Đánh giá kết quả công tác Xúc tiến thương mại của Sở Công Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 71)

Song song với công tác triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, Sở Công Thương đồng thời cũng tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại mà Sở đã triển khai. Sau mỗi chương trình, Sở Công Thương sẽ rà soát lại các hoạt động, những thành tựu đã đạt được và cả những hạn chế. Trung tâm Xúc tiến Thương mại là đơn vị trực tiếp thực hiện các hoạt động này và sẽ thực hiện báo cáo trình Sở Công Thương hoặc báo cáo trực tiếp Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương những hoạt động thuộc chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia do Cục trực tiếp chỉ đạo. Hàng năm, Trung tâm cũng thực hiện báo cáo với Sở Công Thương, UBND Tỉnh về tổng kết tình hình thực hiện công tác Xúc tiến Thương mại của năm đó. Việc đánh giá này là rất cần thiết, giúp Sở có thể nhìn ra những điều cần khắc phục để điều chỉnh và phát huy những thế mạnh mà đơn vị đã đạt được.

2016 2017 2018 DN 48 62 88 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nhìn chung, công tác xúc tiến thương mại là một lĩnh vực mới, còn cần nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu. Trong quá trình thực hiện bên cạnh những thành tựu khả quan còn luôn tồn tại những khó khăn, hạn chế. Qua đó Sở Công Thương sẽ có những nhìn nhận cụ thể về định hướng phát triển công tác xúc tiến thương mại bền vững, có thể hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp và cho sự phát triển kinh tế của cả tỉnh.

4.1.7.1. Thành tựu đạt được

Những thành tựu mà Sở Công thương Phú Thọ đạt được trong quá trình thực hiện triển khai các công tác Xúc tiến Thương mại.

Thứ nhất, Tiến độ triển khai, hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại

ngày càng được nâng cao góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Hàng năm, Trung tâm xúc tiến thương mại luôn thực hiện báo cáo kế hoạch năm tiếp theo để trình Sở Công Thương và UBND tỉnh kịp thời, đúng thời hạn để kịp thời gian tỉnh duyệt kế hoạch và cấp ngân sách thực hiện. Khi đã được duyệt kế hoạch và cấp ngân sách, Sở Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại phải tổ chức triển khai các chương trình đúng thời hạn, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được chất lượng tốt nhất. Sự hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện cho đến thời điểm hiện nay đã thực sự mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới, kết quả kinh doanh đạt được thành tích cao. Chính vì vậy, có thể nói xúc tiến thương mại đã góp phần nâng cao sức bật cho nền kinh tế tỉnh Phú Thọ. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tạo được những chuyển biến tích cực, mở rộng được các mối liên kết giữa tỉnh với các địa phương khác. Những tác động của Xúc tiến thương mại tới nền kinh tế được thể thiện ở những mặt sau:

* Hoạt động xuất nhập khẩu.

Bảng 4.11. Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018

Năm 2016 2017 2018 Giá trị (Triệu USD) So với năm 2015 (%) Giá trị (Triệu USD) So với năm 2016 (%) Giá trị (Triệu USD) So với năm 2017 (%) Giá trị xuất khẩu 1.099 117,66 1.300 118, 3 1.409,5 108,42 Giá trị nhập khẩu 880 99,32 904 102,72 991,6 109,69 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2016-2018).

Quá trình xúc tiến thương mại trong những năm qua đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt được những thành tích đáng kể. Tổng kim ngạch tăng theo từng năm, năm 2016 là lần đầu tiên tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ đạt trên 1 tỷ USD. Tiếp theo đà tăng trưởng, năm 2017 giá trị xuất khẩu của tỉnh đã đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18.3% so với năm 2016. Đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 1,4 tỷ USD, tăng 108,42% so với năm 2017. Trong đó, khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2016, khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị xuất khẩu vào khoảng 1,029 tỷ USD, chiếm 93,65% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh, tiếp đến là khối kinh tế tư nhân 68,34 triệu USD chiếm 6,22%, khối kinh tế nhà nước là 1,47 triệu USD chiếm 0,13%. Các mặt hàng dệt may vẫn thuộc nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, tiếp theo là sản phẩm điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm nhựa plastic, giầy dép, chè. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là Mỹ, EU, ASEAN, Hàn Quốc...Ngoài ra, các sản phẩm chè hiện đã được xuất khẩu đến những thị trường lớn như: Ấn Độ, Pakistan, Nga, Trung Quốc… Các hoạt động xuất khẩu liên tục được đẩy mạnh, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, củng cố và tìm kiếm thêm nhiều thị trường tiềm năng mới. Các dự án FDI của tỉnh hoạt động ổn định, đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của tỉnh. Tỉnh Phú Thọ đang cố gắng mở rộng các ngành hàng xuất khẩu, tăng chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa khi xuất khẩu tới những thị trường khó tính trên thế giới.

Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, trước đây chủ yếu là các ngành may mặc, nhựa plastic, khoáng sản, nhưng những năm trở lại đây, các sản các sản phẩm truyền thống của tỉnh đã được kết nối thông qua các chương trình xúc tiến thương mại như sản phẩm chè (chè Tân Phong, chè Phú Bền, chè Cozy…), các sản phẩm gỗ (gỗ keo xẻ xấy của công ty Eco Capital, gỗ ván ép phủ phim của công ty TNHH dịch vụ tổng hợp Hoa Linh…). Nhờ mở rộng thị trường trong và ngoài nước mà doanh thu của các doanh nghiệp không ngừng tăng lên, giá trị sản phẩm đạt ở mức cao. Đó là nhờ việc không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, mẫu mã hàng hoá đa dạng, phù hợp thị hiếu nhiều đối tượng khách hàng.

Về hoạt động nhập khẩu, tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu không có sự biến động lớn. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hóa chất, vải may mặc, phụ liệu may mặc, nhôm, sắt thép. Khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là những đơn vị có giá trị nhập khẩu lớn nhất, năm 2016 đạt 733,919 triệu USD

chiếm 83,38%, tiếp đến là nhóm kinh tế tư nhân với 112,422 triệu USD chiếm 12,77% và nhóm kinh tế nhà nước là 33,85 triệu USD chiếm 3,85%. Các nước mà tỉnh nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, EU…

ĐVT: Triệu USD

Biểu đồ 4.3. Cán cân thương mại của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2016-2018) Nhìn chung, tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh Phú Thọ đang có những dấu hiệu tích cực. Cán cân thương mại luôn lớn hơn 0, tỉnh duy trì được trạng thái nhập siêu lý tưởng và đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2018 đạt mức 417,9 triệu USD, gấp 11,6 lần so với năm 2014. Xuất siêu là tín hiệu mừng, làm tăng việc làm cho người lao động, nộp thuế ngân sách tăng. Các ngành hàng ngày càng được mở rộng, không bị gò bó bởi một số ngành truyền thống như trước đây. Điều quan trọng là cán cân thương mại ngày càng gia tăng đồng thời giá trị nhập khẩu cũng tăng, chứng tỏ giá trị xuất khẩu của tỉnh đang ngày càng tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ nhập khẩu. Đây là sự cố gắng rất lớn của tỉnh Phú Thọ và các thành phần kinh tế trong tỉnh để duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều biến động.

* Hoạt động thương mại nội địa

36 48 219 396 417.9 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2014 2015 2016 2017 2018 Cán cân thương mại

Bảng 4.12. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 2017 2018 Giá trị (triệu đồng) So với năm 2015 (%) Giá trị (triệu đồng) So với năm 2016 (%) Giá trị (triệu đồng) So với năm 2017 (%) Bán lẻ 19.380,3 110,34 21.740,7 112,18 24.420,6 112,3 DV lưu trú, ăn uống 1.968,1 108,38 2.117,8 107,67 2.316,86 120,5 DV du lịch 1.567,2 115,68 1.369,4 87,38 2.032,76 111,2 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2016-2018) Tổng mức bán lẻ hàng hóa ở trị trường nội địa của tỉnh Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng ổn định, tăng đều qua các năm. Năm 2018, Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ của tỉnh đạt 28,77 tỷ đồng, trong đó bán lẻ chiếm 84,88%, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm 8,05%, dịch vụ du lịch chiếm 7,06%. Nhóm kinh tế cá thể là nhóm đạt giá trị bán lẻ, dịch vụ cao nhất, tiếp đến là nhóm kinh tế tư nhân là kinh tế nhà nước và nhóm kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thị trường hàng hóa đa dạng chủng loại, sản phẩm, giá cả cạnh tranh. Vào những dịp lễ, tết không xảy ra những đột biến lớn về giá, sản phẩm luôn được giữ ở mức giá ổn định. Hàng hóa được phân phối tới mọi khu vực trên địa bàn tỉnh (Nông thôn, thành thị, miền núi).

Thứ hai, Các chương trình đã thu hút được ngày càng nhiều các doanh

nghiệp tham gia, xây dựng được lòng tin từ các doanh nghiệp. Từ những ngày đầu thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại – Sở Công Thương đã gặp phải rất nhiều vấn đề. Khó khăn lớn nhất chính là các doanh nghiệp không thực sự quan tâm và tin tưởng vào sự hỗ trợ của đơn vị. Nguyên nhân chủ yếu là vì những ngày đầu, hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, còn nhiều thiếu sót. Nhưng qua quá trình nỗ lực, dần dần đơn vị đã cải thiện được niềm tin của doanh nghiệp. Từ chỗ chỉ có một số ít doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại thì nay đây là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như tham gia hội chợ, triển lãm, tham gia gian hàng trên sàn giao dịch điện tử, quảng cáo trên các ấn

phẩm…Ngoài ra, họ còn tích cực tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, nhằm chủ động hơn trong các hoạt động và giúp đỡ các doanh nghiệp khác cũng có nhu cầu. Hoạt động xúc tiến thương mại dần trở thành nhu cầu không thể thiếu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xúc tiến thương mại đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp phát triển, luôn cố gắng trau dồi khả năng để có thể hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp.

