thị trường, hội nghị chuyên ngành
Bảng 4.7. Các chương trình hội chợ, triển lãm đã tổ chức, tham gia
Năm Chương trình tổ chức, liên kết tổ
chức
Chương trình tham gia các hội chợ trong và ngoài nước
2016
Hội chợ Hùng Vương (tháng 4/2016) Hội chợ Công Thương vùng Đông Bắc tháng 10/2016 tại Tuyên Quang Hội chợ thương mại sản phẩm nông
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp các tỉnh phía Bắc-Phú Thọ (tháng 9/2016)
Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Đồng bằng bắc bộ tháng 11/2016 tại Thái Bình
Hội chợ Thương mại Thành phố Việt Trì (tháng 12/2016)
Hội chợ Kinh tế Thương mại Việt Trung (Hà Khẩu) lần thứ 16, tháng 11/2016 tại Trung Quốc.
Hội chợ Thương mại tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Thị xã Phú Thọ (tháng 11/2016)
2017
Hội chợ Hùng Vương tháng 4/2017
Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc-Phú Thọ tháng 10/2017
Hội chợ Thương mại Việt Trì năm 2017 (Tháng 12/2017)
Hội chợ Công Thương khu vực Đồng Bằng Sông Hồng-Bắc Ninh tháng 10/2017 tại tỉnh Bắc Ninh
Hội chợ Thương mại tại các huyện Đoan Hùng, Thanh Sơn, Thị xã Phú Thọ (tháng 11/2017)
Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc-Yên Bái tháng 11/2017 tại tỉnh Yên Bái
2018
Hội chợ Hùng Vương tháng 4/2018 Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc Quảng Ninh tháng 4/2018
Hội chợ Thương mại thời trang và đồ dùng gia đình Phú Thọ tháng 11/2018
Hội chợ thực phẩm và đồ uống tháng 5/2018 tại Bắc Ninh.
Hội chợ Xuân thành phố Việt Trì tháng 12/2018
Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vùng Tây Bắc – Yên Bái tháng 10/2018.
Hội chợ Thương mại quốc tế Việt – Trung tại Lạng Sơn tháng 11/2018 Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Phú Thọ (2016-2018)
Thứ nhất, công tác tổ chức, phối hợp tổ chức hội chợ, triển lãm. Sở Công Thương đã thực hiện tổ chức các hội chợ, liên kết tổ chức các hội chợ thương mại. Đồng thời, Sở cũng đồng hành cùng doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước và nước ngoài, nhưng chủ yếu vẫn là các nước lân cận như Trung Quốc, chưa triển khai được các chương trình đi nhiều nước khác. Tại các hội chợ mà Sở tham gia đã tuyên truyền quảng bá giới thiệu tiềm năng thế mạnh công nghiệp, thương mại và du lịch của tỉnh, giới thiệu các sản phẩm lợi thế của tỉnh, thông qua các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến thương mại; Xác lập các đầu mối, các kênh thông tin phục vụ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Đồng thời, giới thiệu về một số sản phẩm công nghiệp, thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của tỉnh…Gian hàng của tỉnh đã thu hút được khách tham quan và được đánh giá cao.
Bảng 4.8. Tình hình chung về công tác tham gia gian hàng tại các hội chợ, triển lãm của Sở Công Thương
ĐVT 2016 2017 2018
Số hội chợ
tham gia Hội chợ 7 6 7 Số gian hàng do Sở Công thương mở Gian hàng 16 14 16 Kinh phí thực hiện Triệu đồng 552,6 363,38 335 Các DN có sản phẩm tham gia trưng bày Doanh nghiệp - Công ty CP sản phẩm sinh thái (chè Cozy) - Công ty CP gạch men Tasa - Tổng công ty giấy Việt Nam - Công ty cổ phần Supe hóa chất Lâm Thao - Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú - Hợp tác xã sản xuất gà nếp gà gáy Mỹ Lung - Công ty TNHH Trung Hà Phú Thọ (dầu ăn) - Hợp tác xã sản xuất và chế biến chè Phú Thịnh - Hợp tác xã sản xuất và chế biến nông lâm nghiệp Trung Sơn - Công ty TNHH thương mại du lịch Vĩnh Phú (gạch không nung) - Hợp tác xã thịt chua Thanh Sơn
- Công ty cổ phẩn sản xuất và xuất nhập khẩu Minh Phát (đũa gỗ tách) - Công ty TNHH chè Hoài Trung - Công ty TNHH dịch vụ tổng hợp Hoa Linh (gỗ ván ép) - Công ty cổ phẩn giấy Lửa Việt - Công ty cổ phần Takao Việt Nam (ngói lợp) Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Phú Thọ (2016-2018).
