Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 27)

2.1.5.1. Chính sách của Nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương, vùng, lãnh thổ, loại hình DN... đều tác động đến mục tiêu, nội dung đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của Nhà nước. Chế độ, chính sách chung của Nhà nước rõ ràng, minh bạch có độ nhất quán và ổn định cao thì tạo cơ sở pháp lý cho quản lý hiệu quả. Ngược lại, chế độ, chính sách chung của Nhà nước thiếu minh bạch, không rõ ràng, thiếu tính nhất quán có thể cản trở các công tác xúc tiến thương mại thực hiện có nhiều khó khăn. Thậm chí, nếu chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có sai lầm thì công tác xúc tiến thương mại dễ trở thành lực cản sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý, đặc biệt là pháp luật về kinh tế - thương mại còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, chưa đủ rõ ràng và thông thoáng để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến

khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực, cạnh tranh lành mạnh. Nhiều biện pháp, chính sách tạo thuận lợi và bảo hộ cho phát triển thương mại được quốc tế thừa nhận như chế độ hạn ngạch thuế quan, quy chế xuất xứ, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, chính sách cạnh tranh ở nước ta chưa ban hành. Trong khi đó nước ta vẫn đang áp dụng nhiều biện pháp, chính sách không có trong thông lệ quốc tế, hoặc không phù hợp với các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế (Trịnh Minh Anh, 2007).

2.1.5.2. Hội nhập quốc tế về thương mại

Từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO (năm 2007) đến nay, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, đạt được nhiều kết quả trên nhiều lĩnh vực. Hội nhập kinh tế là việc thiết lập những luật lệ và nguyên tắc vượt khỏi phạm vi một quốc gia để cải thiện thương mại kinh tế và sự hợp tác giữa các nước. Ở một góc độ nào đó, sự hội nhập kinh tế là kết quả trong 1 thị trường thương mại tự do toàn cầu. Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam đã chính thức tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, TPP… Ngoài ra còn nhiều hiệp định, thỏa thuận mà Việt Nam đã ký và đang trong quá trình đàm phán đều có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Các chương trình xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các DN tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Cơ hội đối với thị trường sẽ rất lớn nhờ cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ rào cản thương mại, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư. Nhờ đó mà Xúc tiến thương mại cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn, mang đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp (Nguyễn Minh, 2016).

2.1.5.3. Sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh

Dù đã có định hướng phát triển công nghiệp chủ lực và triển khai tại nhiều địa phương, song đến thời điểm này, số địa phương có chương trình thực hiện cùng với các giải pháp hỗ trợ còn rất ít.Chú trọng phát triển các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy

yếu tố con người, thành tựu khoa học - công nghệ. Phát triển đa dạng các ngành kinh tế giúp tăng khả năng cạnh tranh, xác định được ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên những ưu thế của địa phương, từ đó công tác Xúc tiến thương mại mới có thể đẩy mạnh quá trình, đưa hình ảnh và sản phẩm của tỉnh gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước(Nguyên Vũ, 2018).

2.1.5.4. Nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại

Kinh phí hoạt động cần đươ ̣c đảm bảo đầy đủ, ki ̣p thời, đáp ứng được các chương trình đã lên kế hoạch, sử du ̣ng linh hoa ̣t nguồn kinh phı́ để với mức chi phı́ tiết kiê ̣m nhất nhưng vẫn có thể mang lại được hiê ̣u quả cao. Hiê ̣n nay, công tác xúc tiến thương ma ̣i ngoài nguồn kinh phı́ ngân sách do nhà nước cấp còn được bổ sung đóng góp bởi các doanh nghiê ̣p và các tổ chức trên đi ̣a bàn mỗi đi ̣a phương. Nguồn vốn xã hô ̣i hóa đã trở thành nguồn kinh phı́ rất lớn để hỗ trợ các chương trı̀nh xúc tiến thương ma ̣i (Trần Văn Cảnh, 2016).

2.1.5.5. Năng lực của cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại của Sở Công Thương

Muốn hội nhập có hiệu quả, nhân tố quyết định chính là con người. Để có thể tham gia một cách bình đẳng vào các luật chơi chung của thế giới, ta cũng phải có một đội ngũ cán bộ am hiểu thể lệ của các định chế quốc tế, có trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ.Năng lực của cán bộ làm công tác Xúc tiến thương mại quyết định rất lớn tới hiệu quả làm việc. Bộ phận này cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng để có cái nhìn bao quát về tình hình kinh tế, từ đó mới có thể đưa ra những hướng đi cụ thể nhất cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Phải thưởng xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vu ̣, ngay từ khâu tuyển du ̣ng cần tuyển những cá nhân có năng lực, có lòng nhiệt huyết với công viê ̣c(Trịnh Minh Anh, 2007).

2.1.5.6. Năng lực tham gia hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp

trong tỉnh

Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chủ động và linh hoạt hơn trong các hoạt động xúc tiến thương mại để hợp tác, xuất khẩu. Bên cạnh đó, DN đặc biệt chú trọng việc tìm hiểu các chính sách về xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư cũng như những tác động đến hoạt động này.Hiê ̣u quả của công tác xúc tiến thương ma ̣i đa ̣t được không chı̉ dựa vào đơn vi ̣ thực hiê ̣n mà còn phu ̣ thuô ̣c rất nhiều vào các doanh nghiê ̣p. Quy mô của các doanh nghiê ̣p cũng tác đô ̣ng không nhỏ tới các công tác xúc tiến thương ma ̣i, quy mô doanh nghiê ̣p nhỏ, thiếu đồng bô ̣, sản

phẩm sản xuất không có nhiều ưu thế trên thi ̣ trường, khả năng ca ̣nh tranh yếu thı̀ cũng rất khó để thúc đẩy phát triển sản phẩm.Sự tương tác trực tiếp tác đô ̣ng tới nhu cầu tham gia vào các chương trı̀nh, phải nhâ ̣n được sự quan tâm đúng mức thı̀ doanh nghiê ̣p mới tự nguyê ̣n tham gia với thái đô ̣ hợp tác. Có như vâ ̣y thı̀ mới đa ̣t đươ ̣c hiê ̣u quả cao nhất trong công tác xúc tiến thương ma ̣i(Tố Uyên, 2017).

2.1.5.7. Trang bị cơ sở vật chất cho công tác Xúc tiến Thương mại của Sở Công Thương

Về cơ sở vâ ̣t chất kı̃ thuật, về nhân lực thực hiê ̣n cần được đầu tư đúng mức, hiê ̣u quả làm viê ̣c cao. Vâ ̣t chất kĩ thuâ ̣t cần được trang bị đầy đủ, khoa ho ̣c công nghệ câ ̣p nhật thường xuyên. Cơ sở vật chất là yếu tố rất quan trong trong công tác Xúc tiến thương mại, để cập nhật những thông tin mới nhất, đầy đủ nhất về tình hình kinh tế là nâng cao khả năng hỗ trợ công việc. Bên cạnh đầu tư về nhân lực thì cơ sở vật chất một trong những yêu cầu cấp thiết nhất trong quá trình làm việc, nó giúp giảm khối lượng công việc nhưng vẫn đạt được hiệu quả về chất lượng nhất (Trần Văn Cảnh, 2016).

