Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại toàn cương (Trang 109 - 113)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty

4.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài

Cùng với các nhân tố bên trong thì các nhân tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một số các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của công ty như:

4.2.2.1. Cơ chế, chính sách

Môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật. Với sự hội nhập như hiện nay luật gồm có luật trong nước và luật quốc tế, các văn bản dưới luật cũng vậy, có những quy định do Chính phủ Việt Nam ban hành, có những quy định do các tổ chức quốc tế(WTO, AFTA, ASEAN) ban hành. Mọi quy định và luật lệ đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nó tác động trực tiếp đến mọi phương diện như tín dụng, thuế, chống độc quyền, bảo hộ, ưu đãi, bảo vệ môi trường,... những chính sách này khi tác động lên nền kinh tế sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng cũng đồng thời làm tăng nguy cơ cho doanh nghiệp khác.

Tính đến nay Nhà nước đã ban hành và thay đổi nhiều lần Luật và các văn bản liên quan khác để quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Một số các văn bản ảnh hưởng trưc tiếp đến hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp như:

Luật xây dựng số 50/2014/QH13: đây là bộ luật quan trọng về lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng nhằm quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau thì có phương thức, nội dung và phan vị quản lý khác nhau. Phạm vi điều chỉnh của luật xây dựng năm 2014 đã điều chỉnh toàn diện các hoạt động đầu tư xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo tiền khả thi, khả thi, thẩm định,... áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn.

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thay thế cho Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên liên quan và các hoạt động đấu thầu.

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi thành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiếu về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Ngoài ra Nhà nước còn ban hành luật áp dụng chung cho các doanh nghiệp như: Luật thương mại, luật doanh nghiệp,... Hệ thống pháp lý nước ta đang ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự chặt chẽ trong việc xử phạt các doanh nghiệp vi phạm quy định về đấu thầu. Chính phủ vừa ban

hành Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Mức phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý đấu thầu là 40 triệu đồng, mức phạt thấp nhất là 1 triệu đồng. Chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm quy chế đấu thầu, luật đấu thầu.

Như vậy, với các văn bản pháp lý hiện nay đã đảm bảo được cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng cơ bản, bảo đảm tính minh bạch, công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, việc có nhiều ưu đãi với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài cũng là sự cản trở đối với hoạt động tham gia đấu thầu và xây dựng của công ty. Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của pháp luật, dẫn đến suy yếu năng lực cạnh tranh của Công ty.

4.2.2.2. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư có thể hiểu là khách hàng của doanh nghiệp. Chủ đầu tư có thể là cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề liên quan đến dự án trước pháp luật, chủ đầu tư có khả năng ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý hay gián tiếp quản lý dự án, chịu trách nhiệm chọn nhà thầu, nếu có đủ năng lực có thể đứng ra tự thực hiện mời thầu và tổ chức đấu thầu. Do vậy chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng. Bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu trúng hoặc hủy bỏ kết quả lựa chọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc bên mời thầu tự thực hiện hay lựa chọn tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chọn tư vấn đánh giá hồi sơ dự thầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Họ có thể đưa ra những yêu cầu mà chỉ có một vài doanh nghiệp định trước mới thắng thầu được

Khách hàng của công ty trong các công trình công ty đã thực hiện bao gồm: khách hàng có vốn là ngân sách nhà nước, các công ty vốn tư nhân trong khu vực huyện Việt Yên, Yên Dũng Bắc Giang; huyện Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ Bắc Ninh... Các khách hàng chủ yếu tập trung gần khu vực trụ sở của Công ty thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động trong quá trình đấu thầu và thi công công trình. Với nhóm khách hàng vốn nhà nước Công ty chịu nhiều áp lực, sự quản lý của các văn bản cơ chế, chính sách của nhà nước. Với nhóm khách hàng tư nhân, đặc biệt với một số khách hàng nước ngoài trong khu Công nghiệp, yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ thi công là những vấn đề họ luôn quan tâm. Nhìn chung

các nhà thầu đều có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên nghiệp tạo nên cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu. Bên cạnh đó, không thể tránh khỏi một vài vấn đề như quan liêu, tiêu cực trong đấu thầu.

