Các yếu tốchủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 85)

4.2.2.1. Chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV Bắc Ninh

+ Trong hoạt động cho vay của các NH, lãi suất cho vay là một yếu tố có tính cạnh tranh cao nhất. Các NH không chỉ cạnh tranh về lãi suất tiền vay mà còn cạnh tranh về lãi suất tiền gửi. Lãi suất được xem là một yếu tố phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH thông qua chỉ tiêu dự nợ vay và thu lãi vay. Tại những thời điểm khác nhau mỗi NH đều có chính sách lãi suất của riêng mình, các NH thường có chính sách lãi suất riêng với một số đối tượng khách hàng vay vốn. Song khi đánh giá thực trạng cho vay của BIDV Bắc Ninh trong giai đoạn 2014-2016, ta không thể không xem xét đến lãi suất cho vay của BIDV Bắc Ninh và cácNH TMCP khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 4.12 dưới đây cho thấy chính sách lãi suất của BIDV Bắc Ninh khác hơn so với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Ninh (Vietcombank Bắc Ninh) và Techcombank Bắc Ninh. Lãi suất của BIDV Bắc Ninh tăng dần theo kỳ hạn vay và khoảng tăng giữa các kỳ hạn là 0,5%/năm. CònVietcombank Bắc Ninh và Techcombank Bắc Ninh thì lãi suất của những khoản vay ngắn hạn của NH này là bằng nhau. Theo đó, ở kỳ hạn dưới hoặc bằng 2 tháng khách hàng vay tại BIDV Bắc Ninh sẽ hưởng lãi suất thấp nhất và cao nhất là Techcombank Bắc Ninh. Nhưng nếu khách hàng vay từ 11 tháng đến 12 tháng thì lãi suất của 3 NH là tương đương nhau. Trong những năm vừa qua, hoạt động CVTD của BIDV Bắc ninh đạt kết quả cao là nhờ có chính sách lãi suất linh hoạt với mỗi kỳ hạn vay. BIDV Bắc Ninh nên tiếp tục duy trì và phát huy chính sách lãi suất cho vay

như năm vừa qua. Song cũng cần xem xét đến chính sách lãi suất của các NH khác trên địa bàn tỉnh trong từng thời kỳ để thay đổi cho phù hợp.

Bảng 4.12. Lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV Bắc Ninh, Techcombank Bắc Ninh và Vietcombank Bắc Ninh

Diễn giải BIDV Bắc Ninh Vietcombank Bắc Ninh Techcombank Bắc Ninh (%/năm) (%/năm) (%/năm) 1. Sản phẩm mua ô tô + Kỳ hạn ≤ 2 tháng 9,0 9,5 9,77 + Kỳ hạn > 2 tháng đến 6 tháng 9,5 9,5 9,77 + Kỳ hạn > 6 tháng đến 11 tháng 10,0 9,5 9,77 + Kỳ hạn > 11 tháng đến 12 tháng 10,5 9,5 9,77 + Kỳ hạn > 12 tháng đến 24 tháng 11,0 11,0 10,59 + Kỳ hạn > 24 tháng 11,5 11,5 11,5 2. Sản phẩm mùa nhà, sửa chữa nhà ở

+ Kỳ hạn ≤ 2 tháng 9,0 9,6 9,51 + Kỳ hạn > 2 tháng đến 6 tháng 9,5 9,6 9,51 + Kỳ hạn > 6 tháng đến 11 tháng 10,0 9,6 9,51 + Kỳ hạn > 11 tháng đến 12 tháng 10,5 9,6 9,51 + Kỳ hạn > 12 tháng đến 24 tháng 11,0 11,0 10,59 + Kỳ hạn > 24 tháng 11,5 11,5 11,5 3. Sản phẩm cho vay không có tài sản bảo đảm

+ Kỳ hạn ≤ 2 tháng 9,5 11,0 10,05 + Kỳ hạn > 2 tháng đến 6 tháng 10,0 11,0 10,05 + Kỳ hạn > 6 tháng đến 11 tháng 10,5 11,0 10,05 + Kỳ hạn > 11 tháng đến 12 tháng 11,0 11,0 10,05 + Kỳ hạn > 12 tháng đến 24 tháng 11,5 11,5 10,86 + Kỳ hạn > 24 tháng 12,0 12,0 11,59