2.1.5.8. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong tỉnh trong hoạt động Xúc tiến thương mại

Công tác xây dựng các chương trı̀nh, kế hoa ̣ch xúc tiến thương ma ̣i cần có ngoài sự phối hợp nhi ̣p nhàng giữa các tổ chức xúc tiến thương ma ̣i với nhau còn cần sự phối hợp linh hoạt giữa Sở Công Thương với các ngành, các cấp trong tỉnh. Khi triển khai công việc trong cùng một địa bàn cần có rất nhiều các ngành liên quan hỗ trợ như UBND tỉnh, UBND các huyện thành thị, Sở Khoa học Công nghệ, Sở y tế, công an…Nếu mối liên kết này lỏng lẻo thı̀ hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng sẽ không cao, nó còn có thể gây cản trở cho quá trình phát triển (Trần Văn Cảnh, 2016).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 2.2.1. Những kinh nghiệm xúc tiến thương mại một số nước trên thế giới

- Xúc tiến thương mại Thái Lan

Theo Thuý Nhung và Mạnh Chung (2008) Cục Xúc tiến thương mại Thái lan (Department of Export Promotion of Thailand - DEP) được thành lập từ năm 1952, tới nay đã có 66 năm hoạt động. Ngay từ khi Thái Lan còn là một nước có nền nông nghiệp chưa phát triển chủ yếu xuất khẩu nông sản. Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực này.

Nhạy bén với nhu cầu của thị trường để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp. Với chiến lược này, Thái Lan đã trở thành nước có “công nghệ” xúc tiến thương mại mạnh nhất trong khu vực. Để phát triển một ngành công nghiệp và tạo ra được những sản phẩm xuất khẩu là công việc không thể làm trong một sớm một chiều.

Để phát triển một ngành công nghiệp và tạo ra được những sản phẩm xuất khẩu là công việc không thể làm trong một sớm một chiếu. Vì vậy, DEP đặc biệt quan tâm và hỗ trợ doanh nghiệp ở năm hoạt động cụ thể sau:

- Thứ nhất là vấn đề thông tin thị trường. Đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều rất thiếu. Không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp về nhu cầu của thị trường, DEP còn giúp họ tìm hiểu về các tiêu chí đối với sản phẩm đó ở các thị trường khác nhau để doanh nghiệp có thể tiếp cận.

- Thứ hai là vấn đề đào tạo nhân lực. Nhân lực cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại. Trong hoạt động, DEP đẩy mạnh việc thành lập các trung tâm đào tạo kỹ năng thị trường cho các doanh nhân. Đồng thời, DEP thường xuyên tiến hành tổ chức các hội thảo, các khóa học với các diễn giả - đó là các doanh nhân thành đạt đến từ các tổng công ty lớn, các chuyên gia nước ngoài để mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm.

- Thứ ba là vấn đề phát triển sản phẩm. DEP luôn quan niệm, trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện này, giá thành là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là quyết định. Vì vậy, DEP đặc biệt chú ý hướng các doanh nghiệp tới thiết kế sản phẩm. Ngoài tổ chức các buổi hội thảo, DEP còn rất khuyến khích đưa các thợ giỏi tới học hỏi ở những trung tâm thiết kế lớn như Tokyo, Milan… để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Thứ tư là vấn đề xúc tiến thương mại. Mỗi năm ngay ở trong nước, DEP đều tổ chức từ 11-12 cuộc triển lãm quốc tế về các mặt hàng như: thực phẩm, trang sức để doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận và học hỏi được từ các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước bạn. Ngoài ra, DEP cũng thường xuyên tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi tham quan, tham gia triển lãm tại nước ngoài.

- Thứ năm, DEP còn phát triển mạng lưới văn phòng đại diện ở 56 nước và vùng lãnh thổ để thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường để kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước.

Hiện tại DEP có khoảng 950 nhân viên. Tuy đội ngũ nhân viên không nhiều nhưng tổ chức luôn hướng tới tính chuyên sâu. Mỗi người sẽ chỉ đảm nhận một ngành hàng cụ thể. Đội ngũ này cũng thường xuyên được cử đi học tập để nâng cao nghiệp vụ cả ở trong và ngoài nước.

Về kinh phí, hoạt động chính của DEP vẫn là ngân sách Nhà nước và sự đóng góp thêm của các doannh nghiệp tùy thuộc vào các hoạt động cụ thể. Mỗi năm bộ Thương mại nhận được khoảng 6 tỷ Baht (hơn 18 triệu USD) từ ngân sách phân bổ, Hơn một nửa trong số này được dùng cho hoạt động xúc tiến thương mại.

- Xúc tiến thương mại Nhật Bản

Theo Tổ chức XTTM ngoại thương Nhật Bản (2018)cơ quan xúc tiến thương ma ̣i là Tổ chức xúc tiến thương ma ̣i Ngoại thương Nhật Bản (Japan External Trade Organization - JETRO). JETRO được thành lâ ̣p vào năm 1958, có trách nhiệm xúc tiến hoạt động ngoại thương và đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, hỗ trợ hoạt động kinh tế đối ngoại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản, thu thập và xử lý thông tin về kinh tế các nước trên thế giới, nghiên cứu các nước đang phát triển. Trọng tâm cốt lõi của JETRO trong thế kỷ 21 đã chuyển hướng thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản và giúp các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu toàn cầu của họ.

Cu ̣ thể, các hoa ̣t động chı́nh của JETRO là:

- Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nhâ ̣t Bản;

- Thúc đẩy thương mại và kinh doanh giữa Nhật Bản và các nước trên thế giới; + Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm;

+ Hỗ trợ mở rộng thị trường của ngành công nghiệp sáng tạo và ngành dịch vụ;

+ Quảng bá thương hiệu Nhật Bản;

+ Tạo điều kiện cho các mối quan hệ kinh doanh của các ngành công nghiệp sản xuất và môi trường;

+ Tư vấn về một loạt các vấn đề kinh doanh với Nhật Bản; + Kết nối kinh doanh trực tuyến.

- Hỗ trợ mở rộng kinh doanh của các nước đang phát triển:

+ Hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu ở các nước đang phát triển thông qua triển lãm tại Nhật Bản (Khu JETRO tại FOODEX từ 1997 - nay);

+ Hỗ trợ tăng trưởng ngành ở các nước đang phát triển;

+ Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước đang phát triển (Tổ chức các nhiệm vụ và hội thảo kinh doanh nước ngoài và dịch vụ tư vấn, Ra mắt nền tảng mở rộng SME ở nước ngoài, Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực toàn cầu);

+ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

+ Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển; + Ban thư ký cho ATPF.

- Đóng góp ý kiến cho các chính sách thương mại và quan hệ đối tác kinh tế + Cung cấp thông tin từ khảo sát và nghiên cứu;

+ Hỗ trợ quan hệ đối với các đối tác kinh tế (Đóng góp vào quan hệ đối tác kinh tế với các quốc gia và khu vực khác, Công bố kết quả thông qua các hội nghị chuyên đề quốc tế);

+ Viện các nền kinh tế đang phát triển (IDE-JETRO): Trung tâm nghiên cứu của các nước đang phát triển.

Hiện nay JETRO có 58 văn phòng tại nước ngoài và 40 văn phòng trong nước. JETRO được coi là cơ quan phi lợi nhuận và được xếp vào nhóm cơ quan sự nghiệp phúc lợi công cộng, thuộc chính phủ, nhưng không phải là bộ máy quản lý.

JETRO hoạt động bằng nhiều nguồn kinh phí: nguồn ngân sách nhà nước tập trung được cấp trực tiếp từ Bộ Tài chính; nguồn ngân sách nhà nước cấp gián tiếp qua ngân sách địa phương, ngành trên cơ sở hợp đồng; các khoản thu khác (bao gồm phí hội viên, các hoạt động có thu).

Hiện nay, Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, vị thế của đất nước được khẳng định qua nhiều năm với nhiều thành tựu đã đạt được. Nhưng Nhật Bản vẫn đang rất chú trọng đến phát triển hơn nữa nền kinh tế, cụ thể chính là JETRO vẫn đang nỗ lực hoạt động để mang đến nhiều cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)