Trang bị cơ sở vật chất cho công tác Xúc tiến thương mại của Sở Công Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 91)

Công Thương

Bảng 4.19. Thống kê trình độ, học vấn của cán bộ tại Trung tâm XTTM

ĐVT: Người

Học chuyên ngành Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học

Đại học Trên ĐH Chứng chỉ Đại học Chứng chỉ Đại học Từ 20-40 tuổi 10 1 11 1 12 0 Trên 40 tuổi 2 1 3 0 3 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Hiện tại, Trung tâm Xúc tiến Thương mại có 15 biên chế làm việc. Trong đó có 02 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 12 cán bộ có trình độ đại học, 01 cán bộ có trình độ trung cấp, về trình độ ngoại ngữ và tin học, hầu hêt các cán bộ đều được cấp chứng chỉ, nhưng hầu hết chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ xúc tiến thương mại, trình độ có nhiều sự chênh lệch. Nhưng bản thân lại chưa chủ động tiếp cận, tìm hiểu, nâng cao kiến thức chuyên môn. Do đó, khi khối lượng công việc quá lớn sẽ gây áp lực dẫn đến sai sót và chậm trễ trong quá trình làm việc. Một số bộ phận cán bộ còn có tư tưởng không muốn làm việc, bỏ bê nhiệm vụ được giao do quan liêu, tắc trách, thiếu tâm huyết. Cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm những người có tâm huyết, có trình độ để có thể đáp ứng được sự phát triển không ngừng của nền kinh tế.

4.2.7. Trang bị cơ sở vật chất cho công tác Xúc tiến thương mại của Sở Công Thương Công Thương

Hộp 4.2. Trang bị cơ sở vật chất chưa đáp ứng được như cầu làm việc

“Trang thiết bị, cơ sở vật chất của Trung tâm Xúc tiến Thương mại chưa được quan tâm và đầu tư. Chất lượng cơ sở chưa tốt dẫn đến giảm năng suất làm việc, hiệu quả thực hiện công việc không cao. Số lượng máy móc đạt đủ nhưng chất lượng sản phẩm không cao, công nghệ lạc hậu, khó được tiếp cận với những trang thiết bị hiện đại.”

Nguồn: Phỏng vấn ông Hoàng Quốc Ngọc – Quyền Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Sở Công Thương Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ lúc 14h30 phút ngày 6 tháng 11 năm 2018 tại Trụ sở Sở Công Thương Phú Thọ.

Hiện nay, đơn vị đảm bảo cung cấp 15 máy vi tính cho các cán bộ làm công tác Xúc tiến thương mại. Ngoài ra, còn có một số loại máy móc phục vụ công tác thực hiện như: 02 máy ảnh, 01 máy chiếu, 01 ô tô…Trang thiết bị, cơ sở vật chất của Sở Công Thương còn sơ sài, công nghệ lạc hậu, điều kiện làm việc chưa đáp ứng được những yêu cầu của công tác xúc tiến thương mại trong môi trường làm việc yêu cầu công nghệ thông tin ngày càng cao như hiện nay. Mặt bằng để thực hiện các chương trình như hội chợ, triển lãm, hội nghị còn thiếu thốn, có nhiều chương trình hội chợ phải tiến hành ở sân nền đất, gây khó khăn cho công tác tổ chức và tham quan gian hàng của nhân dân. Địa điểm lưu trú, giải trí của thành phố rải rác ở nhiều địa điểm, không tập trung, gây khó khăn cho việc di chuyển, làm việc.

4.2.8. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong tỉnh về hoạt động xúc tiến thương mại

Hiện nay vấn đề tương tác giữa các tổ chức xúc tiến thương mại với doanh nghiệp và giữa các tổ chức xúc tiến thương mại với nhau dường như vẫn còn những rào cản nhất định. Sự lỏng lẻo trong sự liên kết này dẫn đến thiếu cơ chế định hướng lâu dài cho các sản phẩm. Các tổ chức Xúc tiến thương mại chưa thể là sợi dây kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng tốt nhất, sự phối hợp qua lại còn hời hợt do lợi ích chưa được đảm bảo. Giữa các tổ chức XTTM với nhau còn thiếu sự đồng bộ, cơ chế phối hợp chưa sát sao dẫn đến những thông tin xúc tiến thương mại không được cập nhật thường xuyên, sự liên kết giữa các Sở, ban, ngành của tỉnh chưa chặt chẽ, chưa tranh thủ được sự hỗ trợ tối đa từ các tổ chức này.

Bảng 4.20. Sự phối hợp của một số sở, ban, ngành với Sở Công Thương trong công tác xúc tiến thương mại

Tên đơn vị Phối hợp

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Cung cấp, hỗ trợ thông tin các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh để tiến hành quảng bá.

- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện đề án hỗ trợ tiêu thụ nông sản

Công an tỉnh - Phối hợp, đảm bảo an ninh trong các dịp diễn ra HC, HN Sở Thông tin và truyền

thông

- Phối hợp với Sở Công thương tuyên truyền về các chính sách, nghị định mới về xúc tiến thương mại

- Cấp phép in bản tin hàng năm Đài phát thanh và

truyền hình, Báo Phú Thọ

- Tiến hành quảng bá, giới thiệu các chương trình hội chợ, hội nghị trên các phương tiện thông tin.

Các hiệp hội, ngành

nghề - Phối hợp với Sở hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phát triển sản phẩm, mở rộng sản xuất, gặp gỡ đối tác kinh doanh Nguồn: Tự tổng hợp (2019)

Bên cạnh đó, các hiệp hội, ngành hàng là các tổ chức tự nguyện phi lợi nhuận của các cá nhân, tổ chức cùng ngành nghề, cùng sở thích, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên với tiêu chí Hợp tác - Phát triển - Bền vững. Một trong các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trò của các hiệp hội là rất quan trọng.Nhưng sự tương tác giữa Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại với các Hiệp hội, ngành hàng và giữa các hiệp hội, ngành hàng với nhau cũng còn rất lỏng lẻo. Sự kết hợp còn rất mờ nhạt, chưa đủ chặt chẽ để có thể hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. Vai trò cung cấp thông tin thương mại, kết nối hợp tác đầu tư cần sự góp mặt của nhiều hiệp hội, ngành hàng hơn nữa và các tổ chức này cũng cần phải phối hợp với nhau nhiều hơn thì mới có thể tạo ra bước đột phá.

4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Đi ̣nh hướng về đẩy ma ̣nh công tác xúc tiến thương ma ̣i tại Sở Công Thương tı̉nh Phú Tho ̣ từ nay đến 2025 Thương tı̉nh Phú Tho ̣ từ nay đến 2025

Bảng 4.21. Kế hoạch xúc tiến thương mại của tỉnh Phú Thọ năm 2019, 2020

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020

Tổ chức lớp đào tạo 205 121 Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi 245 290 Tổ chức và tham gia hội chợ các tỉnh 1.650 1.850 Hỗ trợ tiêu thụ nông sản 260 280 Xây dựng tài liệu XTTM 315 330

Nguồn: Sở Công Thương (2018) Để công tác xúc tiến thương mại đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, hơn lúc nào hết, các cấp chính quyền cần có những hành động chuyển biến tích cực. Ðây là nhiệm vụ nặng nề, cấp bách của các ngành, các cấp, cũng như của cơ quan đầu mối thực hiện việc xúc tiến thương mại ở địa phương. Để đạt được điều đó, từ nay đến năm 2025, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Phú Thọ cần tập trung vào các định hướng:

Thứ nhất, Cần nâng cao năng lực XTTM cho doanh nghiệp và hệ thống cơ quan XTTM, hướng tới các kết quả bền vững trong dài hạn.

