Thực trạng cho vay tiêu dùngcá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 61)

TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH 4.1.1. Mạng lưới cho vay tiêu dùng của BIDV Bắc Ninh

Trong những năm vừa qua BIDV Bắc Ninh có 14 phòng nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cho vay, trong đó có11 phòng nghiệp vụ thực hiện cho vay cá nhân, bao gồm: 01 phòng quan hệ khách hàng cá nhân và 10 phòng giao dịch (PGD) thực hiện công tác cho vay khách hàng cá nhân thể hiện Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Mạng lưới cho vay tiêu dùngcủa BIDV Bắc Ninh qua các năm

Các phòng nghiệp vụ Địa chỉ 2014 2015 2015 CBTD (người) CBTD (người) CBTD (người) I. Tổng số cán bộ tín dụng cho vay khách hàng cá nhân 24 26 28 1.P. quan hệ khách hàng

cá nhân

Hội sở chính, thành phố Bắc Ninh

7 8 8

2. PGD Ngô Gia Tự Thành phố Bắc Ninh 1 1 1 3. PGD Lý Thường Kiệt Thành phố Bắc Ninh 1 1 1 4. PGD Trần Hưng Đạo Thành phố Bắc Ninh 1 1 1 5. PGD Nguyễn Trãi Thành phố Bắc Ninh 1 1 1

6. PGD Tiên Sơn KCN Tiên Sơn, huyện Từ Sơn

3 3 4

7. PGD Yên phong KCN Yên Phong, huyện Yên Phong

2 2 2 8. PGD Thuận Thành TT Hồ, huyện Thuận Thành 2 3 4 9. PGD Quế Võ KCN Quế Võ, huyện Quế Võ 2 2 2 10. PGD Tiên Du Thị trấn Lim, huyện Tiên Du 2 2 2

11. PGD Gia Bình Huyện Gia bình 2 2 2

Nhìn chung, mạng lưới CVTD của BIDV Bắc Ninh chưa được rộng khắp, chưa trải đều đến các huyện trên địa bàn tỉnh. Tập trung chủ yếu tại thành phố Bắc Ninh (05 phòng). Trong khi trên địa bàn huyện Lương Tài chưa có phòng giao dịch.

Việc bố trí các PGD không đều sẽ phần nào tác động đến dư nợ CVTD. Theo đó, ảnh hưởng đến kết quả CVTD. BIDV Bắc Ninh quy định mỗi cán bộ sẽ triển khai cho vay và theo dõi nợ vay với tổng dư nợ là 80 tỷ đồng/một cán bộ tín dụng. Như vậy, CBTD tại các phòng ngiệp vụ thực hiện công việc cho vay theo khách hàng, theo món vay chứ không theo mục đích sử dụng vốn vay. Các CBTD cho vay khách hàng cá nhân đều phụ trách CVTD.

Dựa vào Bảng 4.1 cho thấy số CBTD có xu hướng tăng từ năm 2014-2016, năm 2016 tổng số cán bộ cho vay cá nhân của BIDV Bắc Ninh là 28 người, tăng lên 2 cán bộ so với năm 2015, tăng lên 4 cán bộ so với năm 2014. Số cán bộ tăng lên theo doanh số, dư nợ cho vay trong giai đoạn 2014-2016.

4.1.2. Chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV Bắc Ninh

4.1.2.1. Chính sách cấp tín dụng tiêu dùng cá nhân

BIDV triển khai CVTD nhằm duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững; Gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ, nâng cao vị thế của BIDV trong hoạt động tín dụng bán lẻ; Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ; Thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng.

Theo đó, tại một thời điểm, khách hàng có thể được cung cấp tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng NH hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

Lãi suất cho vay tiêu dùng: Theo quy định của BIDV Bắc Ninh tại thời điểm khách hàng vay vốn.

4.1.2.2. Các chỉ tiêu quản lý nội bộ

 Cơ cấu dư nợ

+ Dư nợ cho vay bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng không có TSBĐ tối đa 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.

+ Dư nợ tối đa cho một sản phẩm bán lẻ CVTD không quá 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm. Riêng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân dư nợ tối đa không quá 30% tổng dư nợ bán lẻ.

+ Tỷ lệ nợ xấu của một sản phẩm tín dụng bán lẻ không quá 2,5% tổng dư nợ của sản phẩm tín dụng đó tại mọi thời điểm.

 Hạn chế cho vay

BIDV không cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay đối với các trường hợp sau:

+ Kiểm toán viên đang kiểm toán tại BIDV. + Thanh tra viên Ngân hàng.

+ Thanh tra viên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra BIDV.

+ Kế toán trưởng của BIDV.  Các loại tài sản bảo đảm tiền vay

+ Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại BIDV và các tổ chức tín dụng khác.

+ Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của BIDV tại từng thời điểm.

+ Phương tiện vận tải.

+ Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai. + Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

4.1.3. Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV Bắc Ninh

Sơ đồ 4.1 thể hiện quy trình CVTD cá nhân tại BIDV Bắc Ninh. Quy trình CVTD cá nhân tại BIDV gồm 5 mục với 22 bước.

(1): Đầu tiên là mục tiếp thị và đề xuất tín dụng gồm: 07 bước

Việc cho vay bắt đầu bằng các hoạt động tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm cho vay của BIDV (Bước 1). Sau khi khách hàng biết về các sản phẩm vay vốn cán bộ quản lý khách hàng cá nhân sẽ tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng (Bước 2). Tiếp đó, cán bộ quản lý khách hàng ký phiếu tiếp nhận hồ sơ (bước 3). Bước tiếp theo là việc phân tích, đánh giá hồ sơ khách hàng của

phòng quan hệ khách hàng cá nhân hoặc phòng giao dịch (QHKHCN/PGD), việc đánh giá dựa vào thông tin nhân thân, mục đích vay vốn, năng lực tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng... Đánh giá về TSBĐ với trường hợp khách hàng vay có TSBĐ (bước 4, 5). Khi khách hàng đáp ứng được bước 4, 5 Phòng QHKHCN/PGD tiến hành lập Báo cáo đề xuất tín dụng (bước 6) và ký kiểm soát chuyển hồ sơ sang bộ phận quản lý rủi ro (bước 7).

(2): Thẩm định rủi ro và phán quyết tín dụng gồm: 3 bước

Bắt đầu từ việc Phòng QHKHCN/PGD bàn giao hồ sơ sang bộ phận quản lý rủi ro (bước 8). Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và lập báo cáo thẩm định rủi ro (bước 9). Trên cơ sở báo cáo thẩm định rủi ro lãnh đạo Chi nhánh theo thẩm quyền phán quyết tín dụng (bước 10).

(3): Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt, gồm 2 bước

Sau khi đã có phán quyết tín dụng, NH sẽ gửi thông báo kết quả phán quyết chấp nhận hoặc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu được chấp nhận, NH sẽ tiếp tục hoàn thiện các thủ tục về TSBĐ. Lúc này phòngQHKHCN/PGD sẽ tiếp nhận hồ sơ gốc TSBĐ, thực hiện công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm và mua bảo hiểm tài sản theo quy định. Sau đó, giao hồ sơ gốc TSBĐ cho phòng kho quỹ để lưu kho TSBĐ.

Sau khi kết thúc toàn bộ các nội dung có liên quan đến hồ sơ và thủ tục xin cấp tín dụng, NH sẽ tiến hành giải ngân.

(4): Giải ngân, gồm 5 bước

Bắt đầu của công tác giải ngân là kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân của phòng QHKHCN/PGD. Sau khi là bước đề xuất giải ngân của phòng QHKHCN/PGD và quyết định giải ngân của lãnh đạo Chi nhánh (theo thẩm quyền được giao). Nhằm quản lý hồ sơ và thông tin một cách hiệu quả và an toàn. Hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được cập nhật vào hệ thống SIBS. Cuối cùng là giải ngân khoản tín dụng vay tiêu dùng cho khách hàng, bước này do phòng giao dịch khách hàng cá nhân thực hiện, sau khi kiểm tra đối chiếu thông tin khách hàng trên chứng từ ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt...Cán bộ phòng giao dịch khách hàng cá nhân sẽ tiến hành chi tiền, hoặc chuyển tiền theo yêu cầu trên ủy nhiệm chi cho khách hàng.

Công việc cuối cùng của quy trình cấp tín dụng đó là quản lý sau giải ngân. Đây là một công đoạn hết sức quan trọng, giúp ngân hàng quản lý được

dòng tiền ra vào, theo dõi việc thu nợ (gốc, lãi) theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết cũng nhưkiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng.

(5): Quản lý sau giải ngân, gồm 6 bước

Từ kiểm tra giám sát khoản cấp tín dụng trước và sau khi vay vốn của khách hàng; đến việc chủ động theo dõi, thông báo khách hàng trợ nợ (gốc, lãi) đúng hạn, đều do cán bộ quản lý khách hàng vay thực hiện thực hiện. Tuy nhiên, cán bộ quản lý khách hàng phối hợp cùng với phòng quản trị tín dụng và phòng quản lý rủi ro khi đôn đốc nợ quá hạn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Tiếp đó, là bước thu nợ, điều chỉnh tín dụng. Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn phải chuyển sang nợ quá hạn luc này phòng QHKHCN/PGD cùng với phòng quản lý rủi ro và phòng quản trị tín dụng rà soát, phân tích nguyên nhân chuyển nợ quá hạn, đề xuất biện pháp xử lý. Khi khoản vay đã được khách hàng thanh toán đầy đủ gốc và lãi cũng là lúc hợp đồng tín dụng được tất toán.

(1) Tiếp thị và đề xuất tín dụng (2) Thẩm định rủi ro và phán quyết tín dụng

(3) Hoàn thiện hồ sơ

sau phê duyệt (4) Giải ngân (5) Quản lý sau giải ngân

Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV

Nguồn: BIDV

Tiếp thị chủ động (Bước 1) Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ (Bước 2) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (Bước 3)

Đánh giá và phân tích khách hàng, khoản vay (Bước 4) Đánh giá tài sản đảm bảo (Bước 5) Lập đề xuất tín dụng (Bước 6) Phê duyệt đề xuất tín dụng (Bước 7) Bàn giao hồ sơ bộ phận QLRR (Bước 8) Tiếp nhận hồ sơ và đánh giá lập báo cáo thẩm định rủi ro (Bước 9) Phán quyết tín dụng (Bước 10) Chấp thuận/từ chối cấp tín dụng (Bước 11)

Hoàn thiện thủ tục tài sản đảm bảo (Bước 12)

Kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân

(Bước 13) Đề xuất và quyết định giải ngân (Bước 14) Phòng KHCN/cấp thẩm quyền hoàn thiện, ký Bảng

kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể Giao nhận hồ sơ, cập nhật

thông tin vào hệ thống SIBS (Bước 15) Giải ngân (Bước 16)

Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản cấp tín dụng (Bước 17) Quản lý sau giải ngân (Bước 18) Thu nợ (Bước 19) Điều chỉnh tín dụng (Bước 20) Xử lý thu hồi nợ quá hạn (Bước 21) Thanh lý hợp đồng (Bước 22)

4.1.4. Sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV Bắc Ninh

4.1.4.1 . Sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm

Bên cạnh sản phẩm CVTD có tài sản thế chấp, BIDV Bắc Ninh tiếp tục cho các đối tượng khách hàng là cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị hành chính sự nghiệp vay vốn với mục đích tiêu dùng không cần TSBĐ. Việc áp dụng sản phẩm này sẽ làm gia tăng cơ hội tiếp cận với nguồn vốn phục vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng trong điều kiện bản thân khách hàng không có tài sản bảo đảm.

 Điều kiện áp dụng chính sách: Khách hàng vay mục đích tiêu dùng và có nguồn trả nợ là thu nhập thường xuyên, ổn định từ lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như: phụ cấp, thưởng…của khách hàng. Theo đó, đối tượng khách hàng bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài. Có độ tuổi từ 18 – 55 đối với nam và 60 đối với nữ. Đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực đặc thù thì căn cứ vào độ tuổi theo luật của lĩnh vực đó. Đối tượng sử dụng sản phẩm phải có tối thiểu 12 tháng làm việc tại cơ quan hiện tại và đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc là biên chế trong các đơn vị, hành chính sự nghiệp của nhà nước. Đối với thu nhập phải có thu nhập từ tối thiểu 3 triệu đồng, riêng đối với khách hàng nước ngoài phải còn thời hạn ở Việt Nam tối thiểu 12 tháng kể từ thời điểm đề nghị vay vốn.

 Hình thức cho vay: Cho vay theo món hoặc thấu chi. Hình thức thấu chi chỉ áp dụng với khách hàng chi trả thu nhập qua tài khoản tiền gửi tại BIDV.

 Mức cho vay tối đa

+Với khách hàng nhận thu nhập qua tài khoản BIDV hoặc thuộc nhóm khách hàng quan trọng nếu vay theo món bằng 15 lần thu nhập bình quân tháng, tối đa 500 triệu đồng; Vay thấu chi bằng 05 lần thu nhập bình quân tháng, tối đa 50 triệu đồng.

+ Với cán bộ, công nhân viên của cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, chưa nhận thu nhập qua tài khoản BIDV nhưng áp dụng hình thức thu nợ tại nguồn nếu vay theo món bằng 12 lần thu nhập bình quân, tối đa 300 triệu đồng; Vay thấu chi bằng 05 lần thu nhập bình quân tháng, tối đa 50 triệu đồng.

+ Với khách hàng không nhận thu nhập qua tài khoản tại BIDV nếu vay theo món bằng 10 lần thu nhập bình quân tháng, tối đa 200 triệu đồng; Vay thấu chi bằng 05 lần thu nhập bình quân tháng, tối đa 50 triệu đồng.

+ Với khách hàng là cán bộ lãnh đạo, quản lý nếu vay thấu chi bằng 07 lần thu nhập bình quân tháng, tối đa 100 triệu đồng.

Khách hàng có thể sử dụng đồng thời phương thức vay theo món, thấu chi và phát hành thẻ tín dụng nhưng luôn đảm bảo tổng mức cho vay đối với khách hàng không vượt quá tổng dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm của một khách hàng theo Chính sách cấp tín dụng hiện hành của BIDV.

 Thời hạn cho vay

+ Vay theo món: 60 tháng đối với khách hàng nhận thu nhập qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại BIDV hoặc nhóm khách hàng quan trọng hoặc cán bộ công nhân viên của cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước chưa thu nhập qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại BIDV nhưng áp dụng hình thức thu nợ tại nguồn.

+ Vay theo món: 36 tháng đối với khách hàng khác.

+ Vay thấu chi: Cấp hạn mức thấu chi lần đầu là 12 tháng và tái cấp hạn mức các lần tiếp theo là 12 tháng/ lần.

 Hồ sơ vay vốn: (1) Hồ sơ nhân thân; (2) Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính; (3) Giấy đề nghị vay vốn; (4) Hợp đồng tín dụng/hợp đồng cấp hạn mức thấu chi; (5) Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vay vốn.

4.1.4.2. Sản phẩm cho vay mua nhà ở  Điều kiện cho vay

+ Khách hàng cá nhân, hộ gia đình là người Việt Nam phải là người đứng tên/sẽ đứng tên; hoặc là bố, mẹ, chồng, vợ, con, anh/chị/em ruột của người đứng tên/sẽ đứng tên chủ sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được BIDV cho vay mua, nhận chuyển nhượng, xây dựng, cải tạo, sửa chữa.

+ Khách hàng là cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải

Có giấy tờ chứng minh điều kiện của cá nhân nước ngoài được mua hoặc sở hữu nhà ở tại Việt Nam như: Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được miễn quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự (hiện nay, được quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23/8/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội).

Thuộc các đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Là người đứng tên/sẽ đứng tên chủ sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được BIDV cho vay mua, nhận chuyển nhượng, xây dựng, cải tạo, sửa chữa.

+ Về nơi sinh sống và địa bàn làm việc: Khách hàng vay phải thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 61)