Thứ ba, Nội dung các chương trình ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Hoạt động tiếp cận người tiêu dùng qua các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế đã thu hút được rất đông các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tham gia. Các hội chợ, triển lãm không chỉ là nơi mua sắm của người dân mà còn là nơi các doanh nghiệp tham gia gặp gỡ, kí kết hợp đồng kinh tế, mở rộng hoạt động. Thông qua đó, các sản phẩm sẽ được giới thiệu rộng rãi hơn tới mọi thành phần kinh tế, giúp độ phủ sóng hình ảnh được rộng khắp, đạt hiệu quả cao; Các hoạt động khảo sát, tìm hiểu thị trường được cải thiện, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn. Sở Công Thương vẫn luôn cố gắng tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường cả trong và ngoài nước để giới thiệu tiềm năng của tỉnh và tìm hiểu những kinh nghiệm của các địa phương khác; Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin thương mại kịp thời, chính xác tới doanh nghiệp. Sở Công Thương đã giao cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại, cụ thể hơn là phòng Thông tin và Thương mại điện tử phụ trách nội dung các bản tin, bài đăng, ấn phẩm của đơn vị. Phòng có trách nhiệm kịp thời cập nhật tin tức cần thiết, phổ biến cho doanh nghiệp bằng các nguồn khác nhau. Quan trọng hơn hết đây là những thông tin đã được chọn lọc, là những thông tin thực sự cần thiết chứ không dàn trải, mang nặng hình thức và phải đạt được độ chính xác cao nhất; Tổ chức các lớp tập huấn, khóa đào tạo, các hội nghị, hội thảo, mang nội dung thực tế, sát với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, cập nhật những chủ đề mang tính thời sự mà doanh nghiệp hay vướng mắc khi gặp phải. Những hoạt động này đã góp phần rất lớn vào nâng cao khả năng kinh doanh, năng lực cạnh tranh, khả năng đánh giá thị trường, xác định mục tiêu và hướng đi của doanh nghiệp. Những buổi gặp gỡ này chính là nơi trau dồi thêm kĩ năng, học hỏi thêm từ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, hiểu rõ hơn được nhu cầu của khách hàng và các hình thức quảng bá sản phẩm, tiếp cận được với nền kinh tế ngày càng đa dạng.

Thứ tư, năng lực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại của Sở Công

Thương Phú Thọ đã chủ động hơn trong mọi công tác tổ chức các chương trình, luôn thể hiện được chức năng là cầu nối giữa mọi thành phần kinh tế, giúp đưa những sản phẩm được kết nối nhiều hơn, phục vụ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

* Nhiều hình thức XTTM được triển khai

Sở Công Thương luôn cố gắng tìm hiểu và đưa vào áp dụng những hình thức XTTM đa dạng, có thể phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau. Từng đối tượng doanh nghiệp lại mang một đặc trưng khác nhau, sản phẩm khác nhau, nhóm đối tượng khách hàng hướng tới cũng khác nhau. Vì vậy, Sở Công Thương luôn phải lựa chọn hình thức phù hợp đối với từng doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có thể không chỉ lựa chọn một hình thức mà phải kết hợp nhiều hình thức XTTM khác nhau để tạo ra sức ảnh hưởng lớn nhất.

* Chất lượng các hoạt động XTTM ngày càng được nâng cao

Các hoạt động XTTM của Sở Công Thương ngày càng được đánh giá cao về chất lượng, có những tác động rất lớn tới doanh nghiệp. Trước bất kỳ hoạt động nào, đơn vị cũng nghiên cứu, tìm hiểu thông tin cụ thể, chính xác nhất. Chính vì vậy, sau mỗi chương trình, những thống kê về số lượng người tham gia, biên bản ghi nhớ, hợp đồng kinh tế tăng về cả số lượng và giá trị. Các thông tin về thị trường, khách hàng, thủ tục hành chính… do đơn vị cung cấp ngày càng đa dạng hơn về nội dung, mang tính thời sự cao, giúp mang đến những thông tin chân thực. Đây là những hoạt động có khả năng tác động trực tiếp tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Các lớp đào tạo mang đến cho người tham gia kiến thức bổ ích, thiết thực chứ không đóng khung trong những lý thuyết nặng nề, mang tính sách vở. Các lớp đào tạo luôn nhận được sự ủng hộ của học viên bởi chính nó, chứ không hề có sự ép buộc nào. Để có những tín hiệu tích cực đó, tập thể cán bộ của Sở Công Thương đã không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm từ những bài học trước để cải thiện được những tồn tại khi thực hiện các hoạt động trước đó. Qua đó đã gây dựng được uy tín, sự tin tưởng tuyệt đối của doanh nghiệp đối với Sở Công Thương.

Các hoạt động này không đơn giản là cải thiện khả năng mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, quảng bá hình ảnh các sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế mà nó còn có khả năng định hướng sản xuất cho doanh nghiệp, định hướng nền kinh tế cho cả tỉnh.

Công tác Xúc tiến thương mại đã thực sự chú trọng đến chất lượng của các hoạt động, làm cho công tác xúc tiến thương mại không chỉ là một lời hứa, nó thực sự là công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp và của cả tỉnh.

* Công tác XTTM trở thành một dịch vụ công cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)