Hiện nay, việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động XTTM của nước ta vẫn còn hạn chế so với thế giới cũng như các nước trong khu vực. Kinh phí dành cho Chương trình XTTM quốc gia của Việt Nam hiện nay tính trên kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 0,003% (so với mức trung bình của thế giới là 0,11%, theo nghiên cứu của World Bank). Tính theo tỉ lệ phần trăm chỉ tương đương 1/30 tỉ lệ trung bình của toàn thế giới, bằng 1/4 so với Bangladesh, bằng 1/10 so với Thái Lan.
Bảng 4.17. Tình hình ngân sách thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại giai đoạn 2016-2018
Trình duyệt ( tỉ đồng)
Được phê duyệt ( tỉ đồng) Tỉ lệ được phê duyệt (%) Thực hiện ( tỉ đồng) Năm 2016 4,12 2,82 68,44 2,82 Năm 2017 6,0 2,22 37 2,22 Năm 2018 3,43 1,29 37,61 1,29
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Phú Thọ (2016-2018). Qua bảng số liệu, có thể thấy kế hoạch mà đơn vị xây dựng sau khi thực hiện giai đoạn thẩm định, tỉnh Phú Thọ đã cân đối và xem xét sự cần thiết của
cả quá trình, từ đó cấp ngân sách cho đơn vị thực hiện công tác xúc tiến thương mại. Vì tài chính còn hạn chế nên tỉ lệ nguồn ngân sách được phê duyệt đã bị cắt giảm đi khá nhiều, năm 2016 được cấp 68,44% so với kế hoạch, đến năm 2017, 2018 thì con số này chỉ rơi vào khoảng 37%. Do sự khó khăn về nguồn ngân sách nên đơn vị thực hiện công tác xúc tiến thương mại phải sử dụng nguồn tài chính này một cách hợp lý nhưng vẫn phải mang lại hiệu quả cao nhất.
Kinh phí của tỉnh cho các hoạt động này còn rất hạn chế, nguồn kinh phí ít làm cho Sở khó khăn trong việc triển khai, đơn vị cũng không có nhiều nguồn thu dịch vụ để tăng cường các công tác xúc tiến thương mại và chăm lo đời sống cán bộ, viên chức. Nguồn lợi mà các hoạt động mang tới cho doanh nghiệp chưa cao nên sự đóng góp của doanh nghiệp còn thấp. Nguồn kinh phí thực hiện công tác xúc tiến thương mại chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước cấp. Sự đóng góp của các doanh nghiệp và nguồn vận động hỗ trợ chiếm một phần rất ít. Công tác xã hội hóa xúc tiến thương mại chưa mang lại hiệu quả đáng kể nào. Hiện tại một số tỉnh, thành khác như An Giang đã huy động được khoảng 70% nguồn kinh phí hoạt động từ công tác xã hội hóa. Đây là một cơ hội với công tác xúc tiến thương mại nhưng cũng là thách thức không hề nhỏ, vì chỉ khi các hoạt động xúc tiến thương mại gây được sức ảnh hưởng lớn, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả nổi trội thì từ đó mới kêu gọi được sự đóng góp xã hội hóa để tăng kinh phí hoạt động.