Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng ở một số ngân hàng thương mại trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 38)

trong nước

2.2.1.1. Ngân hàng TMCP Đông Á

Theo Nguyễn Đắc Hưng (2008), Ngân hàng TMCP Đông Á (ĐôngA Bank) trước đây đã có những kinh nghiệm CVTD và là một trong những NH từng có hệ thống CVTD phát triển. Theo đó, ĐôngA Bank đã có những quy định chung về nghiệp vụ cho vay theo đó, ĐôngA Bankđã xác định rõ đối tượng CVTD cá nhân gồm: mua sắm, mua phương tiện phục vụ công tác, học tập, đi lại; sửa chữa, cải tạo nâng cấp nhà ở và đời sống khác. Các khách hàng muốn vay phải có hộ khẩu thường trú, mục đích vay hợp pháp, có tài sản thế chấp.

ĐôngA Bank cũng đưa ra nhiều mức vay và thời hạn cho vay. Đối với vay mua nhà, căn hộ, đất thì mức vay áp dụng là 95% nhu cầu nhưng không quá 70% giá trị thế chấp và thời hạn cho vay tối đa lên đến 15 năm; Đối với cho vay mua xe ô tô, mức vay áp dụng tối đa 70% giá trị xe nguyên; 50% giá trị xe đã qua sử dụng, thời hạn vay tối đa 60 tháng đối với xe mới 100%, 36 tháng đối với xe đã qua sử dụng. NH cũng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay gồm có

+ Cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí cam kết trừ lương tháng để trả nợ và phải thông qua ý kiến cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý thu nhập.

+ Nếu khoản tiền vay vượt mức cho vay tối đa thì cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định.

+ Đối với cá nhân, hộ gia đình vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba và phải có nguồn thu nhập thường xuyên, cố định để trả nợ vay.

Cùng với các quy trình cho vay và thu nợ minh bạch. ĐôngA Bankđã đạt được nhiều thành quả trong mọi mặt, trở thành 1 trong 8 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất và có tốc độ tăng trưởng cao nhất Việt Nam trong những năm 2009. Việc xây dựng các cơ chế hợp lý, mức lãi suất vừa phải, làm thỏa mãn được nhiều khách hàng ở phân khúc thu nhập Trung Bình.

2.2.1.2. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Theo Phạm Thùy Dương (2015), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) là một trong những NH khá thành công trong lĩnh vực CVTD cá nhân,VP Bank có các loại sản phẩm cho vay khá đa dạng trong đó đặc biệt là:

+ Sản phẩm cho vay mua ô tô cá nhân thành đạt. + Cho vay mua, xây dựng nhà cửa, sửa chữa nhà. + Cho vay, cầm cố giấy tờ có giá trị.

VP Bank cũng đã ban hành một loạt các quy định, quy trình cho vay và thu hồi vốn và tài sản đảm bảo. Trong đó, NH cũng quy định rõ các loại tài sản nào có thể được xem là tài sản đảm bảo, các đối tượng hạn chế cấp tín dụng. VP Bankcũng là NH có công bố cụ thể về các loại tài sản có khả năng đảm bảo đó là bất động sản; máy móc, thiết bị phương tiện vận chuyển; nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm hàng hóa, giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm. Như vậy, có thể thấy VP Bank đa dạng loại hình tài sản đảm bảo nhằm giúp các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với tín dụng hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ cấp tín dụng cũng có sự chênh lệch với các ngân hàng khác. Mức cấp tín dụng đối với bất động sản được phân bổ theo vùng. Cụ thể: ở nội thành tỷ lệ cấp là 70% ngoại thành nội thị 65% và nông thôn là 50%. Trong khi đó, đối với ô tô mới 100%, xe chở người được cấp 70% tín dụng. xe tải, chuyên dùng 50 – 60%; nguồn gốc Trung Quốc hoặc nội địa 55%. Đối với ô tô đã qua sử dụng, cấp tín dụng tối đa tới 60%, xe tải từ

50 – 55%, xe trung quốc 50%. Bên cạnh đó NH cũng áp dụng quy trình cho vay theo sơ đồ 2.3 dưới đây.

Sơ đồ 2.3. Quy trình cấp tín dụng tiêu dùng cá nhân tại VP Bank

Nguồn: VP Bank Kết quả kinh doanh qua nhiều năm doanh thu từ hoạt động CVTD của VP Bankngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng tiêu dùng. CVTD có lãi suất cao hơn các hoạt động cho vay khác. Song nhu cầu vay tiêu dùng cũng ngày càng cao. Theo đó, việc thu lãi hoạt động CVTD cá nhân đóng góp đáng kể vào thu nhập của VP Bank thể hiện sự thành công của đơn vị trong lĩnh vực kinh doanh này.

2.2.1.3. Một số ngân hàng thương mại khác

Ngân hàng TMCP An Bình cũng đưa ra sản phẩm YOUmoney với hạn mức cho vay gấp 12 lần so với thu nhập của người vay và tối đa 150 triệu đồng. Điều kiện vay là khách hàng có mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên, làm việc từ 1 năm trở lên...Thời gian cho vay tối đa 5 năm và giải quyết cho vay trong vòng 8 giờ khi ngân hàng nhận đủ hồ sơ. Trong vòng 1 tháng đưa dịch vụ này ra thị trường, Ngân hàng TMCP An Bình đã giải quyết cho vay hơn 400 hồ sơ. Lãi suất áp dụng trong các khoản vay tín chấp của Ngân hàng TMCP An Bình được tính theo phương thức lãi gộp tính trên dư nợ ban đầu dao động từ 1,75%/tháng. Khách hàng có thể trả nợ gốc và lãi suất hàng tháng (Bùi Thị Vui, 2009).

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cũng vừa công bố dịch vụ tín dụng tín chấp tiêu dùng dành cho khách hàng đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện và các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, khách hàng chỉ cần có nguồn thu ổn định từ 2,5 triệu đồng/tháng trở lên có thể vay tiền, mà không cần có tài sản bảo đảm. Tổng số tiền khách hàng có thể vay lên đến 300 triệu đồng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cho vay tín chấp với lãi suất 1,75%/tháng trong thời gian trả góp 12 - 60 tháng (Bùi Thị Vui, 2009).

Ngân hàng TMCP Đại Dương đưa ra sản phẩm khác, sản phẩm chỉ dành cho phụ nữ với thu nhập/tháng là 3 triệu đồng, kinh nghiệm công tác tối thiểu 2 năm, nếu là công ty cổ phần hoặc TNHH phải có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và doanh thu hàng năm trên 20 tỷ đồng được vay tối đa 200 triệu đồng, thời hạn từ 12 - 36 tháng, lãi suất 1,77 %/tháng.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương: Techcombank thông báo vừa hoàn thành việc liên kết với 150 cửa hàng xe máy trên địa bàn Hà Nội để hỗ trợ vốn cho người mua xe. Đây là một nét mới trong hướng hợp tác của các NH, thay vì giới thiệu và cung cấp sản phẩm cho vay tại các quầy giao dịch, khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn vay này ngay tại cửa hàng mà mình đang mua. Xu hướng này rút ngắn thời gian và thủ tục cho khách hàng, đồng thời cũng là một cách của NH chuyên biệt hóa sản phẩm theo từng nhu cầu của khách hàng. Về mặt thủ tục cũng giản tiện hơn rất nhiều cho các khách hàng mua xe. Trước đây khách hàng cũng có thể được mua xe trả góp, tuy nhiên việc đăng ký thủ tục đối với các khách hàng mua xe trả góp lâu và phức tạp hơn. Với việc tham gia của NH, khách hàng được tiếp cận nguồn vốn NH nhanh hơn, thủ tục mua xe và trả tiền cũng nhanh hơn rất nhiều. Khách hàng sau khi mua xe sẽ được nhận xe ngay và NH giải ngân trả tiền cho cửa hàng. Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần và phương thức trả nợ giúp khách hàng chủ động hơn trong việc lên kế hoạch.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh về cho vay tiêu dùng

Thứ nhất, xây dựng hệ thống thông tin tín dụng trên toàn bộ hệ thống của BIDV cũng như của BIDV Bắc Ninh, xây dựng quy chuẩn hệ thống chấm điểm tín dụng nhằm phục vụ cho việc ra quyết định giải ngân. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu và kiểm soát rủi ro đối với các khoản vay, đảm bảo môi trường

tín dụng lành mạnh và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng. Để làm được điều này cần có sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp của chính phủ, của NHNN và các ban ngành liên quan.

Thứ hai, phối hợp với NHNN và các ngành có liên quan thiết lập thị trường; định giá các tài sản bảo đảm. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều NH đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về đăng kí giao dịch đảm bảo để kiểm tra, đối chiếu tài sản bảo đảm khi NHTM cho vay. Tuy nhiên, việc định giá TSBĐ mới chỉ dựa trên những đánh giá chủ quan của hai bên hoặc của bên thứ ba, chứ chưa có thị trường chuẩn để việc định giá đáng tin cậy. Hơn nữa, khi gặp rủi ro mất nợ, các TSBĐ này cũng chưa có thị trường để trao đổi, mua bán giúp NHTM có thể nhanh chóng thu hồi vốn.

Thứ ba, xây dựng chính sách phát triển CVTD cá nhân tại Chi nhánh BIDV Bắc Ninh. Việc xây dựng một phương hướng phát triển cụ thể, phù hợp với mục tiêu và tiềm năng phát triển của Chi nhánh sẽ giúp Chi nhánh định hướng, triển khai hiệu quả trong việc phát triển CVTD cá nhân.

Thứ tư, Không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, đề xuất sản phẩm CVTD cá nhân với BIDV nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm CVTD cá nhân. CVTD đánh vào nhu cầu của từng cá thể trong nền kinh tế nên để thỏa mãn khách hàng, phát triển CVTD cá nhân, Chi nhánh cần chú trọng tham mưu phát triển danh mục sản phẩm cung ứng nhằm thu hút khách hàng tối đa.

Cuối cùng, Chi nhánh nên có đề xuất để thông thoáng hơn trong việc đưa ra các điều kiện cho vay đối với vay tiêu dùng để mở rộng đối tượng khách hàng được vay. Bên cạnh đó, nên đơn giản hóa, gọn nhẹ quy trình cho vay, rút gọn các thủ tục, giấy tờ chứng minh; giảm thời gian chuẩn bị cũng như thời gian thẩm định hồ sơ để khách hàng được giải ngân trong thời gian sớm nhất có thể.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TỈNH BẮC NINH

3.1.1.Vị trí địa lý

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam (822.7km2), với dân số trên 1 triệu người. Bắc Ninh là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế nội bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hóa thương mại của phía Bắc, Việt Nam như: Đường quốc lộ 1A; quốc lộ 1B mới, quốc lộ 18, quốc lộ 38.

Địa hình của Bắc Ninh tương đối bằng phẳng. Có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình và các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình (gồm có 126 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có: 97 xã, 23 phường và 6 thị trấn).

3.1.2. Điều kiện kinh tế

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh (2016), với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tự nhiên, xã hội qua hơn 20 năm tái lập, tỉnh Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Từ xuất phát điểm là vùng nông nghiệp tỉnh đã cơ bản vươn lên là tỉnh công nghiệp nhiều chỉ tiêu kinh tế ở tốp dẫn đầu cả nước, cụ thể:

+ Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 109.106 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015; trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 83.217 tỷ đồng, tăng 9,6%; khu vực dịch vụ đạt 20.791 tỷ đồng, tăng 8,8%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 5.098 tỷ đồng, tương đương năm 2015. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm thể hiện Bảng 3.1.Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 74,3% (giảm 0,3% so với năm 2015); dịch vụ chiếm 20,7% (tăng 0,6%); nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 5% (giảm 0,3%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh, tăng 13,5%; CPI ổn định, lạm

phát ở mức thấp; xuất khẩu hàng hóa tăng 4,1%, trong đó nhiều doanh nghiệp đã chủ động nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm nên nhập khẩu có xu hướng giảm.

Bảng 3.1.Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Bắc Ninh qua các năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Thu nhập bình quân đầu người

+ Nghìn đồng 96.054 102.552 106.500

+ UDS 4.521 4.709 4.847 Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2014-2016) + Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn về thời tiết, giá giống, vật tư nông nghiệp, sâu dịch bệnh, diện tích thu hẹp, xu hướng nông dân bỏ ruộng nên quy mô sản xuất nông nghiệp giảm. Song với sự chỉ đạo tập trung cùng với nhiều giải pháp đồng bộ Bắc Ninh đã kịp thời khắc phục khó khăn.Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo giá so sánh 2010 đạt 8.468 tỷ đồng, tương đương năm 2015; trong đó, giá trị trồng trọt ước đạt 3.486 tỷ đồng; giá trị chăn nuôi ước đạt 3.423 tỷ đồng; giá trị thuỷ sản ước 1.133 tỷ đồng.

+ Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, do sự đóng góp chủ yếu của tập đoàn Samsung với sản lượng dòng điện thoại thông minh duy trì mức tăng cao và một số doanh nghiệp FDI lớn khác như Microsoft, Samsung Display, Canon...giá trị sản xuất công nghiệp đạt 705.291 tỷ đồng (giá so sánh 2010) tăng 9,6% so với năm 2015; trong đó, khu vực trong nước 73.659 tỷ đồng, tăng 8,3%; khu vực FDI đạt 631.632 tỷ đồng, tăng 9,7% tiếp tục.

+ Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 39.071 tỷ đồng và tăng 13,5% so với năm 2015; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa 28.513 tỷ đồng, tăng 13,9%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), do ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục, CPI bình quân cả năm 2016 tăng trên 3% so với năm 2015.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 22,8 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2015. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng điện tử tăng 16,8%; chất dẻo gấp 3,6 lần; dây cáp điện tăng 86,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu 19 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm 2015, chủ yếu là nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước.

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt khá, đáp ứng tốt các nhiệm vụ chi và tiếp tục có điều tiết về Trung ương, năm 2016 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 2.640 tỷ đồng so với năm 2015, đáng chú ý thu nội địa tăng 2.049 tỷ đồng so với năm 2015; tăng trưởng dư nợ tín dụng tốt, tăng 31,6%.

+ Hoạt động NH ổn định, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống NH, xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, tiếp tục phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ; các NH thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn được kiểm soát chặt chẽ, tiếp tục hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản; thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có hạ lãi suất huy động và cho vay để mở rộng đối tượng tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt về tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, an sinh xã hội. Tổng nguồn vốn huy động là trên 70.000 tỷ đồng, tăng 33,7% so với cuối năm 2015; dư nợ cho vay 60.000 tỷ đồng, tăng 31,6%; trong đó, nợ xấu chiếm 1,5% tổng dư nợ cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 38)