Nguồn: BIDV Bắc Ninh, Techcombank Bắc Ninh, Vietcombank Bắc Ninh + Chính sách về CVTD cá nhân của BIDV Bắc Ninh hiện nay vẫn chưa thực sự được quán triệt đầy đủ và tập trung cao độ ở hầu hết các cấp điều hành trong hệ thống. Hiện vẫn còn tồn tại quan điểm chỉ coi trọng cho vay đối tượng

khách hàng doanh nghiệp, cho vay dự án,… mà xem nhẹ việc cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Lý do được đưa ra đó là việc cùng một khách hàng, cùng giải quyết một bộ hồ sơ, với thời gian tương đương nhau thì cho vay doanh nghiệp thông thường chuyên nghiệp hơn cá nhân, tăng trưởng dư nợ tín dụng nhanh hơn, cho vay một dự án có thể lên tới vài trăm tỷ đồng trong khi đó cho vay tiêu dùng chỉ có vài chục triệu đồng. Mặt khác, việc quản lý nhiều khách hàng cá nhân làm cho cán bộ tốn nhiều thời gian hơn. Trong khi xử lý hồ sơ cho vay doanh nghiệp lại sử dụng được nhiều kiến thức và học hỏi được kinh nghiệm. Song cũng không thể phủ nhận rằng quản lý khoản vay của các doanh nghiệp được thực hiện bài bản hơn. Đây được xem là yếu tố làm hạn chế việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

Chính sách phát triển CVTD cá nhân tại Chi nhánh chưa cụ thể và hiệu quả, mức độ đầu tư cho việc phát triển hoạt động CVTD cá nhân còn hạn chế. Định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ hiện đại cũng như phát triển các dịch vụ đa dạng nhiều tiện ích nói chung và việc phát triển các sản phẩm CVTD cá nhân nói riêng cần có kế hoạch, chiến lược cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, hiện tại Chi nhánh vẫn chưa đề ra được kế hoạch hiệu quả, chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân và cũng chưa có các giải pháp sát sao để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển CVTD cá nhân trong ngắn hạn. Mặc dù, có mục tiêu tăng trưởng dư nợ nhưng chưa có kế hoạch khai thác thị trường trong tương lai.

Cũng có thể nhận thấy do Chi nhánh đang còn gặp khó khăn trong khâu xử lý nợ xấu, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa hiện đại, đội ngũ cán bộ còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, việc triển khai các dịch vụ bán lẻ, chưa thích nghi được với cơ chế thị trường, khả năng phân tích thị trường và tổng hợp còn hạn chế. Về một khía cạnh cụ thể, Chi nhánh đang thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn bền vững cũng như chưa quan tâm thích đáng đến đối tượng khách hàng. Hơn nữa, Chi nhánh cũng chưa có phương pháp thực thi chiến lược cho khách hàng cá nhân thông qua việc phối hợp giữa các hoạt động marketing, quản lý bán hàng, sắp xếp nhân sự. Toàn hệ thống BIDV đã và đang thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh theo mô hình TA2, tại Hội sở chính và một số Chi nhánh đã tách bạch các bộ phận tham mưu, quản lý hoạt động NH bán lẻ. Hiện tại, Chi nhánh Bắc Ninh có bộ phận chuyên thực hiện hoạt động cấp tín dụng bán lẻ đó là Phòng quan hệ khách hàng cá nhân, CBTD tại PGD. Tuy

nhiên, việc bố trí cán bộ phụ trách CVTD cá nhân vẫn còn kiêm nhiệm, dẫn đến nhiều hạn chế trong công tác phát triển CVTD cả về quy mô cho vay cũng như chất lượng cho vay.

4.2.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay

Nhìn lại dự nợ cho vay tiêu dùng giữa BIDV Bắc Ninh và Techcombank Bắc Ninh có thể thấy sản phẩm CVTD của BIDV Bắc Ninh chưa được đa dạng, sản phẩm cho vay còn mang tính truyền thống, chưa tiếp cận được nhu cầu mới của nhiều khách hàng. Theo đó, phần nào làm giảm số lượng khách hàng vay tiêu dùng trong năm 2016. Mặc dù theo ý kiến từ phía khách hàng vay vốn của BIDV Bắc Ninh, các sản phẩm CVTD cơ bản ở mức “Phù hợp”. Trong đó, sản phẩm CVTD mua ô tô có 17,5% khách hàng có ý kiến ở mức rất phù hợp, 50% ý kiến ở mức phù hợp. Sản phẩm vay tiêu dùng không có TSBĐ có 70% khách hàng ý kiến ở mức rất phù hợp, 25% ý kiến ở mức phù hợp.

