-Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các nội dung hoạt động xúc tiến thương ma ̣i (cán cân xuất nhập khẩu; số lượng các lớp đào tạo, tập huấn; số lượng tài liệu cung cấp cho doanh nghiệp; số lượng các hội chợ, triển lãm, hội nghị tổ chức…);
-Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xúc tiến thương ma ̣i (chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh; mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ; nguồn tài chính phục vụ công tác XTTM…);
- Nhóm chı̉ tiêu đánh giá chất lượng năng lực triển khai của cơ quan quản lý trong công tác xúc tiến thương ma ̣i (cơ sở vật chất; năng lực cán bộ làm việc…).
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ
Cùng với sự phát triển của cả nước, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua cũng đạt được những thành tựu nhất định. Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP tăng trên 7.5%, cao hơn tăng trưởng chung của cả nước. Trong đó, công tác xúc tiến thương mại từng được cải thiện và đóng góp lớn vào quá trình phát triển của cả tỉnh. Tính đến hết năm 2018, hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 7.360 doanh nghiệp. Riêng trong năm 2018, có 767 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 17,6% so với năm 2017, tổng số vốn đăng ký là 3.769,5 tỉ đồng.
Sở Công Thương Phú Thọ luôn chú trọng các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, xây dựng sản phẩm chủ lực, ưu tiên tìm kiếm các thị trường mới có tiềm năng, từng bước chuyển dịch cơ cấu tăng nhanh khu vực công nghiệp, dịch vụ. Các mặt hàng dệt may vẫn thuộc nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, tiếp theo là sản phẩm điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm nhựa plastic, giầy dép, chè. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Phú Thọ tính đến năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp vượt mức 1 tỷ USD. Trước đây, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các ngành may mặc, nhựa plastic, khoáng sản, nhưng những năm trở lại đây, một số mặt hàng xuất khẩu mới được tỉnh đẩy mạnh thông qua các chương trình xúc tiến thương mại như sản phẩm chè (chè Tân Phong, chè Phú Bền, chè Cozy…), các sản phẩm gỗ (gỗ keo xẻ xấy của công ty Eco Capital, gỗ ván ép phủ phim của công ty TNHH dịch vụ tổng hợp Hoa Linh…). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của tỉnh vẫn là Mỹ, EU, Asean, Nhật Bản, Hàn Quốc…Đi cùng với đó là hoạt động thương mại nội địa luôn được duy trì, đảm bảo về chất lượng và số lượng hàng hóa tiêu thụ.
Sở Công Thương tỉnh đã luôn bám sát hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc đối thoại với doanh nghiệp; triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tiếp cận vốn vay, đầu tư máy, móc thiết bị sản xuất; tăng cường công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác tốt thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng liên doanh, kiên kết trong làm ăn; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm; mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo và nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao.
Tổ chức bộ máy làm công tác Xúc tiến thương mại Việt Nam hiện nay là một mạng lưới các đơn vị rộng khắp trong và ngoài nước, trong đó Cục Xúc tiến Thương mại đóng vai trò trung tâm, nó có sự tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị từ cấp trung ương tới địa phương, từ các tổ chức trực thuộc hệ thống nhà nước tới các tổ chức phi chính phủ, từ các tổ chức trong nước đến các tổ chức nước ngoài.
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống Xúc tiến thương mại tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại Phú Thọ (2018) Hiện nay, công tác Xúc tiến Thương mại của tỉnh Phú Thọ được thực hiện trực tiếp bởi Trung tâm Xúc tiến Thương mại Phú Thọ. Đây là cơ quan hoạt động dưới sự quản lý của Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ và UBND tỉnh Phú Thọ, một số chương trình cụ thể như chương trình XTTM quốc gia, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua hệ thống XTTM địa phương sẽ thực hiện theo sự chỉ đạo của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương.
