Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 45)

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam-BIDV) được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 54/QĐ- HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002.

Trải qua 59 năm hoạt động và trưởng thành, qua những giai đoạn phát triển của đất nước với những nhiệm vụ khác nhau tên gọi của NH cũng khác nhau qua các thời kỳ: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 26/06/1981; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012. Từ khi thành lập đến nay hoạt động của BIDV luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước qua từng thời kỳ. Với việc cung ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, BIDV đã góp phần đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế.

Là NHTM duy nhất trong hệ thống NH Việt Nam 4 năm liên tục (2007- 2010) giữ vị tri hàng đầu Việt Nam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin); BIDV cũng nằm trong top CIO tiêu biểu khu vực Đông Nam Á.

BIDV đã định hình dần mô hình tổ chức theo hướng Tập đoàn tài chính. Mạng lưới tổ chức hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và đã bước đầu hoạt động đầu tư sang thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia...

BIDV đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng nhất, Huân chương lao động hạng nhất, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh... Đặc biệt, tháng 2/2012 BIDV đã tiến hành thành công IPO lần đầu tiên ra công chúng, tiến tới trở thành NHTMCP mang tầm vóc mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

BIDV Bắc Ninh được thành lập từ ngày 26/12/1996 theo quyết định số 265 của chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, được tách ra từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc, cùng với sự tái lập của tỉnh Bắc Ninh. Là một Chi nhánh mới được thành lập, nhưng sau 20 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh đã đạt được những kết quả rất khả quan, chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh 3.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Cùng với sự đổi mới và phát triển không ngừng của hệ thống BIDV nói chung, BIDV Bắc Ninh cũng không ngừng đổi mới và kiện toàn bộ máy lãnh đạo các cấp cũng như cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. BIDV Bắc Ninh đã thực

hiện thành công đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2007-2010 theo mô hình TA2.

Cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của BIDV. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Bắc Ninh gồm: Ban lãnh đạo, 4 khối nghiệp vụ với 10 phòng nghiệp vụ (gồm: Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân, Phòng quản trị tín dụng, Phòng quản lý rủi ro, Phòng tổ chức hành chính, Phòng dịch vụ và quản lý kho quỹ) và01 khối trực thuộc với 10 phòng giao dịch (gồm: Tiên Sơn, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình, Ngô Gia Tự, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi). Tổng số lao động tại Chi nhánhtrong 3 năm 2014-2016 được thể hiện tại Bảng 3.2.

Bảng 3.2.Tình hình nhân sự của BIDV Bắc Ninh

STT Diễn giải Năm 2014 (Người) Năm 2015 (Người) Năm 2016 (Người) 1 Tổng số cán bộ 158 154 149 2 Trình độ chuyên môn Tiến sĩ 1 1 Thạc sĩ 19 18 18 Đại học, Cao đẳng 127 124 124 Trung cấp, Khác 11 11 7 3 Giới tính Nam 55 54 50 Nữ 103 100 99 4 Độ tuổi bình quân 34 33 33

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014-2016)

Nhìn chung, tuổi lao động của Chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh nhậy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng. Song, do tuổi đời còn trẻ, trình độ lao động của Chi nhánh vẫn chưa đồng đều nên công tác đào tạo và đào tạo lại cần được chú trọng.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV Bắc Ninh được thể hiện tại Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Bắc Ninh

Nguồn: BIDV Bắc Ninh

 Khối Quan hệ khách hàng: Bao gồm Phòng Quan hệ khách hàng doanhnghiệp và Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân.

Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ sau

 Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm(sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ,...); Chịu trách

BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ khách hàng Khối Tác nghiệp Phòng giao dịch khách hàng cá nhân Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ Khối Quản lý rủi ro

Khối Quản lý nội bộ

Khối trực thuộc Phòng Quản lý rủi ro Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tổ chức hành chính 10 phòng giao dịch: Tiên Sơn, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình, Ngô Gia Tự, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi

Quan hệ khách hàng doanh nghiệp Quan hệ khách hàng cá nhân

nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng doanh nghiệp. Tiếp nhận và khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng (tạo số CIF) và tiếp nhận các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng (thay đổi chủ tài khoản, Kế toán trưởng, người giao dịch...) để chuyển bộ phận quản lý thông tin khách hàng cập nhật vào phân hệ CIF.

 Thực hiện công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp; Thu thập thông tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án, khoản vay; Đối chiếu với các điều kiện tín dụng; đánh giá tài sản đảm bảo; phối hợp thẩm định đối với các dự án thuộc thẩm quyền đề xuất của phòng Quản lý rủi ro tín dụng; Lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro theo đúng quy trình cấp tín dụng của BIDV. Thông báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của BIDV Bắc Ninh; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay.

Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân

 Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm; Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV.

 Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân; Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH với tính chuyên nghiệp cao; Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng; Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của Chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của NH.

