3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, nằm trên tọa độ 20o07’ – 20o16’ vĩ độ Bắc, 105o57’ - 106o10’ kinh độ Đông. Trung tâm huyện Yên Khánh cách Hà Nội khoảng 110 km
• Phía Bắc giáp thành phố Ninh Bình.
• Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Mô. • Phía Nam giáp huyện Kim Sơn.
• Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.Trung tâm huyện Yên Khánh cách Hà Nội khoảng 110 km. Quốc lộ 10 từ thành phố Ninh Bình qua huyện lỵ Yên Ninh, đi tiếp sang huyện Kim Sơn và vào tỉnh Thanh Hoá. Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông vận tải, giải quyết vấn đề lao động việc làm, vận chuyển hàng hóa,...
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều. Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc với tổng chiều dài 37,3km. Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiều dài 14,6km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.
3.1.1.3. Khí hậu và thời tiết
Yên Khánh là một tiểu vùng của đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu ở đây mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu điển hình của Việt Nam. Mùa hè nóng và mưa nhiều từ tháng 4 đến 10, mùa đông lạnh từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23,50C đến 24,50C, đặc biệt trong thời gian gần đây có những ngày mùa hè nhiệt độ cao nhất lên tới 390C, mùa đông nhiệt độ có thể những thời điểm xuống thấp đến 80C.
+ Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là từ 83-85%. Đặc biệt có những tháng cuối đông độ ẩm có thể lên tới 91%, không khí trở nên ẩm ướt.
+ Ánh sáng và lượng mưa
Số giờ nắng trung bình cả năm là từ 1100-1600h. Về mùa đông số giờ nắng trong ngày tương đối thấp, mây mù bao phủ, trời âm ủ kéo dài nên các loại sâu bệnh phát triển.
Lượng mưa trung bình trong các năm là từ 1500 đến 1800mm nhưng lại phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm, tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 80-85% lượng mưa cả năm. Riêng tháng 7, 8 thường có bão và áp thấp nhiệt đới, có lượng mưa lớn chiếm 55-70% lượng mưa cả năm.
Như vậy, điều kiện khí hậu thời tiết của Yên Khánh rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Định hướng của huyện là duy trì và phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô gia trại, trang trại.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc với tổng chiều dài 37,3km. Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiều dài 14,6 km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống. Ngoài ra, huyện Yên Khánh cũng có rất nhiều ao, hồ,… lưu giữ một khối lượng nước khá lớn để phục vụ cho đời sống. đây cũng là điều kiện thuận lợi để chăn nuôi thủy cầm, thủy sản.
Yên Khánh là huyện đồng bằng, đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm do phù sa của sông Đáy. Độ dày tầng đất ≥1m, bề mặt ruộng đất bằng phẳng, độ dốc <80, trong đó chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua. Đất tự nhiên của huyện Yên Khánh chủ yếu là đất phù sa ít chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tương đối khá. Trong 12 đơn vị đất đai của huyện thì có 7 đơn vị thuộc nhóm đất phù sa trung tính ít chua, 2 đơn vị đất thuộc nhóm đất phù sa đều có khả năng trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Vì thế, thế mạnh của huyện là sản xuất nông nghiệp với rất nhiều các loại cây trồng, vật nuôi được nuôi trồng quanh năm.
* Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai ở huyện Yên Khánh giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 So sánh (%)
DT Tỷ lệ DT Tỷ lệ DT Tỷ lệ
2013/2012 2014/2013 BQ
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Tổng DT tự nhiên 13.056,7 100 13.056,7 100 13.056,7 100 - - - I. Đất NN 9.569,1 73,29 9563 73,24 9.560,2 73,2 99,94 99,97 99,95 1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.381,9 64,20 8.375,9 64,15 8.365,5 64,1 99,93 99,88 99,9 - Đất trồng lúa 7.485,7 57,33 7.483,3 57,31 7.475,3 57,3 99,97 99,89 99,93 - Đất màu + cây CN 896,2 6,86 892,6 6,84 890,2 6,82 99,60 99,73 99,66 1.2. Đất vườn tạp 46,6 0,36 47,3 0,36 45,5 0,35 101,5 96,19 98,85
1.3. Đất trồng cây lâu năm 458,5 3,51 458,5 3,51 458,5 3,51 100 100 100
1.4. Đất thuỷ sản 682,1 5,22 681,4 5,22 690,7 5,29 99,90 101,36 100,63
II. Đất chuyên dùng 2.330,8 17,85 2.334,5 17,88 2.340,1 17,9 100,16 100,24 100,20
III. Đất khu dân cư 947,9 7,26 950,4 7,28 959,9 7,35 100,26 101 100,63
IV. Đất chưa sử dụng 206,8 1,58 208,8 1,60 196,5 1,5 100,97 94,11 97,54
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 13.056,7 ha, năm 2016 diện tích đất nông nghiệp là 9.560,2 ha, chiếm khoảng 73,2% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng là 2.340,1 ha chiếm 17,9%, đất khu dân cư 959,9 ha chiếm 7,35%, đất chưa sử dụng 196,5 ha chiếm 1,5 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất nông nghiệp của toàn huyện chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 8.365,5 chiếm 64,1%, đất trồng cây lâu năm 458,5 ha chiếm 3,51%, đất thủy sản 690,7 ha chiếm 5,29% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua 3 năm, huyện vẫn duy trì diện tích đất nông nghiệp tăng giảm không đáng kể cho ta thấy ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế chung của toàn huyện Yên Khánh.
Nhận xét chung về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn huyện
Huyện Yên Khánh có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều cùng với đặc trưng thổ nhưỡng là đất phù sa, thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau màu thực phẩm khác.
Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ, thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung. Khí hậu và số giờ nắng trong năm tương đối thích hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp thâm canh, năng suất cao. Tuy nhiên, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa hạ nắng nóng, có ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió mùa Đông Bắc gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động a. Dân số
Tình hình dân số của huyện Yên Khánh qua các năm 2014 – 2016 được thể hiện qua bảng 3.2.
Tổng dân số toàn huyện Yên Khánh tính đến năm 2016 là 139.029 người. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, việc tăng dân số của huyện được kiểm soát khá tốt. Tỉ lệ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện có xu hướng giảm. Tốc độ tăng dân số trung bình giảm từ 1,13% năm 2012 xuống còn 0,22% năm 2016.
Bảng 3.2. Tình hình dân số của huyện Yên Khánh Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Tổng dân số 138.196 138.721 139.029 100,38 100,22 100,30 Nam 68.241 68.251 68.442 100,01 100,28 100,15 Nữ 69.955 70.470 70.587 100,74 100,17 100,45 Thành thị 13.013 13.350 13.453 102,59 100,77 101,68 Nông thôn 125.183 125.371 125.576 100,15 100,16 100,16
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Khánh , 2016) Yên Khánh có sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 2012 đến nay, mặc dù tỉ lệ dân cư nông thôn có xu hướng giảm nhưng với tốc độ khá chậm. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn lên tới 125.576 người chiếm tới 90,32% (tính tới năm 2016) trong khi đó dân cư thành thị chỉ chiếm 9,68 %. Tỉ lệ dân số nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua và dân số nữ thường cao hơn dân số nam nhưng độ chênh lệch không lớn. Đến năm 2016 tỉ lệ giới tính tương đối đều, tỉ lệ dân số nam, nữ lần lượt là 49,22 % và 50,78 %.
Dân số và lao động hay thường gọi là nguồn nhân lực con người là một trong những yếu tố rất quan trọng của mọi hoạt động, nó có tác động trực tiếp tới quá trình vận động của xã hội. Nguồn lực này cũng là nhân tố tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng cũng là nhân tố tiêu thụ mọi sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên, chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa hai vấn đề này nếu không sẽ dẫn đến mâu thuẫn rất khó khắc phục được đó là tốc độ tăng dân số quá nhanh sẽ kéo theo nhiều hậu quả xấu như diện tích đất ở, đất sản xuất giảm, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế, điều kiện về mọi mặt giáo dục và y tế không được đảm bảo.
b. Lao động
Tình hình phân bổ lao động của huyện Yên Khánh giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tình hình phân bổ lao động của huyện Yên Khánh Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ 2014 - 2016
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Người 85.682 86.007 86.891 86.193 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong nền kinh tế quốc dân Người 84.300 84.620 85.001 84.640
Cơ cấu lao động 100 100 100
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 45,4 44,3 42,9 - Công nghiệp và xây dựng % 36,7 37,5 39,0
- Dịch vụ % 17,9 18,2 18,1
Số lao động được tạo việc làm Người 4.150 4.350 4.947 4.482 Số lao động được đào tạo trong năm Người 2.000 2.150 2.591 2.247 Tỷ lệ số lao động được đào tạo trên
tổng số lao động % 39 40,5 43,5 41
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Khánh (2016) Lao động ở Yên Khánh mang các đặc điểm cơ bản của lao động nông nghiệp. Trình độ lao động còn ở mức thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và qua các lớp đào tạo ngắn hạn (Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 43,5%). Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất đã giải phóng một lực lượng lao động khá lớn ở các lĩnh vực nông nghiệp. Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp; một bộ phận tìm thêm việc làm hoặc chuyển sang hoạt động dịch vụ, một số đi làm ăn xa (có việc làm không ổn định). Tuy vậy lực lượng lao động nông nghiệp vẫn khá lớn, trình độ lao động và thời gian lao động thấp so với yêu cầu phát triển, đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong những năm tới.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Để có nền kinh tế phát triển bền vững thì phải có cơ sở hạ tầng vững chắc. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy
lợi, hệ thống thông tin liên lạc… Nhóm cơ sở hạ tầng gián tiếp phục vụ cho sản xuất như các cơ sở y tế, giáo dục, dịch vụ, …
Thủy lợi
Là một huyện thuần nông, nằm ở phía đông của sông Đáy, xung quanh đều có sông bao bọc nên khâu thủy lợi luôn được huyện rất quan tâm đầu tư, coi đó là khâu mấu chốt trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, mạng lưới kênh mương tưới tiêu được phát triển rất mạnh. Đến năm 2016, toàn huyện có 82 trạm bơm với tổng công suất 386.000 m3/h và 270 km kênh mương tưới và 230 km kênh tiêu, trong đó có 98 km được kiên cố hóa, chiếm 19,6%. Kết quả việc kiên cố hóa kênh mương trong những năm vừa qua đã góp phần giúp ngành nông nghiêp thâm canh tăng vụ, thau rửa phèn tăng độ phì của đất, hạn hán thu hẹp, mở rộng được diện tích cây vụ đông lên 30 - 35% tổng diện tích đất canh tác, tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi của huyện vẫn còn nhiều tồn tại đó là: tỷ lệ chủ động tưới tiêu còn thấp, chủ động tưới khoảng 4.500 ha (51% diện tích đất canh tác); tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương thấp (19,6%), chủ yếu vẫn là kênh đất được xây dựng lâu năm, mặc dù được tu bổ nhưng vẫn liên tục xuống cấp gây khó khăn cho việc điều tiết nước phụcvụ sản xuất.
Hệ thống điện, nước:
Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều sử dụng mạng lưới điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 451 km đường dây điện (trong đó, đường 35 KV có 83 km, 10 KV có 18 km, 04 KV có 350 km) và 75 trạm biến áp, 83 máy biến áp với dung lượng 21.080 KV.
Nhìn chung, huyện Yên Khánh đầu tư cho công tác xây dựng hệ thống lưới điện khá tốt, đáp ứng sự gia tăng phụ tải và bảo đảm an toàn cung cấp điện cho địa phương, với 100% xã, thị trấn có điện và 100% số hộ dân trong huyện được dùng điện. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện 0,4 KV phát triển không có quy hoạch, mang tính chắp vá, không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời do được xây dựng đã lâu và ít được tu sửa lên hệ thống lưới điện trung áp, đặc biệt là lưới điện 10 KV đang trong tình trạng xuống cấp, thiết bị trạm và đường dây lạc hậu nên tổn thất điện năng lớn và không đảm bảo độ tin cây cấp điện cho các hộ phụ tải, dễ gây sự cố trong vân hành và thiếu an toàn. Vì vậy, hệ thống lưới điện của huyện cần được cải tạo, nâng cấp để đảm bảo phục vụ đời sống dân sinh và việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Hệ thống cấp nước trong những năm qua tiếp tục được đầu tư xây dựng để phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân, hiện nay toàn huyện có 17/19 xã, thị trấn có trạm cấp nước sạch và trên 90% số hộ trong toàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Văn hóa - Xã hội
Toàn huyện có 100% số hộ được phủ sóng phát thanh và 100% số hộ được phủ sóng truyền hình; 100% xã có điểm bưu điện văn hóa xã có điện thoại hữu tuyến và di động. Hệ thống phát thanh, truyền thanh được đầu tư về cơ sở vật chất, Đài truyền thanh huyện mua sắm máy phát sóng FM 500W, hệ thống loa máy đường dây của các xã, thị trấn được củng cố tăng cường, có 3 xã, thị trấn chuyển sang hệ thống truyền thanh không dây.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình vay vốn ưu đãi cho các hộ nghèo, giải quyết việc làm, chương trình nước sạch và môi trường, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, xuất khẩu lao động với tổng số vốn là 190,2 tỷ đồng. Có 34/34 hộ đã hoàn thành nâng cấp xây mới nhà ở theo chương trình hỗ trợ cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở.
Y tế
Toàn huyện có 19 trạm Y tế ở 19 xã, thị trấn, 01 bệnh viện, 01 Trung tâm Y tế dự phòng và 03 cơ sở tư nhân khám chữa bệnh cho nhân dân. trong những năm vừa qua, ngành Y tế đã có nhiều cố gắng để phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tốt nhất. Năm 2007, tỷ lệ nhân viên y tế/1 vạn dân là 15 người, trong đó số y bác sỹ/1 vạn dân là 6,8 người. Các chương trình quốc gia về y tế đạt chỉ tiêu kế hoạch. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhất là gia đình chính sách. Công tác quản lý Nhà nước về y tế được tăng cường, kiểm tra vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực