3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để đánh giá thực trạng công tác nâng cao chất lượng công chức của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên tác giả đã tiến hành thu thập nguồn số
liệu phụcvụ cho nghiên cứu như sau:
(1) Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức, các văn bản quy phạm pháp luật.
Thu thập thông tin qua số liệu thứ cấp:
(2) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác nâng cao chất lượng công chức của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên như: Bộ luật Dân sự, Luật Công chức, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP,…và các Thông tư, Chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nước.
(3) Các báo cáo tổng kết công tác QLTT tại Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên và các báo cáo về quản lý chất lượng công chức của phòng Tổ chức- Hành chính Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016.
Các tài liệu sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến công tác quản lý chất lượng công chức; các thông tin bài viết trên mạng internet bằng các công cụ tìm kiếm như: Google, yahoo,…
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng điều tra là công chức lãnh đạo đang làm việc tại Chi cục và một số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Để thuận tiện cho quá trình tính toán và xử lý số liệu, tác giả tiến hành phát 140 phiếu thu về được 140 phiếu điều tra (cụ thể gồm: 60 phiếu đối với công chức; 20 phiếu đối với công chức lãnh đạo và 60 phiếu đối với doanh nghiệp) để sử dụng vào phân tích trong nghiên cứu cho mỗi mục tiêu cụ thể.
3.2.2. Xử lý và tổng hợp thông tin
*Xử lý thông tin bằng phần mềm Excel
Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu; tìm ra những mặt đạt được và tồn tại của chất lượng đội ngũ công chức của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Chi cục..
* Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu
- Các thông tin liên quan đến chất lượng đội ngũ công chức củaChi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên được tổng hợp và hệ thống bằng bảng biểu
so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ công chức của Chi cục.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp phân tích sau: - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của công chức của Chi cục quản lý thị trường, tình hình sử dụng đội ngũ này và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.
- Phương pháp so sánh: Phương này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức công chức, những người am hiểu sâu về về sử dụng đội ngũ công chức, những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng. công chức quản lý các đơn vị thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng... từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.
3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu công chức
Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ công chức:
- Số lượng đội ngũ công chức: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế công chức của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...
- Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ công chức tại Chi cục hiện có mặt trên các độ tuổi: Dưới 30 tuổi, từ 31 - 45 tuổi, từ 46 - 60 tuổi và trên 60 tuổi.
- Cơ cấu giới tính của đội ngũ công chức: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng công chức
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức: Chỉ tiêu này được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu
hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đây là những kiến thức mà công chức không thể thiếu khi giải quyết công việc của mình.Nếu thiếu kiến thức này thì công chức sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.
- Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu những trình độ: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo. Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường giai cấp công nhân của công chức cấp nói chung và công chứcQuản lý thị trường nói riêng. Thực tế cho thấy nếu công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
- Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu thông qua số lượng công chức đã được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước trình độ như: Đại học, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và chưa qua đào tạo. Quản lý nhà nước là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước.Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.
- Phẩm chất chính trị của người công chức: Là tiêu chí quan trọng quyết định đến năng lực quản lý nhà nước của công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy công chức các cấp vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hay nói cách khác là hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất.
- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1.1. Thực trạng về số lượng công chức
Đối với bất kỳ một tổ chức nào nguồn nhân lực luôn là một nguồn lực quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển.Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động của tổ chức ngày càng được khẳng định.Chất lượng nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động của tổ chức, là nhân tố quyết định để các tổ chức có thể đạt được các mục tiêu trong quá trình phát triển.
Bảng 4.1. Thực trạng cơ cấu lao động theo giới tính
Các chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) 2015 /2014 2016 /2015 LĐ nam 91 85,85 96 85,71 89 85,57 105,49 107,29 LĐ nữ 15 14,15 16 14,29 15 14,43 106,67 106,25 Tổng số LĐ 106 100 112 100 104 100
Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Chi cục QLTT Thái Nguyên Do đặc thù là cơ quan quản lý nhà nước nên NNL tại Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên phần lớn là đội ngũ công chức trong biên chế Nhà nước và một số ít nhân viên hợp đồng được tuyển dụng theo Kết luận 17/TU của Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên và nhân viên hợp đồng ngắn hạn (bảo vệ, tạp vụ). Trong những năm gần đây, do sự biến động của tình hình thị trường và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, NNL của Chi cục QLTT Thái Nguyên đã được bổ sung và tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Sự biến động về NNL được thể hiện qua một số chỉ tiêu.
Qua bảng 4.1 trên ta thấy tình hình sử dụng lao động nam, nữ của Chi cục QLTT Thái Nguyên có sự chênh lệch rõ rệt. Năm 2014 lao động nam là 91 người chiếm 85,85% trong khi đó lao động nữ chỉ là 15 người chiếm14.15%. Đến năm 2016 số lao động nam là 89 chiếm 85,57%, lao động nữ là 15 người chiếm 14,43%. Việc sử dụng nhiều lao động nam là do đặc thù của công tác QLTT đòi
hỏi người KSV thị trường phải đáp ứng những yêu cầu nhất định để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý VPHC mà người phụ nữ sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, tại Chi cục Quản ý thị trường tỉnh Thái Nguyên lao động là nữ thường chỉ đảm nhận công tác kế toán, thủ quỹ và các công việc mang tính chất hành chính văn phòng.
Bảng 4.2. Thực trạng cơ cấu lao động theo độ tuổi
Các chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) 2015/20142016/2015 Dưới 30 tuổi 10 9,43 11 9,82 10 9,62 110,0 90,90 Từ 31 đến 40 tuổi 14 13,21 18 16,07 18 17,3 128,57 100,0 Từ 41 đến 50 tuổi 27 25,47 28 25 27 25,96 103,70 103,57 Trên 50 tuổi 55 51,89 55 49,11 49 47,12 100,0 110,9 Tổng số LĐ 106 100 112 100 104 100 105,66 92,85
Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Chi cục QLTT Thái Nguyên Qua Bảng 4.2 có thể thấy rằng Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đang sở hữu lực lượnglao động khá cao tuổi. Năm 2014 lao động dưới 40 tuổi chỉ chiếm 22,64%, trong khi lao động từ 41 đến trên 50 tuổi năm 2016 chiếm 77,36%. Từ năm 2014 đến năm 2016 Chi cục được cấp thêm chỉ tiêu biên chế đã tuyển dụng bổ sung song cơ cấu lao động cũng không thay đổi nhiều. Năm 2016 tỷ lệ lao động dưới 40 tuổi chiếm 26,92 % trong khi lao động từ 41 đến trên 50 tuổi năm 2016 vẫn chiếm 73,08%. Hiện tại độ tuổi lao động bình quân là 47 tuổi, đây là một thế mạnh do người lao động tuổi cao đã trải quá nhiều năm công tác nên kinh nghiệm làm việc tốt tuy nhiên cũng là một khó khăn rất lớn bởi nếu không có kế hoạch chuẩn bị, đào tạo đội ngũ công chức kế cận thì 5 đến 10 năm tới lực lượng QLTT Thái Nguyên sẽ thiếu đi những công chức giàu kinh nghiệm trong công tác.
Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch nhanh chóng sang dạngkinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu thì thủ đoạn của các đối tượng vi phạm ngày một tinh vi khó kiểm soát và luôn luôn thay đổi do đó hệ thống các văn bản pháp luật cũng phải thường xuyên
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chính vì vậy, thực tiễn đòi hỏi người công chức QLTT phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu cập nhật thông tin, kiến thức mới qua tài liệu và các phương tiện truyền thông nhất là mạng internet. Tuy nhiên, do phần lớn NNL của Chi cục tuổi đã cao nên tinh thần nghiên cứu, học tập tiếp cận những kiến thức cũng như thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin mới nhìn chung rất hạn chế.
