Các loại cho vay tiêu dùngcá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 26 - 34)

Dựa trên các tiêu thức khác nhau ta có thể phân chia CVTD thành nhiều loại khác nhau.

2.1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay vốn

Theo Đào Đức Anh (2013), nếu căn cứ vào mục đích vay vốn thì CVTD được chia làm hai loại là: CVTD cư trú và CVTD phi cư trú.

 Cho vay tiêu dùng cư trú

Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xây dựng, cải tạo nhà cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình). Đặc điểm của những món vay này là quy mô thường lớn, thời gian dài. Việc đánh giá giá trị TSBĐ có vai trò vô

cùng quan trọng đối với NH. Nếu như trong CVTD không có TSBĐ thì thu nhập tương lai của người vay là yếu tố quan trọng để NH quyết định có cho vay hay không thì trong cho vay nhà ở, giá trị và tình hình biến động giá của TSBĐ là yếu tố mà NH rất quan tâm. Bởi vì khoản tín dụng được bảo đảm bằng tài sản này có giá trị lớn, nên sự biến động theo hướng không có lợi của nó sẽ dẫn tới những thiệt hại rất lớn cho NH.

 Cho vay tiêu dùng phi cư trú

Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như: Mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí ... Đặc điểm của những khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời gian cho vay ngắn. Do đó, mà mức độ rủi ro đối với NH là thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng bất động sản (BĐS). Đối với loại cho vay này, yếu tố quyết định cho vay hay không là khả năng trả nợ của người vay, sau đó mới xem xét đến giá trị TSBĐ.

2.1.3.2. Căn cứ theo phương thức hoàn trả

Nếu dựa trên tiêu thức này thì CVTD được phân thành: CVTD trả góp và CVTD phi trả góp.

 Cho vay tiêu dùng trả góp

Hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CVTD của các NH bởi tính hợp lý của nó. Theo hình thức này, người đi vay trả nợ cho NH (gồm cả gốc và lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do NH qui định (tháng hoặc quý). Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết số nợ trong một lần.

Khi áp dụng loại cho vay này thì NH phải quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau.

 Loại tài sản bảo đảm được hình thành từ vốn vay

Thông thường, thiện chí của người vay sẽ tốt hơn khi tài sản hình thành từ tiền vay thoả mãn nhu cầu của họ trong tương lai. Khi lựa chọn TSBĐ hình thành từ vốn vay, NH thường chú ý đến điều này vì NH thường chỉ muốn cho vay vốn với nhu cầu mua sắm những tài sản có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn bởi vì có như vậy người tiêu dùng mới được hưởng những tiện ích do tài sản đem lại trong một khoảng thời gian dài.

 Số tiền phải trả trước

Thông thường NH sẽ yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm (khoảng 20-30%). Đây là số tiền phải trả trước, phần còn lại NH sẽ cho vay. Số tiền ứng trước này phải đủ lớn để một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu tài sản để họ có thái độ sử dụng tài sản một cách đúng đắn, cẩn thận. Mặt khác, số tiền này phần nào hạn chế được rủi ro cho NH.

 Điều kiện thanh toán

Khi xác định các khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, NH phải chú ý một số vấn đề sau:

+ Thời hạn cho vay không nên quá dài nhằm tránh cho việc TSBĐ hình thành từ vốn vay bị giảm giá trị theo thời gian đi kèm với rủi ro tín dụng tăng lên. + Giá trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiền cho vay chưa thu hồi được.

+ Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng, thông thường là theo tháng, do nguồn trả nợ của người tiêu dùng chủ yếu là thu nhập nhận được hàng tháng.

+ Số tiền thanh toán mỗi kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập xét trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng. Số tiền này có thể được tính bằng các phương pháp như:

- Phương pháp lãi đơn: Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả từng kỳ hạn trả nợ được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán, còn lãi phải trả mỗi kỳ hạn được tính trên số tiền khách hàng thực sự còn thiếu.

- Phương pháp lãi gộp: Đây là phương pháp thường được áp dụng trong CVTD trả góp. Theo phương pháp này, trước hết lãi được tính bằng cách: lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay. Sau đó cộng với vốn gốc ban đầu rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để xác định được số tiền phải thanh toán trong mỗi kỳ hạn.

 Vấn đề phân bổ lãi theo thời gian

Khi sử dụng phương pháp lãi gộp, các NH thường tiến hành phân bổ lại phần lãi cho vay đã được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳ

gắn liền với các kỳ hạn thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hay theo năm tài chính.

Ngân hàng thường áp dụng một số phương pháp như

+ Phương pháp đường thẳng (phân bổ lãi đều nhau), áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.

