Ngoài sự hỗ trợ từ các tổ chức, hiệu quả xúc tiến thương mại còn phụ thuộc rất nhiều vào các bản thân các doanh nghiệp, nhất là năng lực của các nhân viên phụ trách công tác xúc tiến thương mại. Đây là ngành học chưa được chú trọng phát triển trong các trường đại học nên bản thân những người làm công tác xúc tiến thương mại phải tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc và nghiên cứu trong thời gian dài. Chính vì vậy, Sở Công Thương đã tổ chức các lớp học, khóa đào tạo ngắn hạn từ sự hỗ trợ bởi các chương trình của tỉnh hoặc sự hỗ trợ từ Cục Xúc tiến Thương mại. Những khóa học này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ nhiều tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trên toàn tỉnh.
Trong những năm vừa qua, Sở Công Thương đã nỗ lực tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tình hình kinh tế hiện nay. Các vấn đề được giới thiệu đều là những khó khăn mà doanh nghiệp hay gặp phải. Năm 2015, Sở Công Thương đã phối hợp với BQL Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các DNNVV Việt Nam thông qua hệ thống Xúc tiến Thương mại địa phương” thuộc Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức thành công khóa tập huấn “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp kinh doanh và xuất nhập khẩu” cho hơn 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2016, tổ chức lớp tập huấn về thương mại điện tử cho sinh viên trường đại học Hùng Vương. Năm 2017, tổ chức và triển khai đề án lớp đào tạo tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh tổ chức mạng lưới bán lẻ trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Lớp đào tạo đã thu hút trên rất đông học viên là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng kinh tế hạ tầng các huyện, thành thị, trung tâm thương mại, siêu thị và các doanh nghiệp, HTX quan tâm tới tham dự. Năm 2018, đơn vị cũng đã tổ chức lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng kinh doanh cho doanh nghiệp, đơn vị tỉnh Phú Thọ thuộc chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018.
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện công tác tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn giai đoạn 2016-2018
ĐVT tính
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng So với năm 2015(%) Số lượng So với năm 2015 (%) Số lượng So với năm 2015(%) Số lớp Lớp 01 100 01 100 01 100 Số người Người 75 150 65 130 102 204 Kinh phí Triệu đồng 40 114,3 40 114,3 50 142,8
Nhìn chung, đơn vị chưa thực hiện tổ chức được nhiều lớp đào tạo ngắn hạn, vì vậy nội dung đào tạo chưa phong phú, không đạt được sự thoả mãn của các đối tượng tham gia lớp học. Số lượng học viên tham gia các lớp tập huấn chưa nhiều. Năm 2018 là năm đạt được số lượng học viên cao nhất trong vòng bốn năm trở lại đây, đạt 102 học viên, tăng 56,92% so với năm 2017, tăng 204% so với năm 2015. Do nội dung của từng lớp học là khác nhau nên cũng sẽ thu hút các nhóm học viên có nhu cầu khác nhau. Vì vậy, số lượng học viên không ổn định qua các năm, năm 2017 có sự sụt giảm so với năm 2016, nhưng tới năm 2018 lại tăng cao hơn so với các năm trước. Kinh phí thực hiện lớp học có tăng nhưng không tăng quá nhiều, vì vậy Sở chưa có khả năng mở rộng quy mô các lớp học và số lượng các lớp học còn nhiều hạn chế.
