Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, mời gọi các đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 68 - 70)

các đoàn khách đến nghiên cứu thị trường tại địa phương

Để giúp các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với các cơ hội đầu tư từ nhiều nước trên thế giới, tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia các buổi hội thảo quốc tế. Nhưng do

sự hỗ trợ kinh phí từ nhà nước còn hạn chế nên số lượng các đoàn còn ít, thành phần đoàn chủ yếu là các lãnh đạo ngành và những doanh nghiệp lớn, có thể tự chi trả một phần chi phí.

Bảng 4.10. Nhu cầu được hỗ trợ từ phía Nhà nước khi tham gia các đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trường

ĐVT: Doanh nghiệp

Kinh phí xúc

tiến Đi lại ăn ở, sinh hoạt

Dựng gian hàng, vận chuyển, thủ tục Gặp gỡ đối tác có nhu cầu DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN quy mô lớn 3 60 1 20 4 80 0 0 DN vừa và nhỏ 25 83,33 16 53,33 4 13,33 9 30 DN siêu nhỏ 14 93,33 15 100 7 46,67 12 80

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Có thể nói, doanh nghiệp rất cần Sở Công thương hỗ trợ trong công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường. Trong đó, kinh phí xúc tiến, kinh phí đi lại, ăn ở rất tốn kém, nhất là các chương trình ở nước ngoài, cần chi phí lớn để tham gia nên doanh nghiệp rất cần Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Qua điều tra, có thể thấy nhu cầu hỗ trợ kinh phí xúc tiến chiếm tỉ lệ rất lớn, đối với DN quy mô lớn, tỉ lệ này là 60%, DN vừa và nhỏ là 83,33%, còn đối với DN siêu nhỏ là 93,33%. Tiếp theo đó là chi phí đi lại ăn ở, sinh hoạt, đối với các DN siêu nhỏ thì nhu cầu hỗ trợ về vấn đề này là 100%, còn đối với DN vừa và nhỏ là 53,33%, DN quy mô lớn là 20%, chi phí này thường rất lớn nếu thực hiện các chương trình ở địa phương có khoảng cách địa lý xa, nếu là chương trình ở nước ngoài thì chi phí sẽ bị tăng lên rất nhiều. Đối với nhu cầu về dựng gian hàng, vận chuyển hàng hóa thì 80% các DN quy mô lớn có nhu cầu về vấn đề này, còn DN quy mô vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ có nhu cầu thập hơn. Về nhu cầu được hỗ trợ khi gặp gỡ đối tác thì DN siêu nhỏ có nhu cầu rất cao là 80%, còn DN quy mô lớn lại không có nhu cầu về vấn đề này.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiếp đón các đoàn từ các nước trên thế giới tới làm việc, chủ yếu vẫn tập trung ở một số thị trường truyền thống đã có mối liên hệ lâu đời như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan…

Việc tổ chức các đoàn đi khảo sát và tiếp đón các đoàn tới làm việc với tỉnh đều nhằm mục đích tạo điều kiện cho các bên quảng bá hình ảnh của mình, giới thiệu những thế mạnh, những sản phẩm tiêu biểu, tìm cơ hội hợp tác phát triển. Ngành hàng chủ yếu mà tỉnh và các đoàn nước ngoài quan tâm là các sản phẩm nông sản thô, may mặc…Đây đều là những ngành hàng có giá trị thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Các đoàn khảo sát tới tỉnh làm việc ngày càng tăng về cả số lượng lẫn chất lượng, các hợp đồng được kí kết ngày càng được nâng cao giá trị nhưng tỉnh cũng cần tăng cường các ngành hàng khác có giá trị cao, nâng cao chất lượng sản phẩm để các sản phẩm của tỉnh có tiếng nói hơn trong các thị trường lớn như Mỹ, EU… là các thị trường có sức tiêu dùng lớn, kinh tế phát triển, còn nhiều tiềm năng khai thác nhưng cũng có yêu cầu rất cao về sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)