Cơ cấu các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 49 - 52)

Nhóm ngành

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1. Công nghiệp - XD 5.502,92 65,52 6.867,53 69,33 7.545,68 68,83 124,80 109,87 117,34 2. Nông - lâm - thủy sản 1.490,46 17,75 1.530,44 15,45 1.724,56 15,73 102,68 112,68 107,68 3. Thương mại - DV 1.405,45 16,73 1.507,80 15,22 1.692,97 15,44 107,28 112,28 109,78 Tổng 8.398,83 100 9.905,77 100 10.963,21 100 117,94 110,67 114,31 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Khánh (2016)

Đồ thị 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Yên Khánh năm 2016

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Khánh (2016) Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản năm 2016 đạt 7.545,68 tỷ đồng, chiếm 68,83 % tổng giá trị sản xuất; trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Khánh Phú, cụm công nghiệp Khánh Nhạc đã hoàn thành và dần hoạt động ổn định đã làm cho giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng lên đáng kể, một số sản phẩm cơng nghiệp có xu hướng tăng là hàng tiểu thủ công nghiệp như: hàng may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm.

Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2016 đạt 1.692,97 tỷ đồng chiếm 15,44 % tổng giá trị sản xuất. Các ngành dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Một số ngành dịch vụ có tốc độ tăng khá là: dịch vụ vật tư nơng nghiệp, tín dụng, ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thơng...

Với kết quả trên cho thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và ngành thương mại. Đây là hướng đi đúng đắn trong xu thế CNH - HĐH đất nước.

Cánh đồng mẫu lớn quy mơ diện tích từ 50-100 Ha tiếp tục được duy trì. Năm 2015 đã có 24/34 HTX nông nghiệp thực hiện cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 4.112 Ha trong đó (vụ xn: 1.690 ha, vụ mùa: 2.422 ha), tăng 689 ha so với năm 2014.

Tồn huyện hiện tại có 34 HTX dịch vụ nơng nghiệp và 4 HTX chuyên ngành. Tất cả các HTX đều đã đại hội theo luật HTX năm 2012. Là huyện đồng bằng có diện tích đất nơng nghiệp lớn vì vậy Yên Khánh chú trọng phát triển loại hình HTX nơng nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi các khu công nghiệp, nhà máy liên tục mọc lên, một phần lớn lao động trẻ đã vào làm công nhân cho các công ty, nhà máy, điều này dẫn đến việc thiếu hụt lao động trẻ, khỏe trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến việc phát triển sản xuất trong các HTX gặp nhiều khó khăn. Từ đó yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý là phải làm thế nào để có thể đảm bảo được yêu cầu về phát triển sản xuất, tránh tình trạng để ruộng đất hoang hóa, khơng canh tác.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Qua khảo sát, huyện Yên Khánh có 34 HTX dịch vụ nông nghiệp, 03 HTX chuyên ngành với 100% số xã, thị trấn trong tồn huyện có ít nhất 1 HTX dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động. Đề tài lựa chọn điều tra các xã tiêu biểu đại diện như sau:

+ Xã Khánh Hòa: là xã giáp với thành phố Ninh Bình có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương, phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Khánh Hịa là 1 xã có tới 3 HTX đang hoạt động cùng kinh doanh dịch vụ nơng nghiệp. Trong đó có 2 HTX hoạt động hiệu quả và 1 HTX hoạt động kém hiệu quả.

+ Xã Khánh Phú: là xã có diện tích đất nơng nghiệp cịn lại ít, bên cạnh đó HTX Khánh Phú là HTX duy nhất trên địa bàn huyện có cơ cấu HĐQT chỉ gồm 2 người.

+ Thị trấn Yên Ninh: là khu vực trung tâm của huyện, trước đây có 4 HTX hoạt động nhưng sau khi đại hội thành viên theo luật HTX năm 2012 đã sáp nhập lại còn 2 HTX.

+ Xã Khánh Nhạc: là xã có mơ hình hợp tác xã được đánh giá mạnh nhất của toàn huyện với 2 HTX đều hoạt động rất hiệu quả, thực hiện được nhiều khâu dịch vụ đến thành viên.

+ Xã Khánh Công: là xã giáp với huyện Kim Sơn, có khoảng cách về địa lý với trung tâm hành chính của huyện xa nhất, có HTX với quy mơ lớn, quy mơ toàn xã tuy nhiên hiệu quả hoạt động của HTX còn chưa cao, chưa phát huy được hết tiềm năng của địa phương.

+ 3 HTX chuyên ngành: HTX nấm và cây dược liệu Khánh Trung nằm trên địa bàn xã Khánh Trung, HTX nấm Khánh Vân nằm trên địa bàn xã Khánh Vân, HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Khánh Thành trên địa bàn xã Khánh Thành là 3 HTX mới thành lập hoạt động tự chủ, khơng có nguồn hỗ trợ của nhà nước về thủy lợi phí như các HTX còn lại trên địa bàn huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin, số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: - Sử dụng các thông tin tài liệu qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, cơng trình về lĩnh vực kinh tế HTX đã được các tác giả nghiên cứu và đã được công bố.

- Các đề án của UBND tỉnh Ninh Bình, huyện Yên Khánh về phát triển HTX qua các năm 2014– 2016.

- Các nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nơng nghiệp, nông dân và nông thôn và phát triển HTX.

- Các báo cáo tổng kết của UBND huyện, phòng NN & PTNT, chi cục thống kê huyện Yên Khánh. Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của UBND xã,thị trấn, Hợp tác xã nông nghiệp ở các điểm nghiên cứu qua các năm.

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính tốn các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính đại diện.

Số liệu sơ cấp cần thiết cho đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và thành viên của 12 HTX trên địa bàn các xã: Khánh Hòa, Khánh Phú, thị trấn Yên Ninh, Khánh Nhạc, Khánh Công, Khánh Trung, Khánh Vân và Khánh Thành với bảng hỏi được chuẩn bị trước. Số mẫu điều tra được phân bổ theo bảng 3.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)