Thương tı̉nh Phú Tho ̣ từ nay đến 2025
Bảng 4.21. Kế hoạch xúc tiến thương mại của tỉnh Phú Thọ năm 2019, 2020
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020
Tổ chức lớp đào tạo 205 121 Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi 245 290 Tổ chức và tham gia hội chợ các tỉnh 1.650 1.850 Hỗ trợ tiêu thụ nông sản 260 280 Xây dựng tài liệu XTTM 315 330
Nguồn: Sở Công Thương (2018) Để công tác xúc tiến thương mại đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, hơn lúc nào hết, các cấp chính quyền cần có những hành động chuyển biến tích cực. Ðây là nhiệm vụ nặng nề, cấp bách của các ngành, các cấp, cũng như của cơ quan đầu mối thực hiện việc xúc tiến thương mại ở địa phương. Để đạt được điều đó, từ nay đến năm 2025, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Phú Thọ cần tập trung vào các định hướng:
Thứ nhất, Cần nâng cao năng lực XTTM cho doanh nghiệp và hệ thống cơ quan XTTM, hướng tới các kết quả bền vững trong dài hạn.
Cần đưa ra được những phương án tăng cường kĩ năng xúc tiến thương mại cho cả doanh nghiệp lẫn các cơ quan xúc tiến thương mại. Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối nhằm cung cấp kiến thức cần thiết cho các doanh nghiệp để xây dựng mạng lưới kinh doanh hiệu quả. Sự phát triển, mở rộng của doanh nghiệp gắn liền với hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại. Đây là con đường mà các tổ chức phải cùng đồng hành với nhau trong thời gian rất dài, chính vì vậy mà mỗi cá nhân, tập thể phải không ngừng nâng cao năng lực để có thể xây dựng được sự vững chắc và đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, Xây dựng các công tác XTTM có trọng tâm, trọng điểm, hướng
đến một số nhóm hàng, ngành hàng chủ lực và thị trường nhiều tiềm năng.
Về định hướng nhóm hàng, ngành hàng xuất khẩu, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng cho mình những mặt hàng thế mạnh và tăng cường triển khai phát triển những sản phẩm nhiều tiềm năng, giá trị lợi ích cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh. Các mặt hàng ngành công nghiệp tập trung đẩy mạnh những mặt hàng truyền thống mà tỉnh có thế mạnh như: dệt may, da giày, linh kiện điện tử, các sản phẩm nhựa plastic…Còn về mặt hàng nông, lâm, thủy sản, những mặt hàng từ lâu đã trở thành thương hiệu của tỉnh như chè, quế, rau quả, gạo, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ…hiện vẫn được đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển để mang lại các sản phẩm đạt chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị. Các thị trường mà tỉnh Phú Thọ hướng đến là các thị trường tiềm năng, có nhu cầu cao về các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Thị trường Trung Quốc ưu tiên xuất khẩu nông sản rau quả, thủ công mỹ nghệ; Thị trường Đông Nam Á ưu tiên xuất khẩu nông sản rau quả, gạo, hàng tiêu dùng; Thị trường Đông Bắc Á ưu tiên xuất khẩu hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, nông sản rau quả, linh kiện điện tử. Các thị trường EU, Mỹ ưu tiên xuất khẩu hàng dệt may, linh kiện điện tử, nông sản. Thị trường các nước Hồi giáo có ít rào cản về mặt kỹ thuật và mức thuế nhập khẩu cũng rất thấp. Hiện nay, nhiều quốc gia Hồi giáo cũng có động thái kết nối và tìm kiếm hàng hóa, thực phẩm của Việt Nam. Đó là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Phú Thọ trong việc mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu, uy tín trên thị trường, tạo sự ổn định cho các sản phẩm, có chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường, từng điều kiện.
Hiện nay, sản phẩm chè đang được tập trung phát triển để trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh. Phú Thọ được coi là đất gốc của cây chè, đã có lịch sử trên 100 năm. Tỉnh đã ban ban hành một số chính sách phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh từ phát triển diện tích đến chuyển đổi cơ cấu giống, tăng năng suất, cải thiện chất lượng chè búp, phát triển các cơ sở chế biến. Cần tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng đề án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu chè xanh Phú Thọ giai đoạn 2020-2030; Thành lập hiệp hội chè Phú Thọ để tập hợp, liên kết các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi giá trị thương hiệu; Đẩy nhanh việc tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý (thương hiệu chung cho toàn tỉnh) hoặc nhãn hiệu tập thể chè xanh Phú Thọ để sớm được cấp văn bằng bảo hộ.
Về thị trường nội địa, Các mặt hàng tiêu dùng, nông sản, thiết bị nông nghiệp được tỉnh chú trọng phát triển. Các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, khu đô thị giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường, tăng thị phần cung cấp hàng hóa, năm bắt được thị hiếu người tiêu dùng qua đó cải thiện mẫu mã, chất lượng, làm nền tảng cho thương mại nội địa phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Thứ ba, Xây dựng các đề án đáp ứng được chiến lược trung và dài hạn phát
triển ngành, ưu tiên các hoạt động mang tính liên kết vùng, ngành.
Đề án của tỉnh Phú Thọ xây dựng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có kế hoạch xúc tiến thương mại trung và dài hạn, chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lực thực hiện hoạt động XTTM, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu, khai thác, phát triển, củng cố thị trường xuất khẩu một cách ổn định, hiệu quả; quảng bá, xây dựng hình ảnh ngành hàng tại thị trường mục tiêu bài bản, có chiến lược lâu dài; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Phương án triển khai cần làm rõ cách thức phát triển đề án các năm tiếp theo theo hướng tăng dần quy mô sự kiện hoặc tăng chất lượng các dịch vụ xúc tiến thương mại, chất lượng doanh nghiệp tham gia. Cần xây dựng phương án tài chính chi tiết cho cả giai đoạn, phương án huy động tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, giảm sự lệ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước.