Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùngcá nhân của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 34 - 38)

thương mại

Có nhiều nhân tố tác động đến CVTD cá nhân của NHTM, nhưng ta có thể chia các nhân tố này thành hai nhóm nhân tố chính là: Nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.

2.1.4.1. Nhóm các nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tố mà bản thân NH không kiểm soát được. Theo Nguyễn Thị Kim Thanh (2015), nhóm này gồm có các nhân tố sau: Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Môi trường xã hội và các chính sách của Nhà nước. a. Môi trường kinh tế

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động NH nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Nó có thể là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động CVTD hoặc ngược lại. Môi trường kinh tế bao gồm: Trình độ phát triển kinh tế, Thu nhập bình quân trên đầu người; Tỷ lệ xuất-nhập khẩu; Tỷ lệ lạm phát…

Chúng ta đã biết, nhu cầu CVTD hàng hoá, dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức sống của dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, bởi vì họ tin tưởng vào thu nhập của mình

trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ. Vì vậy, hoạt động CVTD của NH trong giai đoạn này sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, không ổn định thì nhu cầu chi tiêu sẽ giảm, do lúc này người dân có xu hướng tích luỹ hơn là tiêu dùng, bởi vậy CVTD trong thời kỳ này sẽ giảm.

b. Môi trường pháp lý

Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo ý thích của mình, việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào bản thân của họ. Song phải trong khuôn khổ mà pháp luật của quốc gia đó cho phép. Vì vậy, các hoạt động của NH nói chung và hoạt động CVTD nói riêng cũng nằm trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật, nó cũng phải tuân theo những qui định của Nhà nước, của Luật các tổ chức ín dụng, Luật dân sự và các qui định khác. Nếu những qui định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không kịp thời và còn nhiều kẽ hở thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho NHTM.

Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật qui định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ và kịp thời thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự phát triển của hệ thống NH, tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và đó cũng là cơ sở pháp lý để Nh giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có các tranh chấp xảy ra khi ngân hàng thực hiện các hoạt động của mình.

c. Môi trường văn hoá- xã hội

Nhân tố này gồm có: Tập quán; Trình độ dân trí; Lối sống; Thói quen… nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của khách hàng. Do vậy, nó cũng ảnh hưởng đến hoạt đông CVTD và các hoạt động khác của NH. Chẳng hạn, nếu một NH có áp dụng dịch vụ CVTD trong khu vực có trình độ dân trí thấp, kiến thức về ngân hàng hầu như không có; nhu cầu mua sắm, tiêu dùng không cao thì dịch vụ CVTD và các hoạt động khác của NH rất chậm phát triển. Nhưng cũng chính NH này nếu được xây dựng trong khu vực có trình độ dân trí cao, thu nhập đầu người của dân cư lớn, nhu cầu mua sắm- chi tiêu lớn, họ hiểu và sử dụng thường xuyên các dịch vụ của NH thì không chỉ dịch vụ CVTD mà cả các dịch vụ khác của NH cũng sẽ phát triển.

d. Chủ trương chính sách của Nhà nước

Đây là những chính sách mang tầm vĩ mô và thường có thời gian thực hiện tương đối dài. Các chính sách này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến CVTD. Chẳng hạn, khi Nhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế và tăng thu hút đầu tư

nước ngoài bằng các chính sách khuyến khích đầu tư (sự giản đơn về thủ tục giấy tờ, ưu đãi thuế…). Tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế -xã hội; GDP sẽ tăng; Tỷ lệ thất ngiệp giảm; Mức thu nhập của người lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Cùng với nó là các chính sách về Thuế thu nhập; Thuế về hàng hoá, dịch vụ; các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển, xoá đói, giảm nghèo; Phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Những yếu tố như thế đều có tác động về trước mắt và lâu dài đến cầu tiêu dùng của người dân. Do đó, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến dịch vụ CVTD của các NHTM.

2.1.4.2. Nhóm các nhân tố chủ quan

Việc mở rộng hoạt động CVTD không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố khách quan mà nó còn chịu tác động bởi các nhân tố chủ quan. Những nhân tố này xuất phát từ chính bản thân của NH nên NH có thể chi phối được.

a. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm: Các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với khách hàng; Kỳ hạn của khoản tín dụng; Mức lãi suất cho vay; Mức lệ phí; Hướng giải quyết những khoản nợ khó đòi …

Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thì chắc chắn NH sẽ thành công trong việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng. Ngược lại, với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém linh hoạt thì sẽ hạn chế hoạt động tín dụng, giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các NH (Đào Đức Anh, 2013).

b. Quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, các qui định của NH trong việc cấp tín dụng, gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Việc xây dựng một qui trình tín dụng hoàn thiện và hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra. Đồng thời nó còn gây được cảm tình với khách hàng, nhờ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn (Đào Đức Anh, 2013).

c. Về chiến lược marketing

Theo Michel Poster (2012), chiến lược marketing có ảnh hưởng quan trọng tới sự thanh công của sản phẩm cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing truyền thống gồm có 4 P: (1) Sản phẩm (Product), (2) Price, (3) Place, (4) Promotion.

Marketing NH nói chung và Marketing CVTD nói riêng nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh từng loại sản phẩm nói riêng. Đồng thời, marketing trở thành cầu nối gắn kết thị trường, tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng. Đối với CVTD cá nhân, Marketing được hiểu một cách đơn giản là việc xây dựng và quyết định những vấn đề của 4P.

+ Sản phẩm: Sản phẩm CVTD của NH là những sản phẩm có đặc điểm được quy định tiêng bởi chính NH phát hành phụ thuộc vào mục tiêu của NH . Hiện nay các sản phẩm CVTD được nhắm vào mục đích tiêu dùng như tiêu dùng bằng thẻ tín dụng, vay mua hàng hóa, vay mua bất động sản, phương tiện…

+ Giá: Với NH và các sản phẩm ngân hàng, giá cả là lãi suất. Việc quy định mức lãi suất phù hợp và có tính cạnh tranh đối với các NH khác là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của sản phẩm tín dụng đó trong đó có vay tiêu dùng cá nhân.

+ Địa điểm: Việc lựa chọn phân phối sản phẩm trên địa bàn nào, cho đối tượng nào cũng có ảnh hưởng lớn tới phát triển của sản phẩm tín dụng.

+ Xúc tiến: Bất cứ một sản phẩm tín dụng nào cũng cần phải có các phương án xúc tiến thương mại sản phẩm. Trong đó bao gồm các hoạt động về quảng bá sản phẩm, khuyến mại, tri ân khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới…Việc thực hiện tốt các nội dung này sẽ góp phần thúc đẩy doanh thu và tăng lợi nhuận của sản phẩm CVTD.

d. Trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng CBTD đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được các khách hàng tốt. CBTD phải tiếp xúc với nhiều khách hàng với những nghề nghiệp và lĩnh vực khác nhau, để đánh giá tốt khách hàng họ phải am hiểu khách hàng, hiểu nhu cầu chi tiêu của khách hàng. CBTD phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến khách hàng vay. Như vậy, CBTD phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng và toàn diện. Khi CBTD cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng thì rủi ro tín dụng luôn rình rập họ.

CVTD tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khi những điều kiện tín dụng đặt ra, khách hàng vay thường bỏ ra những khoản “hoa hồng” rất lớn để có thể vay được tiền. Điều này dẫn tới tình trạng một số CBTD cố ý làm sai quy trình tín

dụng hay bỏ sót một vài bước trong quy trình để nhằm nhận được những khoản "hoa hồng" từ khách hàng. Bởi vậy, chất lượng CBTD bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng (Phan Thị Hồng Liên, 2014).

e. Trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động cho vay tiêu dùng

Trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc phát triển CVTD cá nhân của NH. Với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin như hiện nay các trang thiết bị tin học đã giúp cho NH có được thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó có quyết định tín dụng đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh giúp cho quá trình quản lý tiền vay cũng như quá trình thanh toán được thuận tiện kịp thời. Có thể thấy trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tinlà công cụ, phương tiện đểNH kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng (Phan Thị Hồng Liên, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 34 - 38)