Nhìn chung, mỗi năm đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm từ 5-7 hội chợ, triển lãm. Mỗi hội chợ, tham gia từ 2-4 gian hàng, là nơi trưng bày các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh. Đây đều là những sản phẩm có tiềm năng, có định hướng mở rộng thị trường và hơn hết là đang rất quan tâm tới công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và các nhà đầu tư.
Những năm trở lại đây, tỉnh Phú Thọ đã và đang dần mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại, không còn quá chú trọng vào các chương trình quảng bá hình ảnh tại hội chợ, triển lãm. Năm 2018, nguồn kinh phí chi cho hoạt động tham gia gian hàng tại hội chợ là 335 triệu đồng, giảm 7,81% so với năm 2017 và giảm 39,37% so với năm 2016.
Đây có lẽ là xu thế tất yếu vì ngày càng có nhiều hơn cách tiếp cận với người tiêu dùng vì mỗi người tiêu dùng lại có một sở thích, một cá tính riêng mang bản chất của mỗi người. Sở Công thương đã phải đa dạng hóa các hoạt động như phát hành bản tin, sàn giao dịch điện tử, phát sóng các phóng sự trên truyền hình… để hình ảnh các sản phẩm của tỉnh có thể đến gần hơn nữa với người dân.
Bảng 4.9. Nhu cầu hỗ trợ từ phía Nhà nước khi tham gia các hội chợ, triển lãm của tỉnh
ĐVT: Doanh nghiệp
Không hỗ trợ Hỗ trợ một phần
kinh phí Hỗ trợ toàn bộ kinh phí
DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN quy mô lớn 1 20 4 80 0 0 DN vừa và nhỏ 0 0 8 26,67 22 73,33 DN siêu nhỏ 0 0 3 20 12 80
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Trong các chương trình hội chợ mà Sở tổ chức, Hội chợ thường niên trong tổng thể chương trình lễ hội đền Hùng là hội chợ quan trọng nhất mà đơn vị thực hiện, từ năm 2015-2017 thì đây là chương trình được hỗ trợ bởi chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia do Bộ Công Thương chỉ đạo. Đây là hội chợ có quy mô lớn nhất, được tổ chức để phục vụ nhân dân và du khách trong dip giỗ tổ Hùng Vương. Qua từng năm, số lượng gian hàng, số doanh nghiệp và lượng khách tham quan mua sắm tại hội chợ Hùng Vương có xu hướng tăng lên nhưng
không rõ rệt. Đáng chú ý là lượng khách vào hội chợ năm 2018 là 200.000 lượt khách, tăng vượt trội so với những năm trước, tăng 133% so với năm 2017 là 150.000 lượt khách. Quy mô hội chợ từ 350 đến 400 gian hàng của 200 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Năm 2017, doanh thu hội chợ đạt 30 tỉ đồng và có 10 hợp đồng được kí kết.