Các chương trình XTTM rất đa dạng nhưng cần lựa chọn những hình thức phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế-xã
Sở Công Thương Phú Thọ Trung tâm XTTM Phú Thọ nghiệp Doanh Các hiệp hội, ngành nghề UBND các huyện, thành, thị
hội của tỉnh cần có những hướng đi thích hợp trong công tác XTTM. Để khai thác tối đa nguồn lực của tỉnh, Sở Công Thương phải lựa chọn được những hình thức XTTM có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Thị trường mục tiêu mà XTTM muốn hướng tới là thị trường xuất khẩu, đây là thị trường đầy tiềm năng nhứng cũng có rất nhiều rào cản. Nếu doanh nghiệp có thể chinh phục được thì cơ hội mở rộng thị trường là rất lớn, lợi nhuận đạt được rất cao. Tuy nhiên, thị trường trong nước cũng rất cần quan tâm, vì đây là thị trường gần gũi nhất với doanh nghiệp, là bước đầu của doanh nghiệp khi triển khai sản phẩm.
Những hình thức XTTM chủ yếu thường được thực hiện như tổ chức các chương trình tập huấn, khóa đào tạo; tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ, khuyến mãi trong nước và quốc tế; tổ chức, tham gia các đoàn nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước; điều tra, thu thập ý kiến của các doanh nghiệp; cung cấp, hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp. Bên canh những hình thức truyền thống, Sở Công Thương Phú Thọ cũng đang nghiên cứu và triển khai những hình thức mới nhưng vẫn phù hợp với địa phương để có thể phát huy hiệu quả tốt nhất công tác XTTM của tỉnh.
Bảng 4.1. Lựa chọn các hình thức xúc tiến thương mại giai đoạn 2016-2018
Hình thức XTTM 2016 2017 2018
Tổ chức hội chợ 03 02 03 Tham gia hội chợ do đơn vị
khác tổ chức
04 03 04
Phối hợp tổ chức hội chợ tại đìa bàn tỉnh
03 03 03
Biên soạn tài liệu Công
Thương 03 02 0
Tổ chức lớp tập huấn 01 01 01
Nguồn: Trung tâm xúc thiến thương mại (2016-2018)
4.1.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động Xúc tiến thương mại của Sở Công Thương
Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch các chương trình XTTM hàng năm dựa trên những nhu cầu và sự cần thiết của các hoạt động, kết quả hoạt động của những năm trước đó, đánh giá triển vọng kinh tế, nguồn kinh phí được giao, tổ chức hội nghị lấy ý kiến đánh giá và được UBND tỉnh phê duyệt. Các chương
trình đột xuất được bổ sung sẽ được Sở Công Thương xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt nội dung.
Bảng 4.2.Tình hình thực hiện kế hoạch các chương trình trọng tâm của công tác Xúc tiến thương mại giai đoạn 2016-2018
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
KH (trđ) (trđ) TH Tỉ lệ thực hiện (%) KH (trđ) (trđ) TH Tỉ lệ thực hiện (%) KH (trđ) (trđ) TH Tỉ lệ thực hiện (%) Hội chợ, triển lãm 10 10 100 12 8 66,67 12 10 83,33 Tổ chức lớp tập huấn 2 1 50 1 1 100 2 1 50 Biên soạn tài
liệu XTTM 2 3 150 3 2 66,67 2 1 50 Nguồn: Sở Công Thương (2016-2018) Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch đề ra trong giai đoạn này đều chưa thực hiện được hoàn chỉnh. Năm 2016, chỉ tiêu về số lớp tập huấn chỉ đạt 50%. Năm 2017, chỉ tiêu về hội chợ triển lãm đạt 66,67%, chỉ tiêu biên soạn tài liệu XTTM đạt 66,67%. Năm 2018, chỉ tiêu hội chợ triển lãm đạt 83,33%, chỉ tiêu tổ chức lớp tập huấn đạt 50%, chỉ tiêu biên soạn tài liệu XTTM đạt 50%.