 Công tác tín dụng: Tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn; Thu thập thông tin, phân tích khách hàng; Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV; Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký; Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải

ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang phòng Quản trị tín dụng quản lý; Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí đến khi tất toán hợp đồng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý.

 Khối tác nghiệp

 Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Là đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.

 Phòng dịch vụ khách hàng (Bao gồm phòng Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp và phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân). Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, còn phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch với các khách hàng cá nhân. Cả hai phòng đều có nhiệm vụ như nhau: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.

 Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ: Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ.

 Khối Quản lý rủi ro

Phòng quản lý rủi ro: Có trách nhiệm tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh. Bên cạnh đó tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc tổ chức tự kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; tham gia ý kiến về những vấn đề quản lý chất lượng tại Chi nhánh. Là đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc Chi nhánh theo quy định của pháp luật và của BIDV. Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.

3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Giai đoạn 2007 – 2016 với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước đã đặt NH và các tổ chức tín dụng vào một môi trường hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Sau giai đoạn tăng trưởng cao và ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 và bùng phát mạnh vào năm 2008 kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, định chế tài chính trên thế giới. Cùng với diễn biến phức tạp của nền kinh tế, hoạt động hệ thống NH nói chung và BIDV Bắc Ninh nói riêng cũng chịu ảnh hưởng nhất định về tính thanh khoản, sự cạnh tranh, về thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chi nhánh đã tập trung thực hiện tốt công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh, chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ của quốc gia, tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của chính phủ, của NH nhà nước và của BIDV. Hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh trong 04 năm đã đạt được một số kết quả theo Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2016 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng(%) Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng 2014- 2013 2015- 2014 2016- 2015 BQC

I. Chỉ tiêu tăng trưởng

1. Tổng tài sản 2.346 2.681 3.743 4.215 14,3 39,6 12,6 21,6 2. Tổng HĐV cuối kỳ 1.996 2.271 2.829 3.397 13,8 24,6 20,1 19,4 3. Tổng HĐV bình quân 1.640 1.896 2.165 2.868 15,6 14,2 32,5 20,5 4. Tổng dư nợ

cho vay cuối kỳ 1.554 1.932 2.560 2.798 24,3 32,5 9,3 21,7 5. Tổng dư nợ cho

vay bình quân 1.452 1.650 2.310 2.323 13,6 40,0 0,6 17,0 II. Chỉ tiêu hiệu quả

1. Thu dịch vụ

ròng 12.7 16.1 18.3 21.54 26,8 13,7 17,7 19,3 2. Dư nợ xấu 28 25 23 363 -10,7 -8,0 1478,3 134,9 3. Lợi nhuận

trước thuế 31.3 36.6 47.1 54.3 16,9 28,7 15,3 20,2 Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2013-2016)

Quy mô tăng trưởng + Tổng tài sản

Trong giai đoạn 2013 - 2016 tổng tài sản có sự biến động tăng trưởng rõ nét. Nguyên nhân tăng này là do từ 2013 - 2014 nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi rõ nét, ở trong nước tình hình kinh tế vĩ mô đã từng bước ổn định, sản xuất có sự chuyển biến tích cực vào cuối năm 2014 nên sự tăng trưởng về tài sản của các NH tuy còn chậm nhưng có phần bền vững hơn. Đến năm 2015 tổng tài sản của Chi nhánh đạt 3.743 tỷ đồng đây là năm tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây, đạt được kết quả trên xuất phát từ việc Chi nhánh nhìn nhận đúng môi trường kinh doanh NH cộng với sự điều hành cân đối vốn linh hoạt và nhận được sự quan tâm của hội sở chính. Đến năm 2016, mặc dù tốc độ tăng trưởng có tăng chậm lại tuy nhiên, tài sản của Chi nhánh vẫn tăng 12,6%, tăng từ 3.743 tỷ năm 2015 lên 4.251 tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân cho 4 năm đạt 21, 6% đây là con số khá ấn tượng đối với một NHTM trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động.

+ Huy động vốn cuối kỳ

HĐV cuối kỳ qua 4 năm đều đạt mức tăng trưởng khá tốt. Năm 2016 huy động vốn tại Chi nhánh tăng trưởng tốt ổn định ngay từ đầu năm. Theo đó huy động vốn bình quân cũng tăng trưởng theo, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cũng như đảm bảo an toàn thanh khoản. Trong giai đoạn 2013 – 2016, năm 2015 có mức huy động vốn của Chi nhánh đạt được mức tăng trưởng mạnh nhất, tổng huy động vốn tại thời điểm 31/12/2015 là 2.829 tỷ đồng tăng 24,6% so với năm 2014. Đạt được kết quả như vậy là do tình hình kinh tế có giấu hiệu phục hồi, luồng vốn điều chuyển trên thị trường tài chính qua NH với khối lượng ngày càng lớn.

+ Dư nợ cho vay cuối kỳ

Dư nợ tín dụng qua 4 năm được đánh giá có sự chuyển biến tích cực về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 45)