Bảng 4.4. Nhu cầu về nội dung mà doanh nghiệp muốn tìm hiểu
Phân tích thị trường Phát triển thương hiệu Thiết kế sản phẩm Tiếp thị Bán hàng Tiêu chuẩn kĩ thuât DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN Tỉ lệ (%) DN quy mô lớn 5 100 4 80 0 0 0 0 0 0 1 20 DN vừa và nhỏ 2 6,7 4 13,3 3 10 6 20 10 33,3 5 16,7 DN siêu nhỏ 0 0 1 6,7 2 13,3 4 26,7 7 46,7 1 6,7
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua điều tra, có thể thấy nhu cầu về nội dung đào tạo của các doanh nghiệp rất đa dạng. Mỗi doanh nghiệp lại có nhu cầu riêng, phục vụ công việc kinh doanh của từng đơn vị. Đối với các DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ thì nhu cầu đào tạo về công tác bán hàng và tiếp thị chiếm tỉ lệ lớn nhất, gấp từ 2 đến 3 lần những nội dung khác. Cụ thể, đối với DN vừa và nhỏ, nhu cầu đào tạo về tiếp thị chiếm 20%, bán hàng chiếm 33,3%. Còn đối với DN siêu nhỏ thì nhu cầu đào tạo về tiếp thị chiếm 26,7%, nhu cầu về bán hàng chiếm 46,7%. Đây là hai nội dung có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đó là yếu tố quan trọng nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn yếu, chưa năng động, chưa nắm bắt được. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ đang là những đơn vị có những nhu cầu cao về xúc tiến thương mại hơn là doanh nghiệp quy mô
lớn, bởi vì những doanh nghiệp này chưa có bộ phận thực hiện công tác xúc tiến thương mại, họ đang cần xây dựng đội ngũ này để có thể chủ động tự triển khai cac chương trình trong thời gian tới. Chủ yếu những doanh nghiệp có nhu cầu cao về các lớp đào tạo là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và chế biến thực phẩm, đây là những ngành đòi hỏi công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm rất cao, độ nhận biết sản phẩm của người tiêu dùng đóng góp rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các DN quy mô lớn, nhu cầu đào tạo về phân tích thị trường chiếm tỉ trọng rất cao, 100% các DN được điều tra đều có nhu cầu về lĩnh vực này, nhu cầu đào tạo về phát triển thương hiệu chiếm 80%. Có thể thấy, nhu cầu đào tạo của các đối tượng DN là khác nhau đối với quy mô của từng DN.
Bên cạnh các lớp đào tạo do Sở trực tiếp thực hiện, đơn vị cũng cùng với doanh nghiệp thường xuyên tham gia những lớp đào tạo do các tổ chức khác tổ chức như: Lớp tập huấn về “Kĩ năng phân tích và tổng hợp thông tin thị trường và tiềm năng xuất khẩu” của BQL Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các DNNVV Việt Nam thông qua hệ thống Xúc tiến Thương mại địa phương” thuộc Cục Xúc tiến Thương mại (năm 2016); Chương trình huấn luyện về nghiên cứu thị trường thực địa do Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức (năm 2016); Hội thảo tư vấn chiến lược tạo dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp sinh lời bền vững do BQL chương trình hỗ trợ DNNVV Việt Nam tổ chức (năm 2016); Hội thảo giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (năm 2016); Diễn đàn chính sách Thương mại “ Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm – tiêu chuẩn riêng trong hoạt động xuất khẩu” (năm 2017); Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (năm 2017); Hội thảo “Phát triển sản phẩm – xây dựng chiến lược thương hiệu cho sản phẩm” (năm 2017); Hội thảo giới thiệu các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp, hợp tác xã giai đoạn 2018- 2022 do VNPT Phú Thọ tổ chức (năm 2018); Hội nghị tập huấn về công tác quản lý nhà nước lĩnh vực CNTT (năm 2018; Hội thảo ứng dụng tem điện tử trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản (năm 2018); Hội nghị kết nối xúc tiến xuất nhập khẩu nông sản, trái cây và thủy sản (năm 2018). Đây đều là những chủ đề nổi bật, rất cần thiết cho các doanh nghiệp và cho cả cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại.
Do nguồn kinh phí hạn chế, số lượng các lớp học do Sở Công Thương tổ chức không nhiều. Mặc dù đã mang tới cho các cá nhân và doanh nghiệp những kiến thức bổ ích về xúc tiến thương mại nhưng với số lượng lớp học như vậy là chưa đủ, còn rất nhiều vấn đề cần được giải đáp, nhiều khó khăn cần được giải quyết. Vì vậy, Sở Công Thương vẫn luôn nỗ lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tổ chức nhiều hơn nữa các lớp học, khóa đào tạo để ngày càng nâng cao cả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.