Mỗi năm, Sở đều đưa ra những kế hoạch cụ thể, từ đó xây dựng các nội dung trong từng chương trình. Sau khi được phê duyệt sẽ tiến hành triển khai các chương trình đó. Nhìn chung, các kế hoạch mà Sở đề xuất đều được phê duyệt, nhưng nguồn ngân sách cũng bị cắt giảm nhiều do viêc cân đối tài chính của tỉnh. Vì vậy, các chương trình này vẫn được thực hiện nhưng đều phải thay đổi linh động để phù hợp với điều kiện kinh tế. Việc thực hiện các kế hoạch này đều được đánh giá là hoàn thành tốt công việc, đạt được kết quả khả quan, tăng cường chức năng của Sở trong công tác Xúc tiến thương mại.
Cần có sự kết hợp giữa ý kiến của doanh nghiệp và ý kiến của các ngành trong tỉnh. Phân tích cụ thể, đánh giá tiềm năng, cơ hội và cả những thách thức trong quá trình xây dựng. Vì đây chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, nó có ý nghĩa thực sự quan trọng, nó thể hiện sự thống nhất trong kế hoạch phát triển kinh tế của cả tỉnh.Công tác XTTM là hoạt động mà cần phía doanh nghiệp đưa ra những khó khăn, yêu cầu tới các cơ quan chức năng những nhu cầu của doanh nghiệp để có thể cải thiện, phát triển các hoạt động XTTM của tỉnh.
4.1.2. Tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp
Ngoài sự hỗ trợ từ các tổ chức, hiệu quả xúc tiến thương mại còn phụ thuộc rất nhiều vào các bản thân các doanh nghiệp, nhất là năng lực của các nhân viên phụ trách công tác xúc tiến thương mại. Đây là ngành học chưa được chú trọng phát triển trong các trường đại học nên bản thân những người làm công tác xúc tiến thương mại phải tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc và nghiên cứu trong thời gian dài. Chính vì vậy, Sở Công Thương đã tổ chức các lớp học, khóa đào tạo ngắn hạn từ sự hỗ trợ bởi các chương trình của tỉnh hoặc sự hỗ trợ từ Cục Xúc tiến Thương mại. Những khóa học này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ nhiều tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trên toàn tỉnh.
Trong những năm vừa qua, Sở Công Thương đã nỗ lực tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tình hình kinh tế hiện nay. Các vấn đề được giới thiệu đều là những khó khăn mà doanh nghiệp hay gặp phải. Năm 2015, Sở Công Thương đã phối hợp với BQL Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các DNNVV Việt Nam thông qua hệ thống Xúc tiến Thương mại địa phương” thuộc Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức thành công khóa tập huấn “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp kinh doanh và xuất nhập khẩu” cho hơn 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2016, tổ chức lớp tập huấn về thương mại điện tử cho sinh viên trường đại học Hùng Vương. Năm 2017, tổ chức và triển khai đề án lớp đào tạo tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh tổ chức mạng lưới bán lẻ trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Lớp đào tạo đã thu hút trên rất đông học viên là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng kinh tế hạ tầng các huyện, thành thị, trung tâm thương mại, siêu thị và các doanh nghiệp, HTX quan tâm tới tham dự. Năm 2018, đơn vị cũng đã tổ chức lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng kinh doanh cho doanh nghiệp, đơn vị tỉnh Phú Thọ thuộc chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018.
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện công tác tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn giai đoạn 2016-2018
ĐVT tính
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng So với năm 2015(%) Số lượng So với năm 2015 (%) Số lượng So với năm 2015(%) Số lớp Lớp 01 100 01 100 01 100 Số người Người 75 150 65 130 102 204 Kinh phí Triệu đồng 40 114,3 40 114,3 50 142,8
Nhìn chung, đơn vị chưa thực hiện tổ chức được nhiều lớp đào tạo ngắn hạn, vì vậy nội dung đào tạo chưa phong phú, không đạt được sự thoả mãn của các đối tượng tham gia lớp học. Số lượng học viên tham gia các lớp tập huấn chưa nhiều. Năm 2018 là năm đạt được số lượng học viên cao nhất trong vòng bốn năm trở lại đây, đạt 102 học viên, tăng 56,92% so với năm 2017, tăng 204% so với năm 2015. Do nội dung của từng lớp học là khác nhau nên cũng sẽ thu hút các nhóm học viên có nhu cầu khác nhau. Vì vậy, số lượng học viên không ổn định qua các năm, năm 2017 có sự sụt giảm so với năm 2016, nhưng tới năm 2018 lại tăng cao hơn so với các năm trước. Kinh phí thực hiện lớp học có tăng nhưng không tăng quá nhiều, vì vậy Sở chưa có khả năng mở rộng quy mô các lớp học và số lượng các lớp học còn nhiều hạn chế.
Bảng 4.4. Nhu cầu về nội dung mà doanh nghiệp muốn tìm hiểu
Phân tích thị trường Phát triển thương hiệu Thiết kế sản phẩm Tiếp thị Bán hàng Tiêu chuẩn kĩ thuât DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN quy mô lớn 5 100 4 80 0 0 0 0 0 0 1 20 DN vừa và nhỏ 2 6,7 4 13,3 3 10 6 20 10 33,3 5 16,7 DN siêu nhỏ 0 0 1 6,7 2 13,3 4 26,7 7 46,7 1 6,7
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua điều tra, có thể thấy nhu cầu về nội dung đào tạo của các doanh nghiệp rất đa dạng. Mỗi doanh nghiệp lại có nhu cầu riêng, phục vụ công việc kinh doanh của từng đơn vị. Đối với các DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ thì nhu cầu đào tạo về công tác bán hàng và tiếp thị chiếm tỉ lệ lớn nhất, gấp từ 2 đến 3 lần những nội dung khác. Cụ thể, đối với DN vừa và nhỏ, nhu cầu đào tạo về tiếp thị chiếm 20%, bán hàng chiếm 33,3%. Còn đối với DN siêu nhỏ thì nhu cầu đào tạo về tiếp thị chiếm 26,7%, nhu cầu về bán hàng chiếm 46,7%. Đây là hai nội dung có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đó là yếu tố quan trọng nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn yếu, chưa năng động, chưa nắm bắt được. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ đang là những đơn vị có những nhu cầu cao về xúc tiến thương mại hơn là doanh nghiệp quy mô
lớn, bởi vì những doanh nghiệp này chưa có bộ phận thực hiện công tác xúc tiến thương mại, họ đang cần xây dựng đội ngũ này để có thể chủ động tự triển khai cac chương trình trong thời gian tới. Chủ yếu những doanh nghiệp có nhu cầu cao về các lớp đào tạo là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và chế biến thực phẩm, đây là những ngành đòi hỏi công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm rất cao, độ nhận biết sản phẩm của người tiêu dùng đóng góp rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các DN quy mô lớn, nhu cầu đào tạo về phân tích thị trường chiếm tỉ trọng rất cao, 100% các DN được điều tra đều có nhu cầu về lĩnh vực này, nhu cầu đào tạo về phát triển thương hiệu chiếm 80%. Có thể thấy, nhu cầu đào tạo của các đối tượng DN là khác nhau đối với quy mô của từng DN.
Bên cạnh các lớp đào tạo do Sở trực tiếp thực hiện, đơn vị cũng cùng với doanh nghiệp thường xuyên tham gia những lớp đào tạo do các tổ chức khác tổ chức như: Lớp tập huấn về “Kĩ năng phân tích và tổng hợp thông tin thị trường và tiềm năng xuất khẩu” của BQL Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các DNNVV Việt Nam thông qua hệ thống Xúc tiến Thương mại địa phương” thuộc Cục Xúc tiến Thương mại (năm 2016); Chương trình huấn luyện về nghiên cứu thị trường thực địa do Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức