Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 56)

Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu thu về được bằng phần mềm Excel. 3.3.3. Phương pháp phân tích

3.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được vận dụng nhằm phân tích tình phát triển hoạt động CVTD cá nhân. Mô tả các số liệu về khách hàng, dư nợ, thu lãi vay, nợ quá hạn. Trong đó, sử dụng các chỉ số như: Tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng CVTD cá nhân…Ngoài ra, đề tài còn nêu ý kiến của khách hàng vay tiêu dùng, của CBTD về quy trình cho vay, về mức cho vay... Từ đó, giúp đề tài có căn cứ đề xuất giải pháp nhằm phát triển CVTD cá nhân tại BIDV Bắc Ninh.

3.3.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để phân tích, so sánh số liệu giữa các năm của BIDV Bắc Ninh tìm ra sự biến động về giá trị, về số lượng; so sánh kết quả và hiệu quả giữa các năm của BIDV Bắc Ninh; so sánh dư nợ cho vay theo sản phẩm giữa BIDV Bắc Ninh và Techcombank Bắc Ninh; so sánh lãi suất cho vay giữa BIDV Bắc Ninh với NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng, của CBTD về các nội dung của hoạt động CVTD cá nhân hiện nay.

3.3.3.3 Phương pháp thang đo

Phương pháp thang đo được sử dụng để đo lường thái độ, ý kiến của khách hàng vay tiêu dùng về quy định, quy trình cho vay, về tính phù hợp của

sản phẩm cho vay, về chính sách hậu mãi và marketting của BIDV Bắc Ninh; ý kiến của cán bộ tín dụng về tình hình giá cả lạm phát, về quy định của nhà nước, Ngân hàng nhà nước...tác động đến việc phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV Bắc Ninh. Từ đó, giúp cho việc nghiên cứu có căn cứ thực tế.

3.3.4. Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong nghiên cứu

3.3.4.1.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả cho vay tiêu dùng cá nhân

+ Dư nợ CVTD: Phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ NH tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm tài chính. Chỉ tiêu này mang tính thời điểm, nó thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số CVTD nhằm phản ánh thực trạng phát triển CVTD của NH tại thời điểm nghiên cứu.

+Tốc độ tăng trưởng dư nợ: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng (giảm) dư nợ CVTD năm t so với năm (t-1). Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ nhu cầu vay phục vụ mục đích tiêu dùng của khách hàng ngày càng nhiều. Nó được tính bằng tỷ lệ % giữa giá trị tăng trưởng với tổng dư nợ CVTD năm (t-1). Côngthứctính:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ =

Dư nợ CVTD năm sau - Dư nợ CVTD năm trước

x 100 Dư nợ CVTD năm trước

+Tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của việc CVTD. Tỷ lệ này càng cao và ngày càng tăng cho thấy NH chú trọng đến hoạt động CVTD đối với khách hàng cá nhân. Nó được tính như sau:

Tỷ trọng CVTD

cá nhân =

Dư nợ CVTD cá nhân

x 100 Tổng dư nợ cho vay

+Tỷ trọng cho vay tiêu dùng theotừng loại sản phẩm: Chỉ tiêu này cho biết quy mô của từng loại sản phẩm cho vay. Cách tính như sau:

Tỷ trọng CVTD theo

từng loại sản phẩm =

Dư nợ CVTD theo sản phẩm

x 100 Dư nợ CVTD

+ Số lượng khách hàng: Phản ánh quy mô phát triển số lượng khách hàng vay tiêu dùng cá nhân là cơ sở quan trọng để tính toán dự báo số lượng khách hàng trong những năm tiếp theo. Từ đó có chính sách phát triển CVTD hợp lý. Để tính số lượng khách hàng năm t so với năm t-1 ta tính chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng.

Tốc độ tăng trưởng khách hàng = SL khách hàng năm t - SL khách hàng năm (t-1) x 100 Số lượng khách hàng năm (t-1)

+ Đối tượng khách hàng vay tiêu dùng: Phản ánh khách hàng vay thuộc nhóm đối tượng nào. Qua đó, thấy được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, khách hàng quan trọng của NH, để từ đó có những chính sách phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

+Tỷ trọng cho vay tiêu dùng theo đối tượng: Chỉ tiêu này cho biết nhóm đối tượng khách hàng nào vay tiêu dùngtrong năm. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nhóm đối tượng đó nhu cầu vay lớn và ngược lại.

Tỷ trọng CVTD theo đối tượng =

Số lượng khách hàng theo nhóm đối tượng

x 100 Số lượng khách hàng vay tiêu dùng

3.3.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân

+ Lãi tiền vay tiêu dùng: Là khoản tiền mà bên vay phải trả cho NH khi sử dụng dịch vụ vay vốn để tiêu dùng. Lãi tiền vay được tính toán căn cứ vào dư nợ cho vay tiêu dùng, thời gian sử dụng vốn vay và lãi suất.

Lãi tiền vay

tiêu dùng =

Dư nợ CVTD x Lãi suất (năm) x số ngày thực tế tính lãi 360 ngày

+ Lãi CVTD phải thu: Ngân hàng tính toán lãi dự thutrong kỳ (tháng hoặc quý) với các khoản nợ thuộc nhóm 1. Khoản lãi phải thu này NH sẽ thu được vào một thời điểm nhất định trong tương lai, trong đó:

Nợ nhóm 1: Gồm nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Đối với các khoản phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ nhóm 2,3,4,5 được theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Nếu trong kỳ thu được thì được tính vào chỉ tiêu thu lãi CVTD trong kỳ, trong đó:

Nợ nhóm 2: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Là khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Là khoản nợ không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Có khả năng tổn thất cho ngân hàng.

Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Là khoản nợ có khả năng tổn thất cao

Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày. Là những khoản nợ không có khả năng thu hồi, lúc đó ngân hàng sẽ mất vốn.

+Thu lãi CVTD: Là số tiền lãi thực tế NH thu được trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của NH trong hoạt động CVTD.Có thể thấy thu lãi vay là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của NH.

+ Lãi CVTD chưa thu được: Là tiền lãi vay tiêu dùng mà NH chưa thu được trong kỳ, công thức tính như sau:

Lãi CVTD chưa thu được = Lãi CVTD phải thu - Thu lãi CVTD

+ Tỷ lệ thu lãi vay cho vay tiêu dùng: Thể hiện số lãi vay tiêu dùng đã thu được trong kỳ với số lãi vay tiêu dùng phải thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt. Ngược lại, NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi vay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của NH. Nó thể hiện bất ổn trong CVTD của NH, có thể nợ xấu trong CVTD tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của NH và ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai. Cách tính như sau:

Tỷ lệ thu lãi cho vay tiêu dùng =

Thu lãi cho vay tiêu dùng

x 100 Lãi cho vay tiêu dùng phải thu

+ Nợ quá hạn CVTD là khoản nợ đến thời hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ và không được NH cho gia hạn nợ hay giãn nợ (gồm nợ nhóm 2,3,4,5).Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất chất lượng cho vay tại một NH. Để đánh giá về khoản nợ quá hạn, người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn CVTD. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD =

Dư nợ quá hạn CVTD

x 100 Dư nợ CVTD

+Nợ xấu: Là những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, NH có khả năng mất vốn (gồm nợ nhóm 3, 4, 5). Để biết có bao nhiêu nợ xấu trong dư nợ CVTD ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu CVTD. Chỉ tiêu này có thể coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cho vay tại NH.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng =

Nợ xấu cho vay tiêu dùng

x 100 Dư nợ cho vay tiêu dùng

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH 4.1.1. Mạng lưới cho vay tiêu dùng của BIDV Bắc Ninh

Trong những năm vừa qua BIDV Bắc Ninh có 14 phòng nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cho vay, trong đó có11 phòng nghiệp vụ thực hiện cho vay cá nhân, bao gồm: 01 phòng quan hệ khách hàng cá nhân và 10 phòng giao dịch (PGD) thực hiện công tác cho vay khách hàng cá nhân thể hiện Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Mạng lưới cho vay tiêu dùngcủa BIDV Bắc Ninh qua các năm

Các phòng nghiệp vụ Địa chỉ 2014 2015 2015 CBTD (người) CBTD (người) CBTD (người) I. Tổng số cán bộ tín dụng cho vay khách hàng cá nhân 24 26 28 1.P. quan hệ khách hàng

cá nhân

Hội sở chính, thành phố Bắc Ninh

7 8 8

2. PGD Ngô Gia Tự Thành phố Bắc Ninh 1 1 1 3. PGD Lý Thường Kiệt Thành phố Bắc Ninh 1 1 1 4. PGD Trần Hưng Đạo Thành phố Bắc Ninh 1 1 1 5. PGD Nguyễn Trãi Thành phố Bắc Ninh 1 1 1

6. PGD Tiên Sơn KCN Tiên Sơn, huyện Từ Sơn

3 3 4

7. PGD Yên phong KCN Yên Phong, huyện Yên Phong

2 2 2 8. PGD Thuận Thành TT Hồ, huyện Thuận Thành 2 3 4 9. PGD Quế Võ KCN Quế Võ, huyện Quế Võ 2 2 2 10. PGD Tiên Du Thị trấn Lim, huyện Tiên Du 2 2 2

11. PGD Gia Bình Huyện Gia bình 2 2 2

Nhìn chung, mạng lưới CVTD của BIDV Bắc Ninh chưa được rộng khắp, chưa trải đều đến các huyện trên địa bàn tỉnh. Tập trung chủ yếu tại thành phố Bắc Ninh (05 phòng). Trong khi trên địa bàn huyện Lương Tài chưa có phòng giao dịch.

Việc bố trí các PGD không đều sẽ phần nào tác động đến dư nợ CVTD. Theo đó, ảnh hưởng đến kết quả CVTD. BIDV Bắc Ninh quy định mỗi cán bộ sẽ triển khai cho vay và theo dõi nợ vay với tổng dư nợ là 80 tỷ đồng/một cán bộ tín dụng. Như vậy, CBTD tại các phòng ngiệp vụ thực hiện công việc cho vay theo khách hàng, theo món vay chứ không theo mục đích sử dụng vốn vay. Các CBTD cho vay khách hàng cá nhân đều phụ trách CVTD.

Dựa vào Bảng 4.1 cho thấy số CBTD có xu hướng tăng từ năm 2014-2016, năm 2016 tổng số cán bộ cho vay cá nhân của BIDV Bắc Ninh là 28 người, tăng lên 2 cán bộ so với năm 2015, tăng lên 4 cán bộ so với năm 2014. Số cán bộ tăng lên theo doanh số, dư nợ cho vay trong giai đoạn 2014-2016.

4.1.2. Chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV Bắc Ninh

4.1.2.1. Chính sách cấp tín dụng tiêu dùng cá nhân

BIDV triển khai CVTD nhằm duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững; Gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ, nâng cao vị thế của BIDV trong hoạt động tín dụng bán lẻ; Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ; Thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng.

Theo đó, tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng NH hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

Lãi suất cho vay tiêu dùng: Theo quy định của BIDV Bắc Ninh tại thời điểm khách hàng vay vốn.

4.1.2.2. Các chỉ tiêu quản lý nội bộ

 Cơ cấu dư nợ

+ Dư nợ cho vay bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng không có TSBĐ tối đa 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.

+ Dư nợ tối đa cho một sản phẩm bán lẻ CVTD không quá 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm. Riêng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân dư nợ tối đa không quá 30% tổng dư nợ bán lẻ.

+ Tỷ lệ nợ xấu của một sản phẩm tín dụng bán lẻ không quá 2,5% tổng dư nợ của sản phẩm tín dụng đó tại mọi thời điểm.

 Hạn chế cho vay

BIDV không cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay đối với các trường hợp sau:

+ Kiểm toán viên đang kiểm toán tại BIDV. + Thanh tra viên Ngân hàng.

+ Thanh tra viên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra BIDV.

+ Kế toán trưởng của BIDV.  Các loại tài sản bảo đảm tiền vay

+ Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác.

+ Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV tại từng thời điểm.

+ Phương tiện vận tải.

+ Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai. + Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

4.1.3. Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV Bắc Ninh

Sơ đồ 4.1 thể hiện quy trình CVTD cá nhân tại BIDV Bắc Ninh. Quy trình CVTD cá nhân tại BIDV gồm 5 mục với 22 bước.

(1): Đầu tiên là mục tiếp thị và đề xuất tín dụng gồm: 07 bước

Việc cho vay bắt đầu bằng các hoạt động tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm cho vay của BIDV (Bước 1). Sau khi khách hàng biết về các sản phẩm vay vốn cán bộ quản lý khách hàng cá nhân sẽ tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng (Bước 2). Tiếp đó, cán bộ quản lý khách hàng ký phiếu tiếp nhận hồ sơ (bước 3). Bước tiếp theo là việc phân tích, đánh giá hồ sơ khách hàng của

phòng quan hệ khách hàng cá nhân hoặc phòng giao dịch (QHKHCN/PGD), việc đánh giá dựa vào thông tin nhân thân, mục đích vay vốn, năng lực tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng... Đánh giá về TSBĐ với trường hợp khách hàng vay có TSBĐ (bước 4, 5). Khi khách hàng đáp ứng được bước 4, 5 Phòng QHKHCN/PGD tiến hành lập Báo cáo đề xuất tín dụng (bước 6) và ký kiểm soát chuyển hồ sơ sang bộ phận quản lý rủi ro (bước 7).

(2): Thẩm định rủi ro và phán quyết tín dụng gồm: 3 bước

Bắt đầu từ việc Phòng QHKHCN/PGD bàn giao hồ sơ sang bộ phận quản lý rủi ro (bước 8). Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và lập báo cáo thẩm định rủi ro (bước 9). Trên cơ sở báo cáo thẩm định rủi ro lãnh đạo Chi nhánh theo thẩm quyền phán quyết tín dụng (bước 10).

(3): Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt, gồm 2 bước

Sau khi đã có phán quyết tín dụng, NH sẽ gửi thông báo kết quả phán quyết chấp nhận hoặc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu được chấp nhận, NH sẽ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục về TSBĐ. Lúc này phòngQHKHCN/PGD sẽ tiếp nhận hồ sơ gốc TSBĐ, thực hiện công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 56)