Bảng 4.13. Ý kiến khách hàng vay tiêu dùng về tính phù hợp của các sản phẩm cho vay tiêu dùng của BIDV Bắc Ninh

N=40 Nội dung Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Rất không phù hợp Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Sản phẩm vay mua ô tô 7 17,5 20 50,0 13 32,5 0 0 Sản phẩm vay không có TSBĐ 28 70,0 10 25,0 2 5,0 0 0 Sản phẩm vay mua nhà ở 17 42,5 22 55,0 1 3,3 0 0 Nguồn: Phiếu điều tra Theo một số khách hàng vay vốn, sản phẩm cho vay mua ô tô chỉ có thể áp dụng với những người có nhu cầu về xe và có thu nhập khá…Độ phổ cập của loại sản phẩm này chưa rộng nên một số khách hàng có ý kiến ở mức “Phù hợp”. Trong khi đó, với loại sản phẩm không có TSBĐ, đây là loại hình tín dụng có tính phổ cập hơn, mặc dù mức được vay thấp hơn các sản phẩm vay khác nhưng khách hàng hoàn toàn có thể tiếp cận được nếu có nguồn thu nhập ổn định. Thậm chí các khách hàng có mức thu nhập thấp hơn cũng có thể tiếp cận được với khoản vay này.

Đối với sản phẩm vay mua nhà ở, có 42,5% khách hàng lựa chọn mức rất phù hợp trong khi 55% lựa chọn mức phù hợp. Có 3,3% khách hàng lựa chọn mức chưa phù hợp. Theo các khách hàng này, một số khách hàng thế chấp bằng chính tài sản trong tương lai chỉ được vay 70% trong khi thực tế một số giao dịch, khách hàng hoàn toàn có thể nhận được ngay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đã có sẵn chứ không cần phải chờ công trình hoàn thành mới được bàn giao. Mặt khác, mức thu nhập của họ hoàn toàn có thể chi trả được các khoản vay này. Tuy nhiên, số khách hàng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Có thể nhận thấy, do chưa phát triển sản phẩm vay tiêu dùng mới làm cho rủi ro trong tín dụng vẫn tập trung tại 3 sản phẩm cho vay mua nhà ở, vay mua ô tô, vay không có TSBĐ. Để giữ vững vị trí số 1 thị trường Việt Nam về thị phần hoạt động bán lẻ BIDV Bắc Ninh cần đề xuất lên BIDV những sản phẩm có ưu thế vượt trội hơn so với NH khác trên địa bàn tỉnh. Theo đó, triển khai một số sản phẩm cho vay hỗ trợ chi phí du học, cho vay cầm cố Giấy tờ có giá/ Thẻ tiết kiệm... trên địa bàn tỉnh. Góp phần tăng trưởng tín dụng CVTD ổn định, giữ vững được thị trường Bắc Ninh.

4.2.2.3. Quy định, quy trình cho vay tiêu dùng của BIDV hiện nay còn bất cập

+ Các quy định về các TSBĐ, thời hạn cho vay, mức cho vay, thời gian thẩm định, thủ tục vay theo 02 loại hình sản phẩm.

Đối với sản phẩm vay tiêu dùng mua ô tô, có 25% số người đồng ý rằng các loại tài sản được thế chấp đã được quy định đầy đủ, đa dạng. Có tới 42,5% số người cho biết chỉ đồng ý một phần và 32,5% số người không đồng ý. Nguyên nhân là do hiện nay nhiều người có nhu cầu vay nhưng những giấy tờ về các TSBĐ như bất động sản lại khá đa dạng, đặc biệt là khi có nhiều người đứng tên trên giấy chứng nhận. Trong khi đó, BIDV lại chưa có những quy định dành cho các đối tượng này vì vậy theo nhiều khách hàng, cần thiết phải có những quy định phù hợp, đa dạng hơn khi khách hàng vay thế chấp là bất động sản.

Các ý kiến về thủ tục giải ngân, thời gian thẩm định và chủ động cung cấp thông tin cũng được đánh giá còn một số hạn chế. Thời gian thẩm định để quyết định khoản vay vốn còn chậm chiếm tới hơn 70%, các thông tin tới khách hàng chậm khiến nhiều giao dịch chậm được hoàn thành. Bên cạnh đó, đánh giá về thủ tục giải ngân cũng đã có nhiều ý kiến tích cực khi nhiều khách hàng cho rằng việc giải ngân hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, trong quy định cũng chưa nói rõ thời gian tối thiểu phải thông

báo cho khách hàng biết là thông tin đã đủ và hợp lệ hay chưa dẫn tới một số trường hợp giải ngân bị chậm tiến độ chưa đáp ứng về thời gian so với nhu cầu của khách hàng.

Bảng 4.14. Ý kiến của khách hàng về quy định, quy trình cho vay tiêu dùng của BIDV Bắc Ninh về sản phẩm mua ô tô và sản phẩm không có TSBĐ

N=40 Nội dung Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Sản phẩm mua ô tô Các loại tài sản đảm bảo theo

quy định đã đầy đủ, đa dạng 3 7,5 7 17,5 17 42,5 13 32,5 Thời gian cho vay chưa hợp lý 7 17,5 13 32,5 13 32,5 7 17,5 Thời gian thẩm định, thủ tục

vay vốn còn chậm, rườm rà 15 37,5 13 32,5 7 17,5 5 12,5 Thủ tục giải ngân đã được

hoàn thiện và thuận tiện cho người vay

11 27,5 17 42,5 12 30,0 0 0

Thiếu chủ động cung cấp các thông tin cho khách hàng làm chậm tiến độ giải ngân

3 7,5 7 17,5 17 42,5 13 32,5

Sản phẩm không có TSBĐ Đối tượng cho sản phẩm tín

dụng đã được quy định rõ ràng, chặt chẽ

5 12,5 12 30,0 17 42,5 6 15,0

Đa dạng về hình thức cho vay 11 27,5 11 27,5 10 25,0 8 20 Mức cho vay đã đáp ứng đủ

nhu cầu vay 0 0 21 52,5 13 32,5 6 15,0 Thời hạn cho vay là phù hợp

cho người sử dụng 4 10,0 21 52,5 13 32,5 2 5,0 Thời gian thẩm định và hồ sơ

thủ tục cho vay còn chậm và nhiều thủ tục

9 22,5 9 22,5 17 42,5 5 12,5

Nguồn: Phiếu điều tra Với sản phẩm CVTD không có TSBĐ hay còn gọi là vay tín chấp, có 42,5% số người cho biết mặc dù đã có quy định về đối tượng cho gói tín dụng

này. Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ, các đối tượng kinh doanh tự do hoặc tự kinh doanh mặc dù có nguồn thu nhập ổn định nhưng do không có hợp đồng lao động với các cơ quan, doanh nghiệp, không có tên trong bảng lương nên khó tiếp cận với sản phẩm này. Bên cạnh đó, các đối tượng hưởng lương hưu khá cao nhưng cũng không được tiếp cận, mà đây lại là những đối tượng chiếm tỷ lệ lớn. Về đa dạng hình thức cho vay, có 55% số người được hỏi lựa chọn đồng ý và hoàn toàn đồng ý với hình thức cho vay của NH. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận cán bộ tín dụng cho biết việc định mức cho vay khác nhau giữa các nhóm khách hàng tạo nên sự không công bằng giữa các đối tượng. Kể cả khi khả năng chi trả của các nhóm khách hàng không qua tài khoản tiền gửi tại BIDV Bắc Ninh cao hơn nhóm có qua tài khoản tại BIDV Bắc Ninh. Về mức cho vay, có 52,5% số người lựa chọn là đã đáp ứng với nhu cầu chi tiêu của mình, trong khi 47,5% còn lại cho biết mức cho vay này là thấp. Về thời gian thẩm định và hồ sơ thủ tục cho vay, 50% khách hàng cho biết còn nhiều rườm rà và chậm trong khi một số ngân hàng như ACB đã có gói tín dụng tín chấp chỉ giải ngân trong 48 giờ.

+ Sản phẩm CVTD mua nhà ở là khoản vay đặc thù do tính chất của sản phẩm. Qua Bảng 4.15 có 67,5% ý kiến khách hàng cho rằng các quy định về điều kiện cho vay đã phù hợp, chỉ có 32,5% chưa thực sự đồng ý với các quy định và điều kiện cho vay. Về quy định cho vay nhu cầu nhà ở của những người sống ngoài địa bàn tỉnh còn khá hạn chế trong khi nhu cầu cho vay mua nhà của nhiều người là rất lớn. Nhiều hộ gia đình mong muốn mua nhà ở trên địa bàn nhưng do tính chất công việc hoặc không có nhà ở trên địa bàn nên khó tiếp cận được với tín dụng của BIDV Bắc Ninh.

Về mức vay, theo quy định của BIDV, mức vay tối đa lên tới 85% giá trị hợp đồng và 100% theo một số trường hợp cá biệt là một lợi thế của sản phẩm vay mua nhà của BIDV. Phần lớn khoản chi phí mua nhà có thể được NH cho vay mà khách hàng không cần phải vay nhiều nơi như trước. Đây thực sự là một thế mạnh của sản phẩm vay tiêu dùng mua nhà mà BIDV Bắc Ninh cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 85)