Hệ thống thống pháp luật, chính sách của nhà nước
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục Đại học công lập theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các trường Đại học công lập là xu thế quốc tếvà định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua. Bài viết đánh giá quá trình thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các trường Đại học công lập trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và phát huy tính tự chủ tài chính của các của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam thời gian tới.
Về cơ sở pháp lý, các trường Đại học công lập Việt Nam hiện nay đã và đang thực hiện quyền tự chủtài chính theo hai cơ chế: Nghị định số 43/2006/NĐ- CP trước đây và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP hiện nay và Nghị quyết 77/NQ- CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục Đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017.
Hiện nay, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn quản lý tài chính chung đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nhưng chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn về quản
lý tài chính riêng đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt các văn bản tài chính về hoạt động của các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, cơ chế hoạt động của các trung tâm trực thuộc, nhiều văn bản quy định trong ngành giáo dục đào tạo đã nhiều năm nhưng chưa được sửa đổi như quy định về giờ giảng nghĩa vụ, mức trần học phí...Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành chủ quản và các ngành, các cấp chưa thể chế hóa một cách cụ thể.
Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tăng mức GDP bình quân đầu người, số lượng các trường đại học được thành lập mới ngày càng nhiêu gây khó khăn cho công tác tuyển sinh của trường.Thêm vào đó, giá cả sinh hoạt cũng như xăng, dầu, điện nước đều tăng lên nhưng khung học phí vẫn giữ cố định trong thời gian dài và gần đây có thay đổi theo hướng tăng lên nhưng mức tăng vẫn rất thấp, điều này làm cho việc đảm bảo chi thường xuyên của các trường gặp khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường. Qua phân tích thực trạng cho thấy, mức đầu tư kinh phí để đào tạo cho một sinh viên của trường còn khá thấp. Mức đầu tư kinh phí cho đào tạo được tính từ hai nguồn. Một là từ kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên để đào tạo, hai là từ nguồn thu học phí, lệ phí từ người học. Như vậy, với mức chi phí đào tạo bình quân cho một sinh viên khá thấp như hiện nay thì yêu cầu xã hội về nâng cao chất lượng đào tạo gập nhiều khó khăn, để hướng tới chất lượng sản phẩm đào tạo có tầm khu vực và quốc tế thì chi phí đào tạo bình quân của 1 sinh viên cũng phải đạt mức khu vực và quốc tế.