chất lượng, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh.
Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng: đòi hỏi nhà thầu dự thầu phải đưa ra các giải pháp và biện pháp thi công, sử dụng máy móc thiết bị với tính hợp lý và
khả thi (được nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu). Trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng của công trình. Đưa ra sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường hợp lý.
Hiện nay, đa số các công trình Công ty đã thực hiện và nghiệm thu đều đáp ứng được kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn luật Việt Nam (Điều 6 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng…) và tiêu chuẩn của chủ đầu tư. Tuy nhiên, với quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực có khả năng không huy động nhanh, đảm bảo trong thời gian dài, với khối lượng lớn dẫn đến nhiều khi sảy ra sai sót, phải làm lại gây chậm tiến độ, tăng chi phí. Công ty thực hiện kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào đến việc nâng cao vai trò quản lý, giám sát thi công xây lắp và nghiệm thu công trình. Từ đó góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
4.1.2.4. Tiến độ thi công, kỹ thuật của công ty
Tiến độ thi công được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu.Tiến độ thi công được Công ty bố trí một cách tuần tự khoa học nhằm sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thi cao. Trong quá trình làm hồ sơ thầu, Công ty có sự nghiên cứu địa bàn thi công, mặt bằng thi công, nguồn vật liệu v.v.. qua đó bố trí thi công các hạng mục, các phần việc hợp lý nhằm đưa ra được tổng thời gian thi công công trình ngắn nhất, đảm bảo tổng tiến độ quy định và sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục, phân việc công trình có liên quan. Tiến độ thi công phụ thuộc vào chất lượng công trình, năng lực thi công của nhà thầu.
Nhìn chung phần lớn các công trình mà công ty đảm nhận thi công nếu không bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan như thời tiết xấu hay công tác giải toả mặt bằng thì đều hoàn thành đúng tiến độ mà đơn vị cam kết khi dự thầu. Trong giai đoạn 2010-2012 Công ty cũng găp phải một số khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng thị trường nên một số công trình có sự đình trệ, sự biến động mạnh và nhiều bất ổn đã gây nhiều khó khăn cho Công ty để đảm bảo tiến độ thi công. Qua xem xét hồ sơ hoàn thành trong những năm qua thì thấy vẫn còn một số điểm còn yếu kém và trong thực tế một số ít công trình của tiến độ thực hiện không đúng so với tiến độ bỏ thầu do các nguyên nhân thiếu vốn, trục trặc
trong quá trình cung cấp vật liệu,..làm giảm uy tín của công ty. Vì vậy cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Kỹ thuật là chỉ tiêu cơ bản dùng để xét thầu, nhất là trong đấu thầu xây lắp. Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu: tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp thi công. Mức độ đáp ứng của các thiết bị thi công: Số lượng, chất lượng, chủng loại, tiến độ huy động và hình thức sở hữu.
Trong thời gian gần đây Công ty tập trung vào các dự án có giá trị lớn đi kèm theo đó là yêu cầu về kỹ thuật cao. Tuy nhiên việc không có đủ máy móc, nhân công theo thời vụ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo tính kỹ thuật và đúng tiến độ. Năng lực cạnh tranh của công ty trong việc đảm bảo kỹ thuật công nghệ cho các công trình lớn, nhiều hạng mục thi công độ khó cao là thấp.
4.1.2.5. Giá dự án tham gia đấu thầu
Giá dự thầu là giá do các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.
Giá dự thầu của nhà thầu được xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá trần của chủ đầu tư đối với các công trình đấu thầu . Điều đó có nghĩa là chủ đầu tư là người mua, họ luôn mong muốn mua được hàng hóa với giá rẻ nhất có thể, họ chỉ đồng ý mua với mức giá thấp hơn hoặc bằng với mức giá mà họ đưa ra (giá trần của chủ đầu tư). Còn nhà thầu là người bán hàng hóa và dịch vụ, nhà thầu chỉ chấp nhận bán với mức giá thấp nhất bằng với mức giá tại thời điểm hòa vốn (giá sàn của nhà thầu xây dựng).
Giá dự thầu được tính dựa trên các khoản dự toán về chi phí xây dựng của từng công trình, hạng mục. Tuy nhiên trên thị trường xây dựng cũng như hệ thống cơ sở pháp lý của Nhà nước ta hiện nay chưa có quy định chính sách mức giá nguyên vật liệu, giá cho từng hạng mục, loại hình cơ cấu hạng mục...Bên cạnh đó việc giá cả của từng hạng mục khi tham gia dự thầu đều tính bằng dự toán và định mức đến khi thực hiện dự án Công ty có thể sẽ phải chịu lỗ với các khoản chi phí giá cả bị tăng cao.
4.1.3. Phân tích một gói thầu cụ thể mà công ty đã tham gia
a) Dự án công ty trúng thầu
Hạng mục: Kho nguyên liệu xưởng XN2 Địa điểm: Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần May Hà Minh Ngày mở thầu: 14/03/2015
Giá dự toán: 4.057.998.000 đồng.
Sau khi sơ tuyển, 4 nhà thầu có đủ điều kiện được chủ đầu tư mời tiếp tục tham gia đấu thầu giai đoạn 2. Sau khi tiến hành mở thầu tổ chuyên gia tư vấn công bố kết quả cụ thể như sau: