2.1.3 .Đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm thựchiện tự chủ trong giáo dục đàotạo của một số nước
trên thế giới
- Kinh nghiệm của Mỹ
Nguồn kinh phí và tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục đại học ở Mỹ rất lớn, bao gồm nguồn kinh phí của NSNN, nguồn thu học phí của sinh viên, đóng góp của cộng đồng và bản thân trường đại học. Ngân sách của chính phủ dành cho giáo dục ln có xu hướng gia tăng. Nhưng nguồn thu học phí của sinh viên cũng không phải là con số nhỏ.
Những tư liệu trước năm học 2003-2004 cho thấy trung bình một sinh viên Mỹ muốn theo đuổi việc học để có được tấm bằng tiến sĩ sẽ mắc nợ khoảng chừng 41.540 USD; để có bằng tiến sĩ Luật, con số này là 80.754 USD, và tiến sĩ Y khoa là 125.819 USD. Năm 2009, một sinh viên muốn vào một trường đại học chuyên ngành để lấy bằng tiến sĩ y khoa hoặc tiến sĩ luật sau khi có bằng cử nhân, sẽ phải đối mặt với một khoản học phí bổ sung thêm khoảng chừng trên 100.000 USD. Một số sinh viên may mắn được gia đình hỗ trợ tài chính cho việc học, nhưng đó chỉ là ngoại lệ. Những sinh viên phải vay tiền từ những chương trình cho vay học phí của chính phủ biết rằng sẽ phải mất nhiều năm sau khi tốt nghiệp để trả hết khoản nợ vay và tiền lãi này, giả sử họ được bảo đảm một chỗ làm đủ cho phép họ trả nợ hàng tháng cùng với các chi phí sinh hoạt, nhà ở, xe cộ, bảo hiểm.
Với chi phí giáo dục tăng cao như thế, sinh viên sẽ có mong đợi nhận được một nền giáo dục tốt nhất và những kinh nghiệm giáo dục có ý nghĩa thực sự. Đối với sinh viên, giáo dục đại học là một sự đầu tư, sinh viên là khách hàng và giáo dục là dịch vụ mà họ được nhận (Phạm Phụ, 2005).
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hiện nay Hàn Quốc đang là nước có những thành tựu to lớn về phát triển khoa học cơng nghệ và trong đó khơng thể khơng kể đến những thành tựu to lớn trong giáo dục đại học của Hàn Quốc. Đến năm 2005, Hàn Quốc đã có khoảng 80% dân số trong độ tuổi từ 18-21 theo học tại các trường cao đẳng, đại học. Tỉ lệ đầu tư cho giáo dục đại học của Hàn Quốc đạt 2.6 % GDP, chỉ đứng sau Hoa
kỳ (2.9 %) trong số các nước thuộc OECD. Năm 2008, số lượng các bài nghiên cứu của Hàn Quốc được đăng trên các tạp chí quốc tế đạt 700/ triệu dân, gấp gần một trăm lần Việt Nam. Có một sự khác biệt lớn nữa giữa hai hệ thống giáo dục đó là trong số 419 trường đại học, cao đẳng của Hàn Quốc tính đến năm 2005, thì chỉ có 20% sinh viên đại học và 4% cao đẳng học tại các trường công lập, trong khi hiện nay, Việt Nam chỉ có 14.4 % sinh viên đại học và cao đẳng học tại các trường ngồi cơng lập (MOET). Từ năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức chi ngân sách hỗ trợ các trường tư thục của Hàn Quốc. Mặc dù có được thành tựu đáng ghi nhận như hiện nay, Hàn Quốc đã có nhiều thập kỷ hạn chế quyền tự chủ của các trường đại học. Thực vậy, cho đến trước thời điểm đổi mới và giao quyền tự chủ toàn diện cho các trường đại học của Hàn Quốc vào năm 1995, chính sách giáo dục đại học của Hàn Quốc được cho là rất tập trung. Bộ Giáo dục Hàn Quốc giữ quyền kiểm soát:
- Việc thành lập các trường đại học.
- Đặt ra các quy định về thời lượng chương trình, năm học, chỉ tiêu tuyển sinh, tiêu chuẩn thi cử, chuẩn hồn thành khóa học, kiểm định chất lượng.
- Việc bổ nhiệm, khen thưởng hiệu trưởng; đề ra các chuẩn chất lượng giáo viên. - Duyệt chỉ tiêu tuyển sinh, và quy định hình thức thi tuyển đầu vào đạihọc.
- Xác định chương trình khung, yêu cầu đăng ký tốt nghiệp để kiểm soát số lượng sinh viên.
- Duyệt chi ngân sách, xác địnhchuẩn cơ sở vật chất, thư viện, v.v.
- Quy định trình tự báo cáo của các trường về tài chính, nhân sự, sinh viên lên Bộ Giáo dục.
Và thực tế là chính phủ Hàn Quốc cũng đã loay hoay trong hai thập kỷ 70- 80 của thế kỷ trước để tìm ra mơ hình cho đổi mới giáo dục đại học. Cụ thể là, trong thời gian này, Hàn Quốc đã có ít nhất là 6 lần thay đổi lại quy định tuyển sinh đại học: lúc thì Bộ Giáo dục quy định đề chung, lúc thì trường được phép ra đề, lúc thì kết hợp cả hai hình thức tùy theo từng đối tượng.
Tuy vậy,đến năm 1995, Hàn Quốc đã chính thức cải cách hồn tồncơchế quản lý xin cho và tập quyền để dứt khoát trao quyền tự chủ cho các trường với những nội dung cơ bản như sau:
- Đa dạng hóa các tiêu chí cho phép thành lập các trường đại học tư thục.
- Trao quyền tự chủ cho các trường quyết định chỉ tiêu tuyển sinh và quản lý trường.
- Tạo hệ thống hỗ trợ đặc biệt cho nghiên cứu khoa học.
-Gắn kết chặt chẽ giữa đánh giá chất lượng của trường đại học với hỗ trợ tài chính từ Chính phủ.
Có hai cơ chế nổi bật trong cải cách giáo dục đại học của Hàn Quốc nhằm đảm bảo trách nhiệm xã hội của các trường khi được giao toàn quyền tự chủ. Một là gắn đánh giá chất lương giáo dục (bằng một cơ quan kiểm định độc lập) với hỗ trợ tài chính từ chính phủ; hai là quy định rõ việc thành lập hội đồng trường và điều lệ trường nhằm giám sát hoạt động của các trường (Đặng Văn Huấn, 2010).