Định hướng và mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ của trường đại học hùng vương tỉnh phú thọ (Trang 98 - 100)

Từ khi thực hiện tự chủ một phần kinh phí về cơ bản trường đã ổn định trên mọi lĩnh vực, từng bước tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Trong những năm qua trường đã có nhiều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiếp tục khẳng định vị trí và thương hiệu của mình trong mạng lưới các trường Đại học.

Mục tiêu của trường trong những năm tới: Phát triển Trường Đại học Hùng Vương trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - tài chính có chất lượng cao theo định hướng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Để thực hiện mục tiêu trên, nhà trường đã đề ra một số định hướng cụ thể để thực hiện trong thời gian tới như sau:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả tổng kết việc thực hiện chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 5 của Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo vềđổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2020.

- Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Tiếp tục hoàn thiện theo học chế tín chỉ. Tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một sốquy định vềcông tác đào tạo, đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả, phù hợp thực tiễn. Nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ sư phạm, tổ chức

tốt công tác thực tập, thực hành cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Quán triệt nội dung cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội” trong hoạt động đào tạo. Liên kết với nhà tuyển dụng đểđịnh hướng đào tạo, giải quyết việc làm cho sinh viên.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quảvà đa dạng hóa các hình thức đào tạo và mở rộng địa bàn đào tạo liên thông nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội.

-Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và có cơ cấu hợp lý, tiếp tục nâng cao dần tiều chuẩn tuyển cán bộ giảng dạy cho các khoa, bộ môn.

- Tiếp tục làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữvà phương pháp giảng dạy cho cán bộ trẻ. Phấn đấu có từ 10-20 giảng viên thi đỗ nghiên cứu sinh, 15-30 cán bộ, giảng viên thi đỗ cao học và có từ 5-10 giảng viên nghiên cứu sinh ởnước ngoài.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Giải quyết tốt mối quan hệ vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. - Thực hiện xây dựng cơ sở vật chất mới theo hướng hiện đại phù hợp với quy mô đào tạo ngày càng tăng.

Sự phát triển kinh tế – xã hội ởnước ta đang có những chuyển biến mạnh mẽtheo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá với nhiều xu thếtác động như xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, chính sách mở rộng giao lưu với các nước trong mọi lĩnh vực. Sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải đáp ứng một lực lượng lao động mới có năng lực cao, cơ cấu ngành nghề đa dạng và quy mô phát triển phù hợp với ngành nghề, vùng miền theo yêu cầu mới của thịtrường lao động trong và ngoài nước.

Phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu và là chiến lược ưu tiên của mọi quốc gia trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển kinh tế – xã hội theo xu hướng toàn cầu hoá. Trong đó nhân lực có trình độ Đại học được coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng.

không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, có vị trí tiếp thu thành quả của giáo dục phổ thông và tạo nguồn cho đào tạo đại học và nguồn lao động trực tiếp cho xã hội.

Luật giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục Đại học là “ Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khảnăng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng an ninh”

Hơn nữa, chiến lược phát triển GD-ĐT đã khẳng định rõ “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo sự hợp lý vềcơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, mở rộng quy mô trên cơ sởđảm bảo chất lượng và hiệu quả”

Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá đất nước, hướng tới nền kinh tế tri thức cần phải và có thể rút ngắn thời gian trên cơ sở vừa có bước đi tuần tự vừa có bước đi nhảy vọt, đi tắt, đón đầu. Chúng ta đồng thời chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và chuyển từ nên kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do vậy giáo dục Đại học cần phát triên theo mô hình hai tốc độ: Phát triển nhanh đi tắt đón đầu và mở rộng đào tạo, tạo điều kiện cho người lao động tự tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm, phục vụ sự gnhiệp phát triển kinh tế – xã hội.

Để thực hiện được những mục tiêu và định hướng đặt ra cho phát triển giáo dục đại học, cần phải tăng cường nguồn lực vật chất cho các trường. Thực tế cùng với việc tăng quyền tự chủ cho các trường, hàng năm NSNN chi cho GD- ĐT cũng không ngừng tăng lên. Ngoài NSNN, nguồn lực cho giáo dục đào tạo sẽ được huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội, đơn vị sử dụng lao động cũng như từngười học và gia đình theo chương trình xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tự chủ của trường đại học hùng vương tỉnh phú thọ (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)