Cần đưa ra được những phương án tăng cường kĩ năng xúc tiến thương mại cho cả doanh nghiệp lẫn các cơ quan xúc tiến thương mại. Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối nhằm cung cấp kiến thức cần thiết cho các doanh nghiệp để xây dựng mạng lưới kinh doanh hiệu quả. Sự phát triển, mở rộng của doanh nghiệp gắn liền với hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại. Đây là con đường mà các tổ chức phải cùng đồng hành với nhau trong thời gian rất dài, chính vì vậy mà mỗi cá nhân, tập thể phải không ngừng nâng cao năng lực để có thể xây dựng được sự vững chắc và đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, Xây dựng các công tác XTTM có trọng tâm, trọng điểm, hướng

đến một số nhóm hàng, ngành hàng chủ lực và thị trường nhiều tiềm năng.

Về định hướng nhóm hàng, ngành hàng xuất khẩu, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng cho mình những mặt hàng thế mạnh và tăng cường triển khai phát triển những sản phẩm nhiều tiềm năng, giá trị lợi ích cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh. Các mặt hàng ngành công nghiệp tập trung đẩy mạnh những mặt hàng truyền thống mà tỉnh có thế mạnh như: dệt may, da giày, linh kiện điện tử, các sản phẩm nhựa plastic…Còn về mặt hàng nông, lâm, thủy sản, những mặt hàng từ lâu đã trở thành thương hiệu của tỉnh như chè, quế, rau quả, gạo, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ…hiện vẫn được đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển để mang lại các sản phẩm đạt chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị. Các thị trường mà tỉnh Phú Thọ hướng đến là các thị trường tiềm năng, có nhu cầu cao về các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Thị trường Trung Quốc ưu tiên xuất khẩu nông sản rau quả, thủ công mỹ nghệ; Thị trường Đông Nam Á ưu tiên xuất khẩu nông sản rau quả, gạo, hàng tiêu dùng; Thị trường Đông Bắc Á ưu tiên xuất khẩu hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, nông sản rau quả, linh kiện điện tử. Các thị trường EU, Mỹ ưu tiên xuất khẩu hàng dệt may, linh kiện điện tử, nông sản. Thị trường các nước Hồi giáo có ít rào cản về mặt kỹ thuật và mức thuế nhập khẩu cũng rất thấp. Hiện nay, nhiều quốc gia Hồi giáo cũng có động thái kết nối và tìm kiếm hàng hóa, thực phẩm của Việt Nam. Đó là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Phú Thọ trong việc mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu, uy tín trên thị trường, tạo sự ổn định cho các sản phẩm, có chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường, từng điều kiện.

Hiện nay, sản phẩm chè đang được tập trung phát triển để trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh. Phú Thọ được coi là đất gốc của cây chè, đã có lịch sử trên 100 năm. Tỉnh đã ban ban hành một số chính sách phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh từ phát triển diện tích đến chuyển đổi cơ cấu giống, tăng năng suất, cải thiện chất lượng chè búp, phát triển các cơ sở chế biến. Cần tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng đề án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu chè xanh Phú Thọ giai đoạn 2020-2030; Thành lập hiệp hội chè Phú Thọ để tập hợp, liên kết các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi giá trị thương hiệu; Đẩy nhanh việc tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý (thương hiệu chung cho toàn tỉnh) hoặc nhãn hiệu tập thể chè xanh Phú Thọ để sớm được cấp văn bằng bảo hộ.

Về thị trường nội địa, Các mặt hàng tiêu dùng, nông sản, thiết bị nông nghiệp được tỉnh chú trọng phát triển. Các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, khu đô thị giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường, tăng thị phần cung cấp hàng hóa, năm bắt được thị hiếu người tiêu dùng qua đó cải thiện mẫu mã, chất lượng, làm nền tảng cho thương mại nội địa phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Thứ ba, Xây dựng các đề án đáp ứng được chiến lược trung và dài hạn phát

triển ngành, ưu tiên các hoạt động mang tính liên kết vùng, ngành.