Qua điều tra, nhu cầu được hỗ trợ của các doanh nghiệp là rất lớn, chỉ có 01 doanh nghiệp không cần tới sự hỗ trợ của Sở Công thương về kinh phí vì bản thân doanh nghiệp đã trích một phần lợi nhuận để làm kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp chưa chủ động được kinh phí, khi có chương trình mới tìm nguồn thực hiện. Chính vì vậy, sự hỗ trợ của Sở Công thương đóng vai trò rất lớn, tác động rất lớn tới động lực tham gia của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp chỉ yêu cầu hỗ trợ một phần kinh phí, còn lại sẽ do doanh nghiệp phối hợp để triển khai, Nhà nước và doanh nghiệp cùng nhau nỗ lực để hoàn thành công việc. Tỉ lệ này đối với DN quy môn lớn là 80%, còn đối với DN quy mô vừa và nhỏ và DN siêu nhỏ có tỉ lệ thấp hơn với con số lần lượt là 26,67% và 20%. Bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp còn tâm lý phụ thuộc rất lớn vào các cơ quan Nhà nước, họ không chủ động tham gia trừ khi được hỗ trợ toàn bộ kinh phí. Đối với các DN vừa và nhỏ thì tỉ lệ này chiếm 73,33%, còn đối với DN siêu nhỏ là 80%. Các doanh nghiệp có tâm lý thụ động, không trực tiếp tiếp cận các chương trình, họ trông chờ hoàn toàn từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Số doanh nghiệp này chiếm hơn nửa tổng số doanh nghiệp tham gia điều tra, vấn đề này cần sớm cải thiện, vì chỉ có sự nỗ lực phối hợp giữa hai đơn vị mới tạo được những kết quả tốt nhất cho công tác xúc tiến thương mại của tỉnh.
Vì nguồn kinh phí còn nhiều hạn chế, bên cạnh những hội chợ, triển lãm có gian hàng mà Sở Công Thương trực tiếp tham gia trưng bày, Sở cũng đã kết nối cho các doanh nghiệp trong tỉnh tự tham gia các gian hàng giới thiệu sản phẩm. Những doanh nghiệp thường xuyên tham gia hội chợ, triển lãm như Công ty TNHH Hà Trang (Chè Hà Trang), HTX sản xuất và chế biến chè Phú Thịnh, HTX mì gạo Hùng Lô, Công ty cổ phần Y dược Phương Trung, CSSX thịt chua Điệp Đào, Tổng công ty giấy Việt Nam, Chè Cozy…
Thứ hai, Sở cũng đang triển khai đưa sàn giao dịch thương mại điện tử
(Giaothuong.net.vn) vào hoạt động trong năm 2018. Đây là nơi mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất. Với số lượng ngành hàng
đa dạng, mang đặc trưng vùng miền, sản phẩm đạt chất lượng tốt, phục vụ được nhu cầu rất lớn của khách hàng. Thời gian trở lại đây, thương mại điện tử chính là chìa khóa cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những nền tảng mua sắm lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba, Etsy, Ebay…Việt Nam hiện nay cũng đã có rất nhiều trang mua sắm như Tiki, Shopee, Lazada, Enbac, Sendo…Vì vậy, việc tạo ra một trang mua sắm chủ yếu là các sản phẩm mang đặc trưng của tỉnh là thực sự cần thiết. Vấn đề tiêu thụ đầu ra sản phẩm của các doanh nghiệp và vấn đề nhu cầu mua hàng hóa chất lượng của người tiêu dùng cũng sẽ được giải quyết. Đây là hình thức hỗ trợ hai loại hình ứng dụng thương mại điện tử phổ biến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Điểm nổi bật của sàn giao dịch này là gian hàng doanh nghiệp hoạt động như một trang tin riêng biệt. Với chức năng này, các đơn vị tham gia có thể đăng tải các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình. Sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ kết nối được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, thậm chí là cả nước ngoài quan tâm tới các sản phẩm của tỉnh tới mua sắm, mở ra những hướng đi mới trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Mặc dù đã được hỗ trợ nhưng doanh nghiệp vẫn gặp phải rất nhiều vấn đề như đường truyền kết nối internet, nhân lực có trình độ về công nghệ thông tin còn thiếu, không nhận được sự hưởng ứng của khách hàng do phần lớn người dân vẫn mua sắm theo phương thức truyền thống.
Thứ ba, Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp theo các chương trình cụ thể. Đơn
vị đã hỗ trợ Công ty Dược liệu Việt Nam giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh và trên Bản tin Công Thương; Phối hợp với công ty TNHH Vietgo tổ chức triển khai các chương trình xúc tiến xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh tìm kiếm thị trường và đối tác xuất khẩu (Đơn vị đã thực hiện xúc tiến thành công 01 đơn hàng: công ty Daisen Sangyoco của Nhật Bản và công ty Eco Capital tại khu công nghiệp Thụy Vân kí kết hợp đồng trị giá lớn về sản phẩm gỗ keo xẻ sấy); Phối hợp với Ban quản lý dự án nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các DNNVV Việt Nam lựa chọn một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè xanh trên địa bàn tỉnh tham gia dự án hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu. Tháng 12 năm 2018, Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh có cơ hội tiếp cận, quảng bá,
giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp, các nhà phân phối, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, nhà hàng trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, đặc trưng của tỉnh Phú Thọ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đưa vào các hệ thống tiêu thụ theo tiêu chuẩn hiện đại.
Sự hỗ trợ từ Sở Công Thương trên nhiều hình thức đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sở cần triển khai đa dạng hơn các hình thức xúc tiến thương mại để có thể hỗ trợ tối đa hiệu quả thương mại của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Thứ tư, Chương trình: Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam”.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được thực hiện tại tỉnh Phú Thọ từ năm 2009. Hiệu ứng tích cực mà cuộc vận động mang lại chính là góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng trong sử dụng hàng hóa theo hướng ưu tiên lựa chọn sử dụng các sản phẩm trong nước sản xuất thay vì các hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Từ sự đắn đo, so sánh ban đầu, người tiêu dùng đã dần hình thành thói quen ưu tiên lựa chọn các hàng hóa sản xuất trong nước hoặc những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó cuộc vận động cũng đã mở ra cơ hội cho doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đồng thời làm thay đổi tư duy, nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong tỉnh. Nhiều doanh nghiệp đã ý thức về việc phải đổi mới công nghệ, mở rộng về quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, ổn định giá bán sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhằm giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với những sản phẩm hàng Việt đa dạng, phong phú, Sở Công thương tỉnh Phú Thọ đã triển khai xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các huyện Thanh Sơn, Lâm Thao, Phù Ninh và Thanh Ba. Tại các trung tâm thương mại lớn ở Việt Trì như Vincom Plaza, BigC dễ dàng nhận thấy hàng Việt chiếm đa số. Thực tế để tăng sức tiêu thụ hàng hóa, các kênh bán lẻ này đã triển khai hàng loạt giải pháp xúc tiến tiêu thụ hàng Việt như ở BigC đã tổ chức triển khai chương trình “Hàng Việt trong tim người Việt”. Tại đây, hàng Việt được dành diện tích lớn để trưng bày, quảng bá thương hiệu và giảm giá mạnh từ 5-49%.Với tập đoàn Vingroup, chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa” đã thu hút sự tham gia của 250 doanh nghiệp sản xuất trong nước thuộc 7 ngành hàng
tiêu dùng cơ bản như: Thực phẩm, hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi… Riêng các DN cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm, rau, củ, quả, trái cây… sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%. Vingroup khuyến khích các nhà cung cấp giảm giá bán để hỗ trợ người tiêu dùng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2016, Sở Công thương đã tiếp nhận 233 chương trình thông báo thực hiện khuyến mại với tổng giá trị khuyến mại là hơn 33 tỷ đồng. Tại các điểm bán hàng Việt các sản phẩm hàng hóa được bày bán 100% là hàng Việt Nam chính hãng, không chỉ niêm yết giá rõ ràng mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.
Để xây dựng các điểm bán hàng Việt, Sở Công Thương đã tiến hành khảo sát, điều tra thực tế về cơ sở vật chất, nhu cầu tiêu thụ, trong đó tập trung khảo