cho đội ngũ cán bộ HTX ở Việt Nam
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước cùng
với kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; đồng thời nhấn mạnh là phải "tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới.
Đại hội X của Đảng đã đề ra tám nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm (2006- 2010): "Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp... Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức...(Tạp chí Cộng sản, số 21-2007).
Từ quan điểm trên ta có thể thấy Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tập thể mà chủ thể chính là HTX. Quy hoạch về đào tạo, bồi dưỡng - sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT, cán bộ HTX đóng vai trò là yếu tố hàng đầu trong công việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tập thể nói riêng.
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU