Kết quả và hiệu quả cho vay tiêu dùngcá nhân của BIDV Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 71 - 80)

Để đánh giá CVTD cá nhân tại BIDV Bắc Ninh, cần thiết phải xem xét kết quả cho vay tiêu dùng theo nhiều khía cạnh. Kết quả CVTD phản ánh thực trạng và hiệu quả CVTD hiện nay.

4.1.5.1. Kết quả cho vay tiêu dùng cá nhân

a. Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân

Bảng 4.2 thể hiện kết quả CVTD và sự thay đổi phân theo loại hình sản phẩm gồm CVTD mua ô tô, vay tiêu dùng không có TSBĐ (vay tín chấp) và vay mua nhà ở của BIDV Bắc Ninh từ năm 2014 – 2016.

Có thể nhận thấy rằng, tổng dư nợ CVTD có xu hướng tăng trong 3 năm. Năm 2014, 2015 có tốc độ tăng nhanh nhất, năm 2016 có xu hướng giảm nhẹ; cho vay mua nhà nhà ở chiếm số dư nợ lớn nhất trong khi vay tiêu dùng không có TSBĐ là thấp nhất. Năm 2015 chứng kiến sự tăng mạnh mẽ của hoạt động CVTD, khi tổng dư nợ CVTD năm 2015 đạt 569 tỷ 355 triệu, với tốc độ tăng 71,6% so với năm 2014, đạt mức cao nhất trong 3 năm từ 2014 – 2016 trong đó cho vay mua nhà ở tăng mạnh do sự hồi phục của thị trường BĐS tại Bắc Ninh, các doanh nghiệp BĐS bắt đầu chuyển đổi sang kinh doanh nhà dành cho thu nhập thấp khiến nhu cầu mua nhà tăng vọt. Năm 2016, hoạt động vay tiêu dùng có xu hướng giảm xuống chỉ còn 495 tỷ do các tác động của suy giảm kinh tế, các cá nhân mua nhà bắt đầu trả nợ vay thay vì vay mới khiến cho dư nợ cho vay

giảm xuống. Đặc biệt là ở lĩnh vực cho vay mua nhà ở chứng kiến mức giảm sâu, giảm 57 tỷ, tương đương 18% so với năm 2015.

Bảng 4.2. Kết quả cho vay tiêu dùng cá nhân phân theo sản phẩm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tốc độ tăng (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQC Tổng dư nợ cho vay cá nhân 417.490 100 850.853 100 1.938.959 100 103,8 127,8 115,5 I. Dư nợ cho vay SXKD 85.835 20,5 281.498 33,1 1.443.690 74,5 227,9 412,8 310,1 II. Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân 331.655 79,5 569.355 66,9 495.269 25,5 71,6 -13,0 22,2 1.Cho vay mua ô tô 99.252 29,9 144.689 25,4 149.088 30,2 45,7 3,0 22,6 2. Cho vay không có TSBĐ 82.170 24,8 103.936 18,3 82.956 16,7 26,4 -20,1 0,5 3. Cho vay mua nhà ở 150.233 45,3 320.730 56,3 263.225 53,1 113,4 -17,9 32,4

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014-2016)

Về tốc độ tăng trưởng tín dụng CVTD cá nhân, trong giai đoạn 2014 – 2016 chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ của các loại sản phẩm. Bình quân dư nợ tăng trưởng từ 2014 – 2016 đạt 22,2%/năm, trong đó tăng mạnh nhất là giai đoạn 2014-2015. Đến năm 2016 giảm 13,0%. Các sản phẩm CVTD tăng trưởng mạnh nhất là vay mua nhà nhà ở, mức tăng bình quân 32,4%/năm, tiếp theo là vay mua ô tô tăng 22,5%/năm. Tuy nhiên, năm 2016, ngoại trừ khoản vay mua ô

tô vẫn có xu hướng tăng còn lại các khoản vay mua nhà nhà ở và vay không có TSBĐ có xu hướng giảm, trong đó vay không có TSBĐ giảm 20,1% và vay mua nhà ở giảm 17,9%. Điều đó cho thấy việc tiêu dùng các sản phẩm xa xỉ trên địa bàn vẫn tăng trong khi tiêu dùng thông thường, BĐS giảm.

Về Dư nợ cho vay giữa BIDV Bắc Ninh và Techcombank Bắc Ninh giai đoạn 2015-2016

Bên cạnh việc xem xét dư nợ qua các năm, cần thiết phải xem xét đến tăng trưởng dư nợ giữa BIDV Bắc Ninh và NHTM khác. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc ninh có trên 10 NHTM thực hiện CVTD cá nhân trong đó có BIDV Bắc Ninh, Techcombank Bắc Ninh, NHTMCP Công thương Bắc Ninh, NH TMCP Ngoại thương Bắc Ninh...

Bảng 4.3 cho thấy kết quả CVTD theo sản phẩm giữa BIDV Bắc Ninh và Techcombank Bắc Ninh. Dư nợ vay tiêu dùng của techcombank Bắc Ninh thấp hơn BIDV Bắc Ninh rất nhiều, chỉ bằng 1/4 đến 1/3 dư nợ của BIDV Bắc Ninh. Năm 2015 tổng dư nợ CVTD của Techcombank Bắc Ninh là 174 tỷ 200 triệu, thấp hơn gần 400 tỷ so với BIDV Bắc Ninh. Dư nợ của Techcombank Bắc Ninh chủ yếu là vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, vay thế chấp bất động sản trong khi đó BIDV lại chú trọng chỉ 03 sản phẩm là vay không có TSBĐ, vay mua nhà ở và vay mua ô tô. Năm 2016, Techcombank Bắc Ninh có sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm, dư nợ cho vay được tập trung nhiều hơn cho dịch vụ vay mua ô tô, vay tiêu dùng cho các hộ kinh doanh. Mặc dù vậy, tổng dư nợ của Techcombank Bắc Ninh vẫn thấp hơn BIDV Bắc Ninh gần 330 tỷ đồng. Điểm mạnh trong vay tiêu dùng của Techcombank Bắc Ninh đó là lượng sản phẩm của họ rất đa dạng. Trong khi BIDV Bắc Ninh chỉ tập trung phát triển 3 loại sản phẩm thì Techcombank Bắc Ninh mở rộng CVTD với 8 loại sản phẩm. Năm 2016, Techcombank Bắc Ninh đã giảm 04 loại sản phẩm nhưng phát triển 2 loại sản phẩm mới. Điều đó cho thấy Techcombank Bắc Ninh đang tích cực điều chỉnh loại hình sản phẩm vay tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm. So với chỉ 03 loại sản phẩm như BIDV Bắc Ninh, chắc chắn sẽ giảm được rủi ro nếu có bất cứ vấn đề nào từ thị trường BĐS, xe hơi…Đây là một trong những kinh nghiệm mà BIDV Bắc Ninh cần học tập.

Bảng 4.3. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của BIDV Bắc Ninh và Techcombank Bắc Ninh qua các năm

ĐVT: Triệu đồng Loại sản phẩm 2015 2016

BIDV Techcombank BIDV Techcombank Tổng dư nợ cho vay TD theo

sản phẩm 569.355 174.200 495.269 169.493 Vay mua nhà, sửa chữa nhà ở 320.730 62.000 263.255 50.245 Tiêu dùng thế chấp BĐS 58.000 45.996 Vay mua ô tô 144.689 18.000 149.088 34.831

F1+F2 14.000 14.519

Hạn mức tín dụng quay vòng 9.600

Siêu linh hoạt 8.500

Cầm cố giấy tờ có giá 2.500

Tín chấp 103.936 1.600 8.956

Hộ Kinh doanh 14.511

Sản phẩm khác 9.391

Nguồn: BIDV Bắc Ninh và Techcombank Bắc Ninh (2015-2016) b. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân theo sản phẩm

Về tỷ trọng CVTD phân theo sản phẩm vay, sơ đồ 4.2 cho thấy có sự thay đổi về tỷ trọng giữa các loại hình CVTD. Cho vay mua nhà ở có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2014-2016, trong đó năm 2014 vay mua nhà đạt 45%, tăng trong năm 2015, sau đó giảm nhẹ trong năm 2016. Cho vay vay mua ô tô có mức khá ổn định đạt gần 30% trong năm 2014, giảm nhẹ trong năm 2015, sau đó tăng nhẹ trong năm 2016 và bằng tỷ lệ của năm 2014. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là dư nợ CVTD không có TSBĐ. Do bởi tính chất không có TSĐB nên mức vay tương đối thấp với các loại hình vay khác. Hơn nữa, khách hàng cũng chủ yếu vay để thanh toán thẻ tín dụng hoặc các thanh toán hàng ngày khác nên tổng mức dư nợ không cao, năm 2014, tổng dư nợ của loại hình này chiếm gần 25%, sau đó giảm xuống còn 16,7% trong năm 2016.

Về tỷ lệ dư nợ các khoản vay tiêu dùng cá nhân, theo quy định của BIDV, dư nợ cho vay bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tối đa

20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm, dư nợ tối đa cho một sản phẩm bán lẻ cho vay tiêu dùng không quá 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm. Riêng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở đối với khách hàng cá nhân dư nợ tối đa không quá 30% tổng dư nợ bán lẻ; Kết quả cho thấy năm 2014 tới 2016, tỷ lệ các khoản nợ CVTD đều nằm trong giới hạn cho phép của BIDV. Tuy nhiên trong 2014 và 2015, cho vay mua nhà ở đã tăng trưởng mạnh khiến tỷ lệ dư nợ của các khoản vay này trên tổng dư nợ cho vay cá nhân đã vượt ngưỡng quy định của BIDV. Như vậy, đã có những thời điểm vay tiêu dùng cá nhân đã vượt nhẹ so với quy định. Do đó, trong thời gian tới cần có những biện pháp nhằm quản lý các khoản vay để không vượt quá quy định hiện hành về tín dụng tiêu dùng cá nhân.

Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân theo sản phẩm

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014,2016) c. Số lượng và tỷ trọng khách hàng vay tiêu dùng cá nhân theo sản phẩm

Nhìn vào kết quả CVTD, chúng ta không thể không xem xét đến sự tăng trưởng số lượng khách hàng. Bảng 4.4 cho thấy sự tăng trưởng của số lượng khách hàng vay tiêu dùng theo loại hình sản phẩm vay. Có thể thấy rằng, tổng số khách hàng vay tiêu dùng cá nhân tăng sau đó giảm vào năm 2016. Số khách hàng vay mua nhà ở có mức tăng cao nhất trong khi vay mua ô tô lại có số lượng

Trong năm 2014, toàn Chi nhánh hiện có 1.319 khách hàng vay tiêu dùng, năm 2015 số lượng khách hàng tăng mạnh, lên đến 2.266 tương đương 71,8%, đến năm 2016 số lượng khách hàng giảm 15,7% xuống còn 1910 khách hàng. Trong đó: Cho vay mua nhà có mức tăng trưởng lượng khách hàng là cao nhất, mức tăng bình quân đạt 32,8%/năm tiếp theo đó là CVTD không có TSBĐ 20,5%/năm và cuối cùng là cho vay mua ô tô16,3%/năm. Với CVTD không có TSBĐ có mức tăng trưởng khách hàng lại cao thứ hai, số lượng khách hàng cũng lớn hơn cho vay mua ô tô, điều này cho thấy vay tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là rất có tiềm năng. Đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu chi trả các hóa đơn cũng như chi tiêu các sản phẩm thông thường. Việc phát triển CVTD cũng vì vậy mà cần phải nhắm tới từng nhóm khách hàng cụ thể để có chiến lược phát triển hợp lý. Mặc dù vậy, do số lượng khoản vay nhỏ số lượng khách hàng đông nhưng dư nợ tín dụng lại thấp hơn các đối tượng còn lại.

Bảng 4.4. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng cá nhân theo sản phẩm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tốc độ tăng (%) (người) Tỷ lệ (%) (người) Tỷ lệ (%) (người) Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ 1. Cho vay mua ô tô 498 38 887 39 674 35 78,1 -24,0 16,3 2.Cho vay không có TSBĐ 681 52 1.078 48 989 52 58,3 -8,3 20,5 3. Cho vay mua nhà ở 140 10 301 13 247 13 115,0 -17,9 32,8 Tổng cộng 1.319 100 2.266 100 1.910 100 71,8 -15,7 20,3 Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014-2016) d. Số lượng và tỷ trọng khách hàng cá nhân vay tiêu dùng phân theo đối tượng

Về tăng trưởng số lượng khách hàng theo từng nhóm đối tượng tại Bảng 4.5 có thể thấy rằng, số lượng khách hàng đạt được mức tăng trưởng khá. Bình quân tăng 1,2 lần/năm tương đương 20,3%/năm. Trong đó, nhóm khách hàng là các chủ doanh nghiệp, chủ công ty có tốc độ tăng nhanh nhất, trung bình 44,9%/năm. Nguyên nhân là do trước đây số lượng khách hàng của nhóm này khá thấp, trong những năm gần đây, do quá trình phát triển của kinh tế xã hội, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh khiến tốc độ tăng là rất cao.

Trong số nhóm khách hàng tiềm năng, nhóm khách hàng là công nhân, nhân viên của doanh nghiệp, công tycó mức tăng nhanh với số lượng lớn nhưng cũng là nhóm kém ổn định nhất. Năm 2014, tổng số khách hàng từ của nhóm này là 433 người, thấp hơn so với nhóm người lao động khác. Tuy nhiên, năm 2015 nhóm này đã tăng gấp đôi kên 855 người sau đó giảm 21,1% vào năm 2016. Nguyên nhân là do khó khăn trong quá trình SXKD tại nhiều doanh nghiệp khiến nguồn thu nhập bị ảnh hưởng.

Bảng 4.5. Đối tượng khách hàng vay tiêu dùng cá nhân

Nội dung 2014 2015 2016 Tốc độ tăng (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQC 1 Công chức, viên chức 312 23,7 536 23,7 489 25,6 71,7 -8,7 25,1 2. Chủ doanh nghiệp, công ty 120 9,1 250 11,0 252 13,2 108,3 0,8 44,9 3. Công nhân,

nhân viên của doanh nghiệp, công ty 433 32,8 855 37,7 676 35,4 97,4 -20,9 24,9 4. Người lao động khác 454 34,4 625 27,6 493 25,8 37,6 -21,1 4,2 Tổng cộng 1.319 100 2.266 100 1.910 100 71,8 -15,7 20,3 Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014-2016) Các nhóm khách hàng là người lao động khác duy trì sự ổn định ở mức tăng trưởng bình quân 4,2%/năm. Trong khi đó, nhóm khách hàng là công nhân viên chức tăng bình quân 25,1%/năm, Mặc dù vậy, dư nợ tiêu dùng của nhóm này lại thấp nhất trong năm 2016 cho thấy kết quả cho vay không tương xứng với tốc độ tăng trưởng khách hàng. Trong thời gian tới cần có nhiều chính sách để khuyến khích tăng trưởng dư nợ từ nhóm khách hàng này.

4.1.5.2. Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân theo sản phẩm

a. Thu lãi cho vay tiêu dùng cá nhân

Thu lãi vay tiêu dùng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động CVTD cá nhân của NHTM nói chung của BIDV Bắc

Ninh nói riêng. Thu lãi vay cao đem lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh. Trong những năm qua thu lãi CVTD cá nhân góp phần quan trọng mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh.

Bảng 4.6 dưới đây cho thấy thu lãi CVTD của BIDV Bắc Ninh trong 3 năm 2014, 2015, và 2016. Có thể thấycông tác thu lãi CVTD có chiều hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2015, mức tăng đạt 73,6%.Do dư nợ CVTD năm 2016 giảm nhẹ so với năm 2015. Theo đó, lãiCVTD thu được trong năm 2016 giảm 13,1% so với năm 2015. Song năm 2016, Chi nhánh đã thu được 84 triệu đồnglãi quá hạn, cho thấy sự phối hợp của khách hàng vay trong việc trả lãi quá hạn.

Bảng 4.6. Thu lãi cho vay tiêu dùng cá nhân qua các năm

Nội dung ĐVT 2014 2015 2016 So sánh tăng/ giảm (%) 15/14 16/15 1. Lãi CVTD phải thu (Triệu đồng) 34.076 58.304 50.626 71,1 -13,2 Nhóm 1 (Triệu đồng) 34.076 58.304 50.626 71,1 -13,2

2. Thu lãi CVTD (Triệu đồng) 32.696 56.760 49.427 73,6 -13,1

Nhóm 1 (Triệu đồng) 32.696 56.760 49.343 73,6 -13,1 Nhóm 2+ 3+4 (Triệu đồng) - - 84

3. Lãi CVTD chưa

thu được (Triệu đồng) 2.004 2.908 2.606 281,8 -42,2

Nhóm 1 (Triệu đồng) 1.380 1.544 1.283 11,9 -16,9 Nhóm 2+3+4 (Triệu đồng) 624 1.364 1.324 269,9 -25,3

4. Tỷ lệ thu lãi (%) 96,0 97,4 97,6

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014-2016) Nhìn chung, tỷ lệ thu lãi của BIDV Bắc Ninh trong các năm qua có xu hướng tăng dần lên từ 96% trong năm 2014, tăng lên 97,4% trong năm 2015 và tăng lên 97,6% trong năm 2016 chứng tỏ tình hình thực hiện hoạt động CVTD cá nhân cũng như tình hình tài chính của BIDV Bắc Ninh ngày càng tốt lên. Thể hiện sự ổn định trong CVTD cá nhân của BIDV Bắc Ninh.

BIDV quy định ngày thu lãi đối với khách hàng vay vốn là ngày 25 hàng tháng, nếu ngày 25 rơi vào thứ bẩy, chủ nhật thì ngày thu lãi sẽ là ngày đầu tiên

của tuần tiếp theo. Nên nhìn vào số tiền lãi chưa thu được của nhóm 1 không đáng ngại. Song với số tiền lãi chưa thu được qua các năm cho thấy việc phân kỳ hạn trả lãi vay và việc đôn đốc khách hàng trả lãi vay của CBTDcòn chưa thật sự phù hợp, chưa thật sát sao.

b.Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng cá nhân

Nợ quá hạn là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay của hệ thống NH. Tỷ lệ nợ xấu cao cho thấy vấn đề tồn tại trong hoạt động cho vay của NH, nợ xấu tiềm ẩn các rủi ro có thể gây ảnh hưởng xấu tới việc kinh doanh tín dụng. Bảng 4.7 cho thấy số lượng nợ quá hạn, nợ xấutín dụng tiêu dùng cá nhân của Chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2016. Có thể thấy rằng, cùng với tăng trưởng tín dụng, dự nợ quá hạn CVTD cá nhân cũng có xu hướng tăng. Nợ xấu xu hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2015 sau đó giảm trong năm 2016.

Bảng 4.7. Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng cá nhân

Nội dung ĐVT 2014 2015 2016 1. Nợ quá hạn CVTD Triệu đồng 4.002 8.744 8.485 2. Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD % 1,2 1,5 1,7 3. Nợ xấu CVTD Triệu đồng 2.010 3.750 3.210

Tỷ lệ nợ xấu CVTD % 0,6 0,7 0,6

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014-2016)

Do chịu tác động của khủng hoảng suy thoái, cùng với tình hình lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 71 - 80)