Các yếu tố chủ quan trong nội bộ nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ của trường đại học hùng vương tỉnh phú thọ (Trang 85)

* Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị

Trường Đại học Hùng Vương là đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự chủ một phần. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng vẫn do cơ quan chủ quản quyết định. Hiệu trưởng được coi là công chức nên có bổ nhiệm và có nhiệm kỳ.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo quản lý theo Điều 6 của Nghị định 16/2015/NĐ-CP của chính phủ về quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành trách nhiệm, công vụ. Người đứng đầu đơn vịđược xem xét trên một số nhiệm vụ cơ bản sau:

Hiệu trưởng được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về các công việc sau: + Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng

của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật chẳng hạn như: dịch vụ căng tin, ký túc xá....

+ Liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật như: liên kết với các trường đại học... mở các lớp liên thông đại học, tại chức...

+ Trách nhiệm trong tổ chức, quản lý đội ngũ viên chức, người lao động thuộc quyền

+ Trách nhiệm quản lý tài sản công: khi công tác quản lý sử dụng tài sản công được giao sử dụng kém hiệu quả, sử dụng sai các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị, thực hiện không đúng chế độ, chính sách và sai phạm các quy định của pháp luật thì người đứng đầu phải chịu hình phạt xử lý theo quy định.

Trên thực tế, hiện nay có khá nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến việc phân công, xác định thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nhưng vẫn khó đi vào cuộc sống, khó thực thi vì thiếu sự rõ ràng, chưa phân định rạch ròi việc nào do tập thể chịu trách nhiệm việc nào do người đứng đầu chịu trách nhiệm nguyên nhân của các tình trạng trên là do quyền tự chủ của thủ trưởng đơn vị còn nhiều hạn chế, do cơ quan được xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng mức chi không được vượt mức tiêu chuẩn, định mức do chế độ cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chẳng hạn như khoán công tác phí vẫn phải dựa vào văn bản hướng dẫn của hội đồng nhân dân, UBND tỉnh.

Trong quá trình hội nhập đã tạo cho trường Đại học Hùng Vươngnhiều cơ hội trong việc nâng cao chất lượng, quy mô đào tạo, đời sống cán bộ, viên chức được cải thiện... đi đôi với những cơ hội là những thách thức đang đặt ra và hơn ai hết người đứng đầu đơn vị cần phải hiểu rõ nội dung trách nhiệm, vai trò của mình để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước đi kèm với hình ảnh cá nhân của người lãnh đạo là sự đại diện cho cả tổ chức. Trên cơ sở thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vai trò của họ ngày càng được khẳng định. Do đó người đứng đầuđơn vị cần phải phát huy vai trò quyền hạn của mình trong hoạt động của đơn vị, từng bước nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng chuyên môn và không ngừng chủ động đối phó với mọi thay đổi của tổ chức trong bối cảnh đổi mới của giai đoạn hiện nay.

* Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị

Định kỳ hàng quý bộ phận Kế hoạch-Tài chính của nhà trường lập báo cáo tài chính gửi Ban lãnh đạo nhà trường, đồng thời lập báo cáo công khai tài chính gửi đến tất cả các đơn vị trực thuộc trong trường theo chế độ 3 công khai trong các cơ sở giáo dục, trong đó báo cáo công khai tài chính thông báo toàn bộ tổng thu của các nguồn tài chính trong nhà trường; tổng chi theo từng nội dung chi (chi con người, chi chuyên môn, chi công tác hành chính, chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản, chi phúc lợi, thu nhập tăng thêm, chi các hoạt động khác...); số kinh phí còn lại chuyển sang quý sau, năm sau. Điều này không chỉ giúp nhà trường tự kiểm tra, thanh tra mà còn thực hiện tốt quy chế công khai dân chủ trong trường học, giúp cho người học kiểm tra và đánh giá về hoạt động thu chi tài chính của nhà trường. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra tại trường Đại học Hùng Vương được thực hiện thường xuyên và đột xuất cụ thể như sau :

+ Về kiểm tra, thanh tra thường xuyên: Nhà trường thành lập phòng thanh tra để kiểm tra tất cả các mảng hoạt động của nhà trường trong đó có kiểm soát nội bộ định kỳ. Hàng ngày, Kho bạc nhà nước là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu chi tài chính có nguồn gốc NSNN của trường thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Định kỳ 1 nămSở Tài chính, Sở Giáo dục-Đào tạo trực tiếp kiểm tra và thẩm định phê duyệt quyết toán hàng năm của trường.

+ Về kiểm tra, thanh tra đột xuất: Ngoài các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên được thực hiện như trên, công tác kiểm tra, thanh tra đối với quản lý tài chính của trường còn có các đoàn thanh tra đột xuất như : Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra nhà nước, Uỷ ban phòng chống tham nhũng. Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính của trường được nhà nước quan tâm và thực hiện thường xuyên nhằm hướng các hoạt động tài chính của nhà trường theo đúng các quy định và làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính của nhà trường.

Tuy nhiên hiện nay công tác kiểm toán, thanh tra nội bộ trong trường còn chưa được quan tâm đúng mức, nhà trường chưa thực hiện được việc kiểm toán nội bộ thường xuyên, định kỳ. Hầu hết cán bộ làm việc trong Phòng thanh tra đều là giảng viên hay cán bộ quản lý làm công tác kiêm nhiệm nên không có chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến công tác kiểm tra chỉ mang nặng về hình thức, giải quyết sự vụ.

* Quy chế chi tiêu nội bộ

Hiện nay, trường Đại học Hùng Vương đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để huy động nguồn thu và kiểm soát chi tiêu sao cho hiệu quả. Nội dung của quy chế quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi về tiền lương, phụ cấp cho người lao động, định mức chi cho công tác quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và trích lập các quỹ. Trường đã thực hiện xây dựng định mứcchi tiêu hợp lý theoqui định củanhànước ở một số nội dung chi về quản lý và chuyên môn, xây dựng qui định về phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận và đơn vị trực thuộc, qui định về góp vốn liên doanh liên kết, vay vốn của các tổ chức để đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp. Ngoài ra, trường đã xây dựng rất nhiều nội dung chi tiêu cụ thể khác trong quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định hiện hành của nhà nước. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường được toàn bộ cán bộ, viên chức nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và nhất trí cao. Tuy nhiên, trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rất chi tiết nhưng một số nội dung chi và mức chi chưa thực sựphù hợp. Ngoài ra, quy chế chi tiêu nội bộ ở trường chưa phân cấp quản lý tài chính cho các Khoa, phòng, Trung tâm trực thuộc chính điều này hạn chế tính chủ động sáng tạo của các Khoa, phòng, Trung tâm trực thuộc trong việc huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách để tăng nguồn thu.

* Trình độ cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý là những người tham gia vào hệ thống quản lý và hình thành chức năng nhất định của trường bao gồm Ban giám hiệu, trưởng, phó các khoa, phòng, Trung tâm họ là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của trường, họ thực hiện những nhiệm vụ như liên kếtcác bộ phận riêng rẽ thành một thể thống nhất, họ là những người trực tiếp vận dụng các quy luật khách quan vào hoạt động kinh tế của hệ thống và họ có vai trò là những người có nhiệm vụ tham gia xây dựng hoạch định chính sách phát triển của đơn vị. Ban giám hiệu, Trưởng phó các phòng, khoa, giám đốc các trung tâm có vai trò của người điều hành các hoạt động của trường đồng thời thực thi các chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết một cách chủ động và sáng tạo cácvấn đề mới nảy sinh và có vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công chính sách giáo dục và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục. Do đó trình độ của cán bộ quản lý đóng

vai trò quan trọng cho sự thành công hay thất bại của đơn vị.

4.2.2.1. Kết quả thực hiện nâng cao năng lực tự chủ về tổ chức bộ máy, biên

chế của trường Đại học Hùng Vương

Việc trao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy biên chếđã giúp nhà trường thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hướng tinh gọn thể hiện rõ nhất là tỷ lệ số SV/CBGV khi thực hiện tự chủ tỷ lệnày cao hơn rất nhiều. Nhà trường thực hiện xây dựng chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, chủ động thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho từng phòng ban. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng công việc và khảnăng nguồn tài chính nhằm giảm sốlượng biên chế và nâng cao hiệu quả công việc.Bên cạnh những mặt đã đạt được còn có những mặt còn hạn chếnhư: Bộ máy quản lý của Nhà trường hiện nay vẫn khá cồng kềnh và nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc hoạt động còn thiếu hiệu quả. Sốlượng giảng viên trong trường hiện đang còn thiếu, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, khảnăng mở rộng quy mô đào tạo và nguồn thu trong tương lai của Nhà trường. Trường chưa định biên được số lượng biên chế của từng phòng ban nên có hiện tượng một số phòng ban thiếu biên chế trong khi một số phòng ban khác lại thừa nên dẫn đến tình trạng một số bộ phận công việc làm không hết trong khi một sốđơn vị khác không có việc làm. Một phần nguyên nhân cũng là do cơ chế bao cấp vẫn còn nên có nhiều vị trí được biên chế còn mang nặng tình cảm, quan hệhơn là do năng lực. Hoạt động ở một số bộ phận, đơn vị giúp việc chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của Ban Giám hiệu cũng như yêu cầu của công việc và hiệu quả làm việc còn hạn chế.

4.2.2.2. Kết quả thực hiện nâng cao năng lực tự chủ về tài chính của trường

Đại học Hùng Vương

Về tự chủ tài chính: Có thể khẳng định rằng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trường Đại học Hùng Vương đã thực sự tự chủ trên các mặt:

- Tình hình lập, chấp hành dự toán thu chi

- Chếđộ kế toán, thống kê báo cáo, quyết toán, kiểm tra giám sát - Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

- Trích lập và sử dụng các quỹ

Kế hoạch thu chi tài chính, cùng với kế hoạch phát triển giáo dục được nhà trường xây dựng hàng năm căn cứ vào quy mô đào tạo, sốlượng sinh viên, cơ sở vật chất, các hoạt động dịch vụ năm báo cáo và các chếđộ, chính sách của nhà nước, đặc biệt là nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ quy định định mức NSNN cấp cho 1 sinh viên, định mức các khoản thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từđó nhà trường dự kiến nguồn thu của năm kế hoạch.

