Trung tâm Xúc tiến thương mại là đơn vị mới được thành lập, thành quả đạt được chưa cao, chưa tạo được sức ảnh hưởng lớn. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp chưa coi đây là công cụ chiến lược để phát triển lâu dài mà chỉ hợp tác theo nhu cầu nhất thời. Điều đó làm mối liên kết thiếu chặt chẽ, chưa thể cùng hoạt động vì mục tiêu chung mà dường như vẫn là hai cá thể riêng lẻ.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính thấp, cơ sở vật chất thiếu đồng bộ dẫn đến sự thiếu đa dạng trong các sản phẩm, máy móc ko được cải tiến thường xuyên nên sản phẩm không cập nhật được mẫu mã mới, khó đạt được tiêu chuẩn quốc tế để có thể xuất khẩu đi nước ngoài.
Bảng 4.18. Khảo sát tình hình thực hiện công tác XTTM của các DN trên địa bàn tỉnh
DN có bộ phận, phòng ban thực hiện công tác XTTM
DN có bộ phận nghiên cứu thị trường ở nước ngoài
Có Không Có Không DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN quy mô lớn 3 60 2 40 2 40 3 60 DN vừa và nhỏ 6 20 24 80 0 0 30 100 DN siêu nhỏ 0 0 15 100 0 0 15 100 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua điều tra, có thể thấy được rằng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu chưa có phòng ban, chuyên trách về xúc tiến thương mại. Chủ yếu là các phòng ban kiêm nhiệm như phòng Marketing, phòng bán hàng của doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ này. Đối với các DN siêu nhỏ thì 100% số DN không có phòng ban chuyên trách về lĩnh vừa này, tỉ lệ này ở DN vừa và nhỏ là 80% và giảm dần đối với DN quy mô lớn là 40%. Lí do đưa ra một phần là do kinh phí còn hạn chế và lí do nữa là doanh nghiệp chưa nhận thấy được tầm quan trọng của nó. Công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài thường được thực hiện bởi các công ty có vốn nước ngoài hoặc các công ty có quy mô lớn (40% trong tổng số DN quy mô lớn), mặt hàng chủ yếu xuất khẩu, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp sẽ thuê các công ty chuyên nghiên cứu thị trường vì để tiết kiệm chi phí và đó là những đơn vị có nguồn tài nguyên thông tin phong phú, đa dạng, bao quát phạm vi rất rộng. Còn đối với DN vừa và nhỏ và DN siêu nhỏ thì không có DN nào có đủ điều kiện về thành lập bộ phận nghiên cứu ở thị trường nước ngoài.
Khả năng cạnh tranh kém, nhưng một số doanh nghiệp lại chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp chưa chủ động trong việc tiếp cận các cơ quan hỗ trợ để triển khai các chương trình xúc tiến. Khi tham gia các chương trình như hội chợ, triển lãm hay tham gia các khóa đào tạo, các doanh nghiệp vẫn chỉ coi đó là nhiệm vụ, vì nể nang mà bắt buộc phải tham gia. Khi tham gia với tâm lý như vậy, tất nhiên hiệu quả mang lại sẽ rất ít. Khi được Sở Công Thương hỗ trợ về thương mại điện tử, các doanh nghiệp này không hứng thú, nhận sự hỗ trợ như lập website, tạo tên miền, tạo hộp thư
điện tử. Khi bàn giao lại cho họ thì lại không nhận được sự quan tâm đúng mức, bỏ bê sự hỗ trợ đó, không có phương án duy trì gây lãng phí rất lớn.