+ Phương pháp luỹ thoái (phân bổ lãi giảm dần), áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn.

 Vấn đề trả nợ trước hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi người vay trả nợ trước hạn, có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau. + Nếu tiền trả góp theo phương pháp lãi đơn thì vấn đề rất đơn giản, người đi vay chỉ phải thanh toán toàn bộ gốc còn thiếu và lãi vay của kỳ hạn hiện tại cho ngân hàng.

+ Nếu tiền lãi được tính bằng phương pháp lãi gộp thì vấn đề sẽ phức tạp hơn vì theo phương pháp này, lãi được tính dựa trên giả định người vay sẽ sử dụng tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Khi khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạn khách hàng nợ thực tế khác thời hạn nợ ghi trong hợp đồng và như vậy số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi. Khi đó, NH sẽ phải sử dụng phương pháp phân bổ lãi cho vay theo thời gian, dựa trên thời hạn nợ thực tế để tính số lãi thực tế phải thu.

 Cho vay tiêu dùng phi trả góp

Cho vay tiêu dùng trả một lần: Đây là hình thức cho vay mà theo đó số tiền đi vay của khách hàng sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Đặc điểm của khoản tín dụng này thường là có qui mô nhỏ và thời hạn vay ngắn. Hình thức cho vay này được NH áp dụng vì nó giúp NH không mất nhiều thời gian bằng việc NH tiến hành thu nợ làm nhiều kỳ. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại không ưa thích hình thức này do nó không có tính hợp lý như hình thức CVTD trả góp nên trong thực tế những khoản CVTD cấp theo hình thức này không nhiều.

 Cho vay tiêu dùng tuần hoàn

Đây là các khoản CVTD, trong đó NH cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương pháp này thì trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu

chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được NH cho phép thực hiện việc cho vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Trong tất cả các lãi suất cho vay tiêu dùng, thì CVTD tuần hoàn có mức lãi suất cao nhất bởi những khoản cho vay này không được bảo đảm bằng tài sản và chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàn tương đối (Đào Đức Anh, 2013).

2.1.3.3. Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay

Nếu căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay thì CVTD được phân làm 3 loại: Cho vay cầm cố; Cho vay không có TSBĐ; Cho vay có TSBĐ

 Cho vay cầm cố

Là hình thức cho vay, trong đó, NH cho khách hàng vay để nhằm mục đích tiêu dùng nhưng NH sẽ giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo các nghĩa vụ của khách hàng. Danh mục các loại tài sản và điều kiện các loại tài sản được cầm cố được NH qui định cụ thể dựa trên cơ sở qui định của pháp luật và chính sách tín dụng của NH.

 Cho vay không có tài sản bảo đảm

Cho vay không có TSBĐ hay cho vay thế chấp lương thường được áp dụng cho khách hàng có việc làm ổn định, thu nhập ổn định, ngoài các khoản chi tiêu thường xuyên hàng tháng thì còn một phần tích luỹ để trả nợ vay. Số tiền NH cho khách hàng vay được xác định dựa trên nhu cầu muốn vay và thu nhập thường xuyên của khách hàng. Do đó, khi xét duyệt cho vay, NH cần thu thập đủ thông tin về các thu nhập khác nhau cũng như các khoản chi tiêu khác thường xuyên của khách hàng.

 Cho vay có tài sản bảo đảm

Nó thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Dựa vào khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng cùng với giá trị tài sản cần mua sắm ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay thích hợp, thông thường mức cho vay tối đa của NH là khoảng 70%-80% giá trị tài sản cần mua (Đào Đức Anh, 2013).

2.1.3.4. Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn

Theo Phạm Thùy Dương (2015), căn cứ tiêu thức này, CVTD được phân làm hai loại là CVTD trực tiếp và CVTD gián tiếp.

Đây là hình thức cho vay, trong đó NH tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình, việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính NH. CVTD trực tiếp thường được thể hiện theo sơ đồ 2.1 sau:

Sơ đồ 2.1. Cho vay tiêu dùng trực tiếp

(1). Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng với nhau.

(2). Người tiêu dùng trả trước cho công ty bán lẻ một phần số tiền mua hàng hoá của mình. (3). Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ.

(4). Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng.

(5). Người tiêu dùng thanh toán số tiền vay cho ngân hàng.

Nguồn: Lê Đình Hạc (2012) Hình thức cho vay tín dụng trực tiếp tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm.

 Ưu điểm

+ Hình thức này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa NH và khách hàng, quyết định có vay hay không hoàn toàn do NH quyết định. Ngoài ra, NH có thể sử dụng triệt để trình độ kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (CBTD) để tìm kiếm các khoản cho vay có chất lượng.

+ Khi khách hàng quan hệ trực tiếp với NH, có nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng thêm các dịch vụ khác của NH như: Dịch vụ chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ thẻ ATM, …và như vậy, quan hệ giữa NH và khách hàng được mở rộng.

 Nhược điểm

Ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro nếu NH không có quan hệ tốt với công ty bán lẻ. Trong thực tế có nhiều trường hợp đã có sự câu kết giữa người tiêu dùng

Ngân hàng Công ty bán lẻ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người tiêu dùng

(1) (5) (2) (4)

và công ty bán lẻ nhằm tăng giá trị của tài sản mua sắm. Giá trị giả này lớn hơn giá trị thực của tài sản mua sắm nên số tiền còn thiếu mà NH thanh toán cho công ty bán lẻ cũng cao hơn. Do đó, nếu có rủi ro, người người tiêu dùng không trả nợ được cho NH, trong nhiều trường hợp NH phải phát mãi tài sản này, khi đó giá trị mà NH thu được nhỏ hơn giá trị mà NH đã bỏ ra lúc đầu.

 Cho vay tiêu dùng gián tiếp

Là hình thức cho vay, trong đó NH mua những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng.

Giữa NH và công ty bán lẻ sẽ ký kết một Hợp đồng mua bán nợ, trong đó NH sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại sản phẩm được bán chịu.

CVTD gián tiếp thường được biểu hiện qua sơ đồ 2.2 sau:

Sơ đồ 2.2. Cho vay tiêu dùng gián tiếp Trong đó:

(1). Ngân hàng và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ.

(2). Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết một hợp đồng mua bán chịu (3). Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4). Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng. (5). Ngân hàng thanh toán tiền cho các công ty bán lẻ. (6). Người tiêu dùng thanh toán tiền cho ngân hàng .

Nguồn: Lê Đình Hạc (2012)

Cho vay tiêu dùng gián tiếp có thể được thực hiện thông qua các phương thức sau:

Tài trợ truy đòi toàn bộ

Theo phương thức này, khi bán cho NH các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho NH toàn bộ các khoản nợ

Ngân hàng Công ty bán lẻ Người tiêu dùng (1) (4) (5) (6) (2) (3)

nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán được cho NH. Với phương thức này, các công ty bán lẻ buộc phải quan tâm đến chất lượng các khoản bán chịu, còn các NH có ít rủi ro hơn.

 Tài trợ truy đòi hạn chế

Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ của khách hàng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã thoả thuận giữa công ty bán lẻ và NH trong Hợp đồng mua bán nợ.

 Tài trợ miễn truy đòi

Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho NH, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc liệu người tiêu dùng có thanh toán nợ cho NH hay không? Với NH, phương thức này chứa nhiều rủi ro nên chi phí của khoản vay này được NH tính cao hơn so với các phương thức trên và những khoản nợ được mua cũng được NH lựa chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ có những công ty bán lẻ rất có uy tín với NH mới được áp dụng phương thức này.

 Tài trợ có mua lại

Theo phương thức này, khi thực hiện CVTD gián tiếp với hình thức “Tài trợ miễn truy đòi” hoặc “ Tài trợ truy đòi hạn chế”, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không thanh toán được nợ cho NH thì NH buộc phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thoả thuận trước thì NH có thể bán lại cho chính công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm theo tài sản đã được người tiêu dùng sử dụng trong một thời gian. Phương thức này phù hợp với các công ty bán lẻ mạnh về tài chính và có trách nhiệm. Với phương thức này, công ty bán lẻ ít có rủi ro hơn so với phương thức “Tài trợ truy đòi hoàn toàn”.

So với phương thức CVTD trực tiếp thì CVTD gián tiếp có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

 Ưu điểm

Theo hình thức này, NH sẽ có điều kiện tiếp xúc được với một lượng khách hàng khá đông đảo, khắc phục được tâm lý e ngại của họ khi tìm đến với ngân hàng. Điều đó, giúp NH tiết kiệm được chi phí trong việc cấp tín dụng vì NH chỉ phải ký hợp đồng với chính công ty bán lẻ mà thôi. Việc cấp tín dụng kiểu này cũng giúp NH giảm thiểu rủi ro. Bởi, khi mà NH có quan hệ tốt với công ty bán lẻ hoặc hợp đồng ký với công ty bán lẻ có những điều kiện ràng buộc (được truy đòi), thì khi người tiêu dùng không thanh toán cho NH, NH có quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 26 - 34)