Bảng 4.3. Số lượng công chức quản lý Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: người STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 2014- 2016 1 Lãnh đạo Chi cục 4 4 4 100,0 100,0 4,0 2 Phòng Tổ chức - Hành chính 2 2 2 100,0 100,0 2,0 3 Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp 2 2 2 100,0 100,0 2,0 4 Đội QLTT Thành phố 3 3 4 100,0 133,3 3,3 5 Đội Cơ động QLTT 3 3 3 100,0 100,0 3,0 6 Đội QLTT Đồng Hỷ 2 2 2 100,0 133,3 2,0 7 Đội QLTT Võ Nhai 2 2 2 100,0 100,0 2,0 8 Đội QLTT Phú Lương 2 2 2 100,0 100,0 2,0 9 Đội QLTT Định Hóa 2 2 2 100,0 100,0 2,0 10 Đội QLTT Đại Từ 2 2 2 100,0 100,0 2,0 11 Đội QLTT Sông Công 2 2 2 100,0 100,0 2,0 12 Đội QLTT Phổ Yên 2 2 2 100,0 100,0 2,0 13 Đội QLTT Phú Bình 2 2 2 100,0 100,0 2,0
Tổng số 27 27 28 100,0 105,55 27,3
Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Chi cục QLTT Thái Nguyên Là một cơ quan ngành dọc, nên đội ngũ nhân lực lực lượng QLTT tỉnh Thái Nguyên thuộc biên chế nhà nước; hàng năm lực lượng QLTT tỉnh Thái Nguyên được giao chỉ tiêu biên chế và định mức qũy lương tương ứng. Trên cơ sở định mức biên chế đó nên số lượng nhân lực của lực lượng QLTT tỉnh Thái Nguyên tương đổi ổn định qua các năm. Do số lượng nhân lực của lực lượng có biến động không đáng kể qua các năm, nên việc bố trí cơ cấu đội ngũ lãnh đạo hợp lý có vai trò rất quan trọng, vì một cơ cấu hợp lý về số lượng và chất lượng của đội ngũ lãnh đạo sẽ tạo ra sức mạnh hệ thống cho tổ chức.
Bảng 4.4.Thực trạng cơ cấu công chức quản lý và công chức chuyên môn Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 2014- 2016 Lãnh đạo, quản lý 27 25,5 27 24,1 28 26,9 100,0 104,1 27,3 KSV 59 55,6 65 58,03 64 61,5 110,17 98,46 62,67 Nhân viên 20 18,9 20 17,87 12 11,6 100,0 60,0 17,3 Tông số 106 100 112 100 104 100 105,6 92,8 107,3
Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Chi cục QLTT Thái Nguyên Qua số liệu của bảng trên cho thấy, tổng số lượng lao động của Chi cục không có sự thay đổi đáng để, tuy có sự sụt giảm xuống chuyên viên và nhân viên. Việc này là do việc điều chỉnh cơ cấu nhân sự, nhầm nâng cao hiệu quả quản lý.
4.1.2. Thực trạng về trình độ chuyên môn của công chức
Trình độ chuyên môn công chức của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên thể hiện qua các chỉ tiêu.
Bảng 4.5. Thực trạng cơ cấu lao động theo trình độ
Các chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) Số LĐ (người) Cơ cấu (%) 2015 /2014 2016 /2015 Trên đại học 1 0,94 2 1,78 2 1,92 200,0 100,0 Đại học 77 72,64 80 71,42 81 77,88 103,89 101,25 Cao đẳng - - - - Trung cấp 28 26,42 30 26,78 21 21,20 107,14 70,00 Tổng số LĐ 106 100 112 100 104 100 105,66 92,85 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Chi cục QLTT Thái Nguyên Qua Bảng 4.5 ta thấy lao động có trình độ từ Đại học trở lên của Chi cục QLTT chiếm tỉ lệ khá cao (trên 70%) và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2014 là 78 người chiếm 73,58% đến năm 2016 là 83 người chiếm 79,8%. Tuy
nhiên, do đặc thù về quá trình phát triển của lực lượng mà lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ khá cao song trong đó số lao động đại học được đào tạo chính quy chỉ chiếm khoảng gần 30% tập trung chủ yếu ở đội ngũ công chức trẻ mới được tuyển dụng vào ngành.
Đây là một khó khăn của Chi cục QLTT trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ do phần lớn công chức QLTT tuổi đã cao, mỗi người được phân công phụ trách địa bàn rộng, đặc biệt là những huyện miền núi nên việc đào tạo, bồi dưỡng tập trung để nâng cao trình độ sẽ là rất khó khăn trong khi các lớp bồi dưỡng ngắn ngày chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
Bảng 4.6. Trình độ lý luận chính trị của công chức Chi cục
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 2014- 2016 Cử nhân và cao cấp chính trị 2 1,9 3 2,7 3 2,9 150,0 100,0 2,67