Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Khái quát chung về tỉnh TháiNguyên
Thái Nguyên với vị trí địa lý là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đơng bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đơng giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đơ Hà Nội ; diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mơng, Sán chay, Hoa và Dao.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Thái Nguyên;Thành phố Sơng Cơng; Thị xã Phổ n và 6 huyện:Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 181 xã, phường trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã, phường đồng bằng và trung du.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Ngun cịn là điểm nút giao lưu thơng qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sơng hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.
Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước và là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với 7 Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngồi quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như:
thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân tồn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực...Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 16,5%. Riêng trong năm 2016, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả khả quan về một số chỉ tiêu KT-XH: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn đạt 18,6%; GDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng, vượt 8,6% so với kế hoạch (kế hoạch là 35 triệu đồng/người); tốc độ tăng giá trị SX nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 6,02%...Điều này cho thấy, tính ổn định của thị trường trên địa bàn tỉnh đã có hướng đi cụ thể vững chắc.