Trên cơ sở báo cáo quyết toán tài chính các năm trước liền kề về chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo và căn cứ vào tình hình thực tế, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước, Nhà trường dự kiến các khoản chi cho năm kế hoạch. Dự toán sau khi lập xong được gửi cơ quan tài chính để xem xét, trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Đối với các nhiệm vụ đột xuất được nhà nước giao, căn cứvào các văn bản hướng dẫn, nhà trường lập nhu cầu kinh phí gửi cơ quan tài chính để cấp bổ sung dự toán.

Việc chấp hành dự toán được nhà trường thực hiện theo đúng trình tự quy định, hàng quý trên cơ sở dựtoán được phê duyệt đầu năm, nhà trường dự kiến kế hoạch phân bổ dự toán cho các hoạt động, trong đó có phân loại ưu tiên kinh phí cho các hoạt động như sau: một là phải đảm bảo đủ lương, phụ cấp và các chếđộ cho CBGV; hai là đảm bảo đủ kinh phí cho các hoạt động chuyên môn chủ yếu (thực tập, thực hành, nghiên cứu khoa học, thi tuyển sinh, thi học phần, thi tốt nghiệp...); ba là bố trí kinh phí đảm bảo các điều kiện vật chất phục vụ giảng dạy, học tập (điện; nước ; mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị...); bốn là kinh phí cho các hoạt động khác (hoạt động ngoại khoá, thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ...). Nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ học phí lệ phí được nhà trường thực hiện thu-chi qua Kho bạc dưới hình thức rút dự toán hoặc uỷ nhiệm chi, trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức, nhu cầu kinh phí cho từng hoạt động nhà trường tiến hành rút kinh phí, để tránh rủi ro trong quản lý quỹ tiền mặt và tiêu cực trong thanh toán, hoạt động này chủ yếu sử dụng hình thức chuyển khoản, hạn chế tối đa việc rút tiền mặt về quỹ, nhất là rút tạm ứng kinh phí bằng tiền mặt. Hàng quý sau khi lập báo cáo tài chính, phòng Kế hoạch - Tài chính và chủ tài khoản luôn thực hiện công tác đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu - chi, dựđoán nguồn thu của quý sau, từđó đề ra kế hoạch chi tiêu hợp lý theo quan điểm “lường thu mà chi ”.

Bảng 4.17. Tình hình giao và thực hiện dự toán thu sự nghiệpcủa Trường Đại Hùng Vương giai đoạn 2015-2017

STT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Dự toán (Trđ) Thực hiện (Trđ) TH/DT (%) Dự toán (Trđ) Thực hiện (Trđ) TH/DT (%) Dự toán (Trđ) Thực hiện (Trđ) TH/DT (%) 16/15 17/16 1. Thu phí, lệ phí 8.745 9.675 110,6 9.865 11.803 119,6 15.945 19.011 119,2 119,52 160,06 2. Thu khác 9.300 11.486 123,5 10.800 14.038 129,9 13.500 16.996 125,8 122,2 121,07 Cộng 18.045 21.161 117,26 20.615 25.841 125,3 29.445 36.007 122,2 122,1 138,3

Số liệu ở bảng 4.17 cho thấy dự toán thu phí, lệ phí giao tăng dần theo hàng năm giao và việc thực hiện thu phí, lệ phí của Trường cũng tăng đều qua 3 năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch giao. So với dự toán, năm 2015, thực hiện vượt 110,6%, năm 2017 vượt 119,6% và năm 2017 vượt 119,2%.

Quy trình quản lý thu – chi của trường Đại học Hùng Vương được thực hiện theo chu trình “1 cửa”, khá khoa học chặt chẽ, không chồng chéo, chứng từ thu-chi được kiểm soát qua ít nhất 3 vòng, luân chuyển chứng từ qua mỗi khâu chỉ 1 lần, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin quy trình này được thực hiện nhanh gọn, chính xác, sau khi kết thúc vòng luân chuyển, đồng thời chứng từ cũng được hạch toán vào hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán, phục vụ kịp thời yêu cầu thông tin quản lý của nhà trường, cũng như các cơ quan chức năng.

b. Chế độ kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, kiểm tra giám sát

- Về tổ chức bộ máy tài chính kế toán: Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại trường Đại học Hùng Vương. Đây là một trong những bộ phận then chốt, trực tiếp tham mưu giúp lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn, tổ chức thực hiện, giám sát việc thu chi tài chính, vận hành cơ chế tự chủ về mặt tài chính đúng Luật Ngân sách, Luật Kế toán, và các văn chếđộ hiện hành của nhà nước.

+ Kế toán trưởng - Trưởng phòng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ của trường đại học hùng vương tỉnh phú thọ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)