Kinh nghiệm thựchiện tự chủ của một số trường đại học trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ của trường đại học hùng vương tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)

2.1.3 .Đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm thựchiện tự chủ của một số trường đại học trong nước

- Đại học Tôn Đức Thng

Đại học Tôn Đức Thắng là Trường Đại học công lập thực hiện mơ hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm tồn diện trên các mặt về tài chính; tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện nhiệm vụđào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tếđã giúp Trường chủ động khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy trí tuệ, tâm huyết, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý, giảng viên, học viên và sinh viên của Nhà trường

Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ động huy động, sử dụng hợp lý, hiệu quả nhất các nguồn lực của trường và xã hội (không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước) để phát triển nhà trường thành một trường ĐH định hướng nghiên cứu có chất lượng trong khu vực và trên thế giới; đồng thời bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo của trường.

Trường xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; bảo đảm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đáp ứng các điều kiện theo quy định; chủ động mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất của trường, đáp ứng nhu cầu xã hội; mở các chương trình đào tạo nghiệp vụ, trình độ trung cấp, dạy nghề theo nhiệm vụ chính trị được giao...

Về học phí, trường sẽ thu học phí ổn định theo kế hoạch nêu trong đề án với mức thu học phí bình quân tối đa đối với đại học chính quy (chương trình đại trà) năm học 2014-2015 là 13 triệu đồng/người học/năm, năm học 2015-2016 tăng lên 14,95 triệu đồng/người học/năm và đến năm học 2016-2017 là 17,2 triệu đồng/người học/năm...

Đối với các đối tượng nhập học trước thời điểm quyết định này có hiệu lực thi hành (ngày 29-1), trường thu học phí với mức tăng tối đa năm sau khơng quá 20% của năm trước.

Từ nguồn thu sự nghiệp, thu khác của đơn vị, Nhà trường tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động, thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên đạt 17,5 triệu đồng/ tháng.

- Đại hc Tài chính - Marketing

Đại học Tài chính - Marketing là trường đại học đầu tiên trực thuộc Bộ Tài chính được giao thí điểm thực hiện tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ vềthí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2014-2017. Sau một thời gian triển khai cơ chế tự chủ, đến nay Đại học Tài chính - Marketing đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín trong đào tạo. Để triển khai cơ chế tự chủ, Đại học Tài chính - Marketing đã thực hiện đổi mới đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, một trong những nội dung đổi mới được quan tâm nhất là tự chủ về tài chính:

Về học phí: Xác định đây là nguồn tài chính quan trọng nhất khơng chỉ đảm bảo hoạt động của Nhà trường mà còn yếu tố quan trọng thu hút học sinh, sinh viên tham gia học tập, Nhà trường thực hiện áp dụng mức học phí ổn định theo kế hoạch: Năm học 2014 - 2015 được giữ nguyên để bảo đảm toàn bộ các nội dung chi thường xuyên và một phần nguồn kinh phí phục vụ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất của Nhà trường. Nhà trường thực hiện tính tốn và cơng khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, nghề, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình qn (của chương trình đại trà) khơng vượt q mức thu học phí bình qn tối đa của Trường theo quy định tại Quyết định 378/QĐ-TTg.

Về nguồn thu sự nghiệp, dịch vụ: Đây là nguồn thu đáng kể, nó khơng chỉ bù đắp cho chi phí hoạt động mà cịn thể hiện sự năng động của Nhà trường với vai trò là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo. Do đó, Nhà trường đã triển khai thực

hiện nhiều hoạt động dịch vụ và hỗ trợ đào tạo gia tăng để nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ người học. Tất cả các khoản thu từ các hoạt động sự nghiệp của Nhà trường đều được công khai trên cơ sở lấy thu bù đắp chi phí và tích lũy hợp lý.

Về tiền lương và thu nhập: Ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước, Trường quyết định thu nhập tăng thêm của người lao động từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ, trên cơ sở công bằng, công khai, minh bạch.

Về sử dụng nguồn thu: Thực hiện tự chủ và chịu trách nhiệm trong lập kế hoạch và quyết định sử dụng kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của Nhà trường để bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực và bảo đảm chất lượng đào tạo, nghiên cứu. Sau khi thực hiện bù đắp các chi phí thường xuyên, phần chênh lệch thu lớn hơn chi cịn lại được trích lập các quỹ sau: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (tối thiểu 25% chênh lệch thu chi); Quỹ khen thưởng; Quỹ phúc lợi; Quỹ dự phòng ổn định thu nhập và các quỹ hỗ trợ sinh viên. Tất các các nguồn thu từ học phí và thu sự nghiệp được gửi tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định về quản lý tài chính. Điều này khơng những đảm bảo u cầu an tồn tài chính mà cịn đem lại nguồn lãi suất sinh lợi từ tiết kiệm cho Nhà trường.

Vềđầu tư, mua sắm trang thiết bị: Nhà trường luôn chủ động cân đối nguồn thu và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư phát triển tổng thể cơ sở vật chất theo kế hoạch phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ của trường đại học hùng vương tỉnh phú thọ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)