Việc tạo quan hệ tốt với các chủ đầu tư cũng tạo được ấn tượng tốt, PR và quảng cáo về công ty mình với khách hàng.

4.2.2.3. Cơ quan tư vấn

Tư vấn xây dựng là một trong những hoạt động kinh doanh của công ty. Bộ phận tư vấn giúp cho khách hàng – chủ đầu tư xây dựng tổ chức việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, lập dự toán đầu tư,...

Bộ phận tư vấn xây dựng của công ty đi vào hoạt động từ năm 2009 đến nay đã có gần 8 năm kinh nghiệm, đã thực hiện được 26 dự án trong vai trò tư vấn xây dựng. Công ty đã nhận thực được vai trò của bộ phận tư vấn, với những kinh nghiệm và đội ngũ kỹ thuật hiện có công ty đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín và vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường khu vực.

Một số công ty tư vấn xây dựng công ty đã cùng hợp tác như: Trung tâm kiểm đinh chất lượng công trình xây dựng Bắc Giang – Sở Xây dựng; trung tâm tư vấn cầu, đường – Sở GTVT; Công ty CP tư vấn và thiết kế xây dựng STC.

4.2.2.4. Các đối thủ cạnh tranh

Trong những năm gần đây, ngành xây dựng Việt Nam luôn được kỳ vọng là một ngành đầy tiềm năng do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao. Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước thì với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài thì số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê từ Sở xây dựng tỉnh Bắc Giang số doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng từ 2013 đến 2015 tăng

Bảng 4.18. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngành xây dựng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015

Năm Đơn vị tƣ vấn xây dựng Đơn vị thi công xây dựng

2013 82 162

2014 96 175

2015 112 186

Từ số liệu về các nhà thấu đã nêu ở phần trên ta có thể thấy rõ vị trí hiện tại của doanh nghiệp là rất khiêm tốn. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay và trong tương lai, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều nhà thầu, đặc biệt là những nhà thầu đến từ nước ngoài với năng lực tài chính mạnh mẽ. Khi tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm sau những lần đấu thầu thì nhận thấy, một trong những nguyên nhân trong nhiều gối thầu công ty bị trượt thầu nguyên nhân một phần cũng là do chưa tìm hiểu kỹ thông tin các năng lực của đối thủ, nhất là trong các gói thầu đấu thầu theo hình thức rộng rãi.

4.2.2.5. Các nhà cung cấp

Việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Nhà cung cấp chuyên nghiệp sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh cùng dịch vụ khách hàng chu đáo. Việc xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, nhiều khả năng sẽ được cung cấp thông tin sớm, biết thông tin về giảm giá và điều đó có thể giúp công ty tăng lợi nhuận.

Các chi phí trong xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công. Trong đó chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất. Khi tham gia đấu thầu các công ty phải lập dự toán vật liệu xây dựng cần dùng cho công trình. Do đặc thù riêng biệt của sản phẩm xây dựng là làm việc trong một thời gian dài, giá trị của sản phẩm là rất lớn nên việc bị ứ đọng vốn trong sản phẩm dở dang là một tất yếu khách quan. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp nguyên liệu trong một thời gian dài với chất lượng, giá cả ổn định là điều rất khó khăn. Hiện nay công ty đã thiết lập được quan hệ tốt với một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính như xi măng, sắt thép, đá, nhựa đường,.. tuy vậy công ty vẫn luôn bị động vì với nguồn hạn mức tín dụng hạn chế nên không thể kịp thời xoay vốn mua, dự trữ nguyên vật liệu.

Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty có cùng chung nhà cung cấp, vì vậy Công ty cần quan hệ tốt với nhà cung cấp nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại toàn cương (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)