Xây dựng kế hoạch hoạt động Xúc tiến thương mại của Sở Công Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch các chương trình XTTM hàng năm dựa trên những nhu cầu và sự cần thiết của các hoạt động, kết quả hoạt động của những năm trước đó, đánh giá triển vọng kinh tế, nguồn kinh phí được giao, tổ chức hội nghị lấy ý kiến đánh giá và được UBND tỉnh phê duyệt. Các chương

trình đột xuất được bổ sung sẽ được Sở Công Thương xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt nội dung.

Bảng 4.2.Tình hình thực hiện kế hoạch các chương trình trọng tâm của công tác Xúc tiến thương mại giai đoạn 2016-2018

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

KH (trđ) (trđ) TH Tỉ lệ thực hiện (%) KH (trđ) (trđ) TH Tỉ lệ thực hiện (%) KH (trđ) (trđ) TH Tỉ lệ thực hiện (%) Hội chợ, triển lãm 10 10 100 12 8 66,67 12 10 83,33 Tổ chức lớp tập huấn 2 1 50 1 1 100 2 1 50 Biên soạn tài

liệu XTTM 2 3 150 3 2 66,67 2 1 50 Nguồn: Sở Công Thương (2016-2018) Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch đề ra trong giai đoạn này đều chưa thực hiện được hoàn chỉnh. Năm 2016, chỉ tiêu về số lớp tập huấn chỉ đạt 50%. Năm 2017, chỉ tiêu về hội chợ triển lãm đạt 66,67%, chỉ tiêu biên soạn tài liệu XTTM đạt 66,67%. Năm 2018, chỉ tiêu hội chợ triển lãm đạt 83,33%, chỉ tiêu tổ chức lớp tập huấn đạt 50%, chỉ tiêu biên soạn tài liệu XTTM đạt 50%.

Mỗi năm, Sở đều đưa ra những kế hoạch cụ thể, từ đó xây dựng các nội dung trong từng chương trình. Sau khi được phê duyệt sẽ tiến hành triển khai các chương trình đó. Nhìn chung, các kế hoạch mà Sở đề xuất đều được phê duyệt, nhưng nguồn ngân sách cũng bị cắt giảm nhiều do viêc cân đối tài chính của tỉnh. Vì vậy, các chương trình này vẫn được thực hiện nhưng đều phải thay đổi linh động để phù hợp với điều kiện kinh tế. Việc thực hiện các kế hoạch này đều được đánh giá là hoàn thành tốt công việc, đạt được kết quả khả quan, tăng cường chức năng của Sở trong công tác Xúc tiến thương mại.

Cần có sự kết hợp giữa ý kiến của doanh nghiệp và ý kiến của các ngành trong tỉnh. Phân tích cụ thể, đánh giá tiềm năng, cơ hội và cả những thách thức trong quá trình xây dựng. Vì đây chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, nó có ý nghĩa thực sự quan trọng, nó thể hiện sự thống nhất trong kế hoạch phát triển kinh tế của cả tỉnh.Công tác XTTM là hoạt động mà cần phía doanh nghiệp đưa ra những khó khăn, yêu cầu tới các cơ quan chức năng những nhu cầu của doanh nghiệp để có thể cải thiện, phát triển các hoạt động XTTM của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)