Quản lý nợ quá hạn,nợ xấu hoạt độngcho vay tiêu dùngcá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 110)

Các món nợ xấu của khách hàng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Cần phải thường xuyên định kỳ tiến hành phân tích đánh giá những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi tìm rõ nguyên nhân để có giải pháp thu hồi nợ cho phù hợp.

Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Đối với các khoản nợ quá hạn, cán bộ tín dụng cần tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ.

Phối hợp với khách hàng để có biện pháp thích hợp giải quyết khó khăn về tài chính khách hàng đang gặp phải.

Thực hiện rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý tài sản thế chấp.

Phối hợp với các ngành có liên quan, với cấp uỷ, với chính quyền địa phương để xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

* Kế hoạch thu hồi nợ xấu trên cơ sở có đánh giá tổn thất dự kiến

Công tác thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản chưa hồi phục, giá trị tài sản phát mại không cao, việc bán tài sản, khởi kiện, thi hành án mất nhiều thời gian làm chậm lại tiến độ thu nợ.

+ Khách hàng nợ quá hạn tại Chi nhánh là những cán bộ công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, tổ chức mà cơ quan tổ chức đó không thực hiện trả lương qua tài khoản tại BIDV Bắc Ninh. Đề nghị cơ quan, tổ chức đó phối hợp để BIDV Bắc Ninh thu nợ trực tiếp từ lương của khách hàng.

+ Khách hàngnợ xấu tại Chi nhánh là công nhân, nhân viên làm trong các doanh nghiệp, công ty. Một số doanh nghiệp này ngừng sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, máy móc thiết bị hỏng hóc không đáp ứng được sản suất. Dẫn đến nguồn thu không còn, công nhân, nhân viên không có thu nhập trở lên thất nghiệp, một số người tìm được công việc mới. Khiến cho họ không có khả năng trả nợ vay, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu. Các giải pháp cụ thể như sau:

Đối với những khách hàng nợ xấu không còn thu nhập để trả nợ. Nếu còn thiện trí trong việc trả nợ, Chi nhánh yêu cầu khách hàng tận thu từ mọi nguồn thu để trả nợ, hoặc yêu cầu khách hàng thực hiện bán tài sản để trả nợ vay, hoặc Chi nhánh phối hợp với khách hàng bán tài sản để trả nợ vay.

Với những khoản nợ quá hạn bảo đảm bằng tài sản, khách hàng không có thiện chí trả nợ, không phối hợp với Chi nhánh trong việc xử lý nợ, xử lý tài sản, Chi nhánh thực hiện rà soát hồ sơ trình BIDV chấp thuận cho khởi kiện, thực hiện khởi kiện khách hàng ra toà án để thu hồi nợ đã cho vay.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Thực tế hiện nay cho thấy CVTD cá nhân là một tất yếu trong nền kinh tế phát triển. Là hoạt động mà NH cho khách hàng vay vốn để phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày. Dựa vào mục đích vay vốn, dựa vào phương thức hoàn trả, dựa vào hình thức bảo đảm tiền vay, dựa vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn mà phân làm nhiều loại CVTD. CVTD chịu tác động bởi 2 nhóm yếu tố đó là nhóm yếu tố khách quan, gồm: Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa xã hội, chủ trương chính sách của nhà nước và nhóm yếu tốchủ quan, gồm: Chính sách tín dụng, quy trình cấp tín dụng, chiến lược marketing, trình độ và đạo đức của CBTD, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng tiêu dùng.

2. Thực trạng CVTD cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016 cho thấy:

Mạng lưới CVTD của BIDV Bắc Ninh hiện nay chưa được bao phủ trên địa bàn tỉnh; Các sản phẩm cho vay, cơ bản được quy định rõ về đối tượng, phương thức, mức vay, thời hạn vay. Kết quả cho thấy: Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 22,2%/năm. Trong đó, sản phẩm vay mua nhà ở và mua ô tô hứa hẹn nhiểu tiềm năng. Nhu cầu vay mua ô tô và mua nhà ở còn rất cao. Trong năm 2016, vay mua nhà nhà ở chiếm tỷ lệ 53,1% lớn nhất trong hoạt động cho vay tiêu dùng, tiếp theo là vay mua ô tô chiếm 30,1%, còn lại là vay không có TSBĐ. Theo đó, số lượng khách hàng vay tiêu dùng của Chi nhánh cũng tăng lên từ 1.319 khách hàng trong năm 2014 lên 1.910 người trong năm 2016. Đối tượng vay tiêu dùng tại Chi nhánh chủ yếu là công chức, viên chức trong đơn vị hành chính nhà nước; Chủ doanh nghiệp, công ty; Công nhân, nhân viên của doanh nghiệp và một số người lao động khác.

Thu nhập từ lãi vay tiêu dùng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Theo đó, tỷ lệ thu lãi tăng từ 96% trong năm 2014 lên 96,7% trong năm 2016. Cho thấy hoạt động CVTD của BIDV khá ổn định. BIDV Bắc Ninh đã hoàn thành kế hoạch CVTD. Nợ quá hạn trong CVTD có xu hướng tăng lên song nợ xấu có chiều hướng giảm nhẹ do Chi nhánh đã thu được một số khoản nợ xấu trong năm 2016.

Theo ý kiến của các khách hàng vay tiêu dùng: TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai còn thiếu tính linh hoạt; quy định về tài sản thế chấp còn hạn hẹp. điều kiện vay còn khắt khe; thủ tục CVTD hiện nay vẫn còn một vài điểm hạn chế, tính đa dạng sản phẩm chưa cao; loại hình đối tượng chưa được mở rộng; mức vay mặc dù đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng khoảng thời gian vay vẫn được đánh giá là thấp; kết quả thu hồi nợ vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện; chính sách hậu mãi và marketing còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác động của các yếu tố khách quan bao gồm môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng tới CVTD cá nhân. Thêm vào đó, các yếu tố chủ quan như: Chính sách CVTD của BIDV Bắc Ninh, bất cập về quy định quy trình CVTD của BIDV, chiến lược marketing, năng lực cán bộ trong quản lý nợ quá hạn và nợ xấu, ứng dụng công nghệ thông tin cũng đang ảnh hưởng tới hoạt động của CVTD cá nhân tại BIDV Bắc Ninh.

3. Nhằm phát triển hoạt động CVTD của BIDV Bắc Ninh trong thời gian tới, cần thực hiện 7 nhóm giải pháp bao gồm: (1) Mở rộng mạng lưới hoạt động của NH; (2) Phát triển sản phẩm, dịch vụ; (3) Đẩy mạnh marketing CVTD cá nhân; (4) Cải thiện quy trình xử lý hồ sơ; (5) Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin; (6) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân; (7) Quản lý nợ quá hạn, nợ xấu hoạt động CVTD cá nhân. 5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Với chính phủ

+ Chính phủ cần thực hiện những biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ mô bao gồm cả môi trường kinh tế- chính trị- xã hội, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lý nhằm mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý.

+ Việc ban hành các văn bản pháp luật cần có sự hội thảo giữa Chính phủ và các TCTD nhằm xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo điều chỉnh hoạt động CVTD của NHTM, nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để các ngân hàng yên tâm đầu tư phát triển các sản phẩm CVTD.

+ Chính phủ cần có sự thống nhất trong việc cấp các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, thu gọn thủ tục đăng ký, công chứng, xử lý khi có tranh

chấp về tài sản, phát mại tài sản,… nhằm bảo vệ quyền lợi của cả khách hàng và NH khi cho vay cầm cố, thế chấp.

+ Chính phủ cần ban hành các văn bản chủ trương, phương hướng về biện pháp thúc đẩy tiêu dùng qua kênh tín dụng tiêu dùng NH. Khuyến khích các thành phần kinh tế và mọi người sử dụng các dịch vụ NH.

5.2.2. Với Ngân hàng Nhà nước

+ Nâng cao chất lượng quản lý điều hành, nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn trong hoạt động CVTD cho các NHTM.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động CVTD dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động CVTD NH vào đúng quỹ đạo luật pháp.

+Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). 5.2.3. Với BIDV

+Quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ Chi nhánh tổ chức tuyển dụng cán bộ QHKHCN, đảm bảo có đủ số lượng, đáp ứng nhu cầu công việc. Có chế độ đãi ngộ thích đáng để giữ và thu hút thêm các nhân viên. Hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh trong công tác tuyển dụng và quy hoạch cán bộ.

+ Giao quyền chủ động hơn cho Chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo ngắn ngày tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

+ BIDV nên đầu tư nhiều hơn cho hoạt động marketing ở mỗi Chi nhánh: hỗ trợ Chi nhánh thành lập phòng Marketing riêng độc lập hoặc tăng cường chi phí cho khâu tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1 BIDV Bắc Ninh (2013, 2014, 2015, 2016). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015, 2016.

2 BIDV Bắc Ninh (2013, 2014, 2015, 2016). Báo cáo kết quả tín dụng năm 2013, 2014, 2015, 2016.

3 Bùi Thị Vui (2009). Tăng cường hoạt động huy động vốn tại NHTM cổ phần Bình An – Quán Thánh – Hà Nội. Đại học kinh tế quốc dân.

4 Đào Đức Anh (2013). Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt-Chi nhánh Đông Đô. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Bách Khoa.

5 Đinh Thế Hiển (2013). Cho vay tiêu dùng, nhiều dư địa phát triển. Tạp chí tài chính. Ngày truy cập 4/3/2017 tại http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai- chinh/vang-tien-te/cho-vay-tieu-dung-nhieu-du-dia-phat-trien-75219.html. 6 Lê Đình Hạc (2012). Bài giảng nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tài liệu lưu

hành nội bộ.

7 Luật Các tổ chức tín dụng (2010), Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.

8 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Luật số 46/2010/QH12 của Quốc hội. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.

9 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010). Thông tư số:12/2010/TT- NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng VNĐ đối với khách hàng theo lãi suất thoả thuận.

10 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001). Quyết định số 1627/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

11 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013). Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

12 Nguyễn Đắc Hưng (2008). Cạnh tranh phát triển thị trường cho vay tiêu dùng. Ngân hàng Nhà nước.

13 Nguyễn Hương Lan (2008).Nâng cao chất lượng CVTD sở giao dịch I – NHCT Việt Nam. Trường Học Viện ngân hàng.

14 Nguyễn Thanh Phong (2015). Truy cập ngày 10/02/2017 http://tailieu.vn/doc/bai-giang-nghiep-vu-ngan-hang-thuong-mai-chuong-1-ts- nguyen-thanh-phong-1779941.html

15 Nguyễn Thị Kim Thanh (2015). Hoạt động cho vay tiêu dùng, Kinh nghiệm quốc tê, thực trạng và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam.

16 Nguyễn Thị Thu Hiền (2010). Hoàn Thiện Công cụ tài chính trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

17 Paul Facer (2013). Cho vay tiêu dùng ở Việt Nam, Thuận lợi và khó khăn”, Thời báo ngân hàng Việt Nam. Ngày truy cập 4/3/2017 tạihttp://thoibaonganhang.vn/cho-vay-tieu-dung-o-viet-nam-thuan-loi-va-kho- khan-27063.html

18 Phạm Thùy Dương (2015). Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – phòng giao dịch Kim Liên. Đại học Thăng Long. 19 Phan Thị Hồng Liên (2014). Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hải Hương. Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

20 Phan Thị Thu Hà (2013). Giáo Trình ngân hàng thương mại. Đại học kinh tế quốc dân. NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

21 Techcombank Bắc Ninh (2015, 2016). Báo cáo kết quả tín dụng năm 2015,2016. 22 UBND tỉnh Bắc Ninh (2016). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và công tác chỉ

đạo điều hành của UBND tỉnh năm 2016; Kế hoạch phát triển năm 2017. Tiếng Anh:

23 Jonh Maynard Keynes (1936). The General theory of employment, interest and money. Macmillan Cambridge University Press, for Royal Economic Society in 1936. 24 Michel Poster (2012), “Competitive strategy”, Michael Poster, 2012.

PHỤ LỤC

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ TÍN DỤNG THỰC HIỆN CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN Thời gian từ ngày …../…../2016 đến ngày …../…../2016

Kính thưa các bạn đồng nghiệp.

Giữa vững được vị trí số 1 thị trường Việt Nam về thị phần hoạt động bán lẻ là một mục tiêu quan trọng mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đề ra.

Với phương châm “Luôn đồng hành, chia sẻ, cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng”. Tôi kính mong các bạn đồng nghiệp cho biết ý kiến đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân hiện nay của BIDV.

Sự hợp tác của các bạn đồng nghiệp là cơ sở để tôi đưa ra những giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV Bắc Ninh với những sản phẩm dịch vụ tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Tôi trân trọng và đánh giá cao mọi ý kiến đóng góp từ phía các bạn.

Kính chúc các bạn sức khỏe và thành công!

A/ Thông tin chung của cán bộ tín dụng

1. Họ và tên: ... 2. Công tác tại phòng: ..., BIDV Bắc Ninh

3. Chức vụ: ... 4. Thời gian công tác tại BIDV Bắc Ninh:

 Dưới 01 năm  03-05 năm  trên 10 năm  01-03 năm  05-10 năm

B/ Ý kiến của các bạn về dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV

Câu 1: Khi thực hiện cho vay tiêu dùng các bạn thấy  Đơn giản

 Phức tạp

Câu 2: Bạn có phải sử dụng nhiều kiến thức chuyên môn trong quá trình thực hiện cho vay?  Có

 Không

Câu 3: Theo dõi khoản cho vay của khách hàng có làm bạn mất nhiều thời gian?  Có

 Không

Câu 4: Với quy trình cho vay tiêu dùng của BIDV bạn thấy bước nào cho thấy khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng ?

 Đánh giá, phân tích khách hàng khoản vay (Bước 4)  Kiểm tra giám sát khách hàng (Bước 17)

 Cả hai bước trên

Câu 11: Bạn có sãn sàng tìm hiểu, đề xuất sản phẩm cho vay tiêu dùng mới?  Có

 Không

C/. Ý KIẾN VỀ DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA BIDV HIỆN NAY (đánh dấu X và phương án chọn)

Câu 12. Các bạn cho biết các yếu tố kinh tế tác động tới cho vay tiêu dùng cá nhân như thế nào Nội dung Tác động nhiều Ít tác động Tốc độ tăng GDP của tỉnh Bắc Ninh hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 110)