Đề án của tỉnh Phú Thọ xây dựng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có kế hoạch xúc tiến thương mại trung và dài hạn, chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lực thực hiện hoạt động XTTM, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu, khai thác, phát triển, củng cố thị trường xuất khẩu một cách ổn định, hiệu quả; quảng bá, xây dựng hình ảnh ngành hàng tại thị trường mục tiêu bài bản, có chiến lược lâu dài; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Phương án triển khai cần làm rõ cách thức phát triển đề án các năm tiếp theo theo hướng tăng dần quy mô sự kiện hoặc tăng chất lượng các dịch vụ xúc tiến thương mại, chất lượng doanh nghiệp tham gia. Cần xây dựng phương án tài chính chi tiết cho cả giai đoạn, phương án huy động tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, giảm sự lệ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước.

4.3.2. Mô ̣t số giải pháp đẩy ma ̣nh công tác xúc tiến thương ma ̣i tại Sở Công Thương tı̉nh Phú Tho ̣ Thương tı̉nh Phú Tho ̣

4.3.2.1. Hoàn thiện chính sách, xây dựng cơ chế để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại

quả xúc tiến thương mại

- Căn cứ đưa ra giải pháp: Đây là lĩnh vực mới, được nhà nước rất quan tâm nhưng các chính sách của Nhà nước chưa hoàn thiện, vẫn còn chồng chéo. Các văn bản như Chương IV Luật Thương mại (2015) và Nghị định 81/2018/NĐ-CP đều quy định về xúc tiến thương mại, nhưng là đối với đối tượng là các doanh nghiệp. Còn các về bộ phận là các cơ quan quản lý, các đơn vị hành chính sự nghiệp thì chưa được đề cập tới trong bất kỳ văn bản nào. Điều này gây ra cho các nhà quản lý khó khăn trong công tác triển khai công việc do quyền hạn và chức năng của đơn vị chưa được quy định cụ thể, rõ ràng.

- Đơn vị thực hiện: UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Công Thương Phú Thọ, Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ.

- Nội dung giải pháp:

Vì đây là lĩnh vực mới nên nước ta chưa có bất kỳ bộ luật riêng biệt nào quy định về công tác xúc tiến thương mại, chủ yếu dựa vào những nghị định, hướng dẫn của trung ương để thực hiện, cần phân biệt rạch ròi giữa chức năng quản lý thương mại với xúc tiến thương mại. Xây dựng các bộ luật, các văn bản mới, cập nhật với tình hình kinh tế xã hội hiện nay của đất nước, bắt kịp những nghiên cứu mới của thế giới. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với xúc tiến thương mại, góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, công bằng, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào công tác xúc tiến thương mại.

Tỉnh Phú Thọ hiện tại chưa ban hành quy định cụ thể nào về xúc tiến thương mại, chưa quy định rõ ràng về chức năng của các đơn vị có liên quan, vì vậy tỉnh cần nghiên cứu và ban hành những văn bản pháp quy riêng của tỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương, bám sát với tình hình thực tế nhưng vẫn tuân thủ theo quy định chung của Nhà nước, đây là những hành động cần thiết của các cơ quan như UBND tỉnh, Sở Tư pháp để hoàn thiện hơn các chính sách. Bên cạnh đó, cần kiến nghị với Trung ương hoàn thiện hành lang pháp lý chung, có lợi cho doanh nghiệp. Phổ biến kiến thức pháp luật đến các doanh nghiệp và cả các cơ quan ban ngành trên địa bàn. Các cơ quan của tỉnh xây dựng cơ chế đơn giản để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng và tham gia nhiều chương trình có ích nhất cho doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính cần thực hiện nhanh gọn, cơ chế thông thoáng, minh bạch. Triển khai các chính sách ưu đãi, thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức khác đầu tư vào các hoạt động xúc tiến thương mại.

Tỉnh Phú Thọ cần đề xuất trung ương phân bổ các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, đây là các chương trình có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng, nguồn vốn ngân sách dồi dào, đảm